Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh Lớp 5

I. Bối cảnh của đề tài

      Từ những vụ việc mà báo chí đưa tin về xâm hại trẻ em trong thời gian gần đây, từ thực tế đặc điểm học sinh lớp 5 các em chưa biết cách vệ sinh thân thể đúng cách cũng như chưa có các kĩ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị xâm hại nên năm học 2013-2014, tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp để giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5.

II. Lí do chọn đề tài

 Hiện nay giáo dục giới tính cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến trong các nhà trường mà chỉ được thực hiện lồng ghép trong các môn học như môn Tiếng Việt, Khoa học (lớp 5),… Mục tiêu của giáo dục giới tính là giúp trẻ sống đúng với giới tính của mình. Đặc biệt là giáo dục các em biết trân trọng giá trị của bản thân, từ đó biết quý trọng người khác. Trẻ hiểu bản thân, giới tính của mình mới biết bảo vệ mình khỏi những cám dỗ, xâm hại bên ngoài cũng như biết tôn trọng thân thể người khác. Đó chính là quá trình giúp các em hoàn thiện nhân cách.

 Dư luận đang hết sức lo ngại trước hàng loạt các vụ xâm hại tình dục trẻ em trong điều kiện các em gần như không biết cách tự vệ và đề phòng. Do đó, giáo dục giới tính trong nhà trường một lần nữa được nhắc đến. Những bài học và cách dạy về vấn đề này đã đến lúc phải xem lại. Với một số nước phát triển, việc giáo dục giới tính được tiến hành khi các em bước vào tiểu học, các em được học như các môn học khác. Với nước Anh thì đây là một môn học bắt buộc. Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ tương ứng với một giai đoạn khác nhau:

  + Từ 5-7 tuổi: Trẻ bắt đầu tìm hiểu tên gọi các bộ phận trên cơ thể người, các em được biết rằng con người có thể mang thai và tạo ra thế hệ sau. Đồng thời có thể phân biệt được sự khác nhau trên cơ thể.

 + Từ 8-10 tuổi: Chủ yếu nắm bắt các giai đoạn chính trong chu kì của đời người như sinh đẻ, tăng trưởng,…

 + Từ 11-13 tuổi: Hiểu được sự thay đổi tâm sinh lý trong giai đoạn tuổi trẻ, thế nào gọi là kinh nguyệt, sự thụ tinh,…

   Học sinh Việt Nam bắt đầu làm quen với giáo dục giới tính qua sách Khoa học lớp 5. Các em cũng được học về cơ thể người, về trứng, tinh trùng, về bào thai…Tuy nhiên, việc có đưa chương trình giới tính lên sớm hay không vẫn có nhiều luồng ý kiến khác nhau nhưng phải thừa nhận một thực tế rằng điều kiện dinh dưỡng ngày càng tốt hơn cộng với tác động của nhiều yếu tố xã hội mà tỉ lệ các bé dậy thì sớm ngày càng tăng lên. Điều đó đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải giáo dục giới tính cho học sinh để các em có thể hiểu rõ hơn về giới tính của mình cũng như biết các cách thức chăm sóc, bảo vệ cơ thể khi các em bước vào tuổi dậy thì. Vấn đề đặt ra là đối với học sinh lớp 5 - giai đoạn đầu của tuổi dậy thì , chúng ta cần phải giáo dục giới tính như thế nào để nâng cao hiểu biết của các em về giới mà không làm mất đi vẻ ngây thơ, trong sáng của chính lứa tuổi các em, giúp các em tự tin bước vào giai đoạn chính của tuổi dậy

thì, điều đó thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5”.

doc 20 trang Đào Bích 22/12/2023 3620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_gioi_tinh_ch.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh Lớp 5

  1. 1. Theo em mình cần biết thông tin về giáo dục giới tính từ khi học lớp: a. Lớp 5 b. Lớp 6 c. Lớp 7 d. Lớp 8 e. Lớp 9 f. Ý kiến khác Có 50/200 em được hỏi chọn phương án a ( Tỉ lệ này cao hơn so với khi điều tra ở phụ huynh chứng tỏ chính các em cũng rất cần được giáo dục giới tính sớm.) 2. Nếu có thắc mắc về giới tính hay sức khỏe em thường hỏi ý kiến: a. Cha mẹ, anh chị b. Thầy cô c. Bạn bè d. Chuyên viên tư vấn e. Ý kiến khác Với câu hỏi này thì người các em tin tưởng nhất đó là bạn bè. Có 50% chọn bạn bè, 12% chọn anh chị, bố mẹ, 8% chọn thầy cô, 10% chọn chuyên gia tư vấn và 20% chọn ý kiến khác. 3. Em đã bao giờ bị xâm hại chưa? a. Chưa bao giờ b. Đã một lần c. Hơn một lần Chỉ có 125/ 200 em trả lời chưa bao giờ bị xâm hại, 45 em chọn đã một lần bị xâm hại và 30 em chọn đã hơn một lần bị xâm hại. Điều đó cho thấy trẻ bị xâm hại với tỉ lệ tương đối cao nhưng các em thường che dấu, ít chia sẻ với người khác . Qua việc khảo sát học sinh, giáo viên cũng như trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy: - Hầu hết học sinh có rất ít hiểu biết về kiến thức giới tính cũng như các kĩ năng phân tích phán đoán, kĩ năng ứng phó, ứng xử với các tình huống có thể bị xâm hại, - Đa số học sinh đều rất ngại ngùng với những vấn đề liên quan đến giới tính và khi có thắc mắc thường ít hỏi ý kiến cha mẹ, thầy cô - Đối với những học sinh đã trải qua giai đoạn tuổi dậy thì, các em đều đồng tình với việc đưa nội dung giáo dục giới tính vào chương trình lớp 5, điều đó không hề sớm. - Đa số phụ huynh và giáo viên còn ngại ngùng khi đề cập đến vấn đề giới tính, họ lúng túng khi các em thắc mắc với mình về những vấn đề này. - Chưa có một hướng dẫn hay nội dung, phương pháp có hiệu quả nào về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5. 5
  2. sự cư xử đúng mực giữa nam và nữ, thể hiện trong tác phong, tư thế hàng ngày, ở một khoảng cách nhất định trong quan hệ giao tiếp giữa nam và nữ. 3. Những biểu hiện của sự khác biệt giới tính a. Những sự khác biệt về sinh học: - Bộ xương của nữ thường nhỏ hơn nam, xương chậu của nữ thường rộng và thấp, xương chân tay ngắn hơn. - Lượng mỡ trong cơ thể nữ nhiều hơn nam nhất là ở vùng mông, ngực, bụng - Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục của nam và nữ hoàn toàn khác nhau. Đây là sự khác biệt quan trọng nhất, quy định sự tồn tại của hai giới về mặt sinh học. b. Những sự khác biệt về tâm lý: - Về hứng thú: Học sinh trai thích học tập thể dục, thể thao hơn còn học sinh gái thường thích những trò chơi nhẹ nhàng hơn, không ồn ào. - Về tình cảm: Phụ nữ dễ xúc động hơn nam, còn nam giới dễ chế ngự cảm xúc của mình hơn. - Về tính cách: Phụ nữ thường cẩn thận, tỷ mỉ, nhẫn nại hơn nam giới - Về năng lực: Phụ nữ thể hiện tính khéo léo, nhạy cảm còn nam giới nổi trội hơn trong các phản ứng. 4. Vai trò của giới tính - Giới tạo nên những cảm xúc đặc biệt khi có sự giao tiếp đặc biệt giữa hai người khác giới, làm cho con người trở nên ý tứ, tế nhị, duyên dáng hơn hoặc thận trọng hơn trong quan hệ nam nữ và lịch sự hơn trong giao tiếp - Giới tính cũng chi phối những hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, nếp sống. - Giới tính làm cho quan hệ giao tiếp giữa hai người khác giới khác hẳn quan hệ giao tiếp giữa hai người cùng giới, làm cho giữa nam và nữ có những “khoảng cách” nhất định. Ngoài ra giáo viên cần nắm được một số kĩ năng tự bảo vệ, cách thức ứng phó với các nguy cơ bị xâm hại, Khi thầy cô nắm vững các kiến thức về giới, cộng thêm sự cởi mở, thân thiện, gần gũi trong giao tiếp sẽ giúp các em tiếp cận những kiến thức về giới một cách hứng thú hơn. Biện pháp 2: Giáo dục giới tính thông qua chủ điểm: “Con người và sức khỏe”- môn Khoa học lớp 5. Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình để xem xét đưa nội dung giáo dục giới tính vào từng bài học cho phù hợp, không quá ôm đồm khó hiểu. Tùy vào nội dung bài học mà có thể dạy toàn lớp hoặc chia lớp thành 2 đối tượng: học sinh nam và nữ để thuận tiện cho việc giảng dạy ( VD: Bài: Vệ sinh tuổi dậy thì giáo viên có thể tách thành 2 đối tượng để các em tiếp thu nội dung bài học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không có cảm giác ngượng ngùng, xấu hổ). 7
  3. Bài soạn minh họa Khoa học PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI I. Mục tiêu: - HS nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại - HS nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại - Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại *Kĩ năng sống: - Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại. - Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại. - Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bị xâm hại. II. Đồ dùng dạy - học: - Máy tính, máy chiếu, một số đoạn video. - Giấy A4, bút vẽ III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: HIV lây truyền qua những - 2 Học sinh trả lời. đường nào? 2. Dạy - học bài mới Giới thiệu bài mới, ghi tựa. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - Yêu cầu quan sát hình 1,2,3 SGK trang - Hoạt động nhóm đôi 38 đọc kĩ lời thoại trong từng tranh và - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trao đổi xem các bạn trong tranh có thể quan sát các hình 1, 2, 3 và trả lời gặp nguy hiểm gì ? ( thảo luận nhóm 2 các câu hỏi trong 3 phút) - Các nhóm trình bày và bổ sung - Giáo viên chiếu lên màn hình từng bức +Tranh 1: Nếu đi đường vắng 2 bạn tranh một. có thể bị kẻ xấu hãm hại. +Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối, đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, khi gặp nguy hiểm không có người giúp. +Tranh 3: bạn gái có thể bị bắt cóc, bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ - Gv trình chiếu đoạn video (nội dung: Trên đường đi học về 2 bạn nữ đã đi theo Hs theo dõi một người lạ và bị họ đưa vào một ngôi nhà hoang bịt mắt, trói tay chân. Một bạn nữ sau đó được đưa đi bán cho người khác, còn bạn gái còn lại thì chúng đòi bố 9
  4. xâm hại. - Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần - Học sinh nối tiếp trả lời, giáo viên phải làm gì ? bổ sung. + Đứng ngay dậy, đứng dậy bỏ đi ra chổ khác + Lùi ra xa để người đó không chạm được vào người mình. + Hét to lên để được mọi người giúp đỡ. + Chạy nhanh đến chổ người lớn. *GV: Trong trường hợp bị xâm hại - Hs lắng nghe chúng ta cần nói ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn cách giải quyết, ứng phó, không giữ kín một mình kể cả khi bị kẻ xấu dọa nạt, không cho nói với bất kì ai vì như thế sẽ tạo điều kiện cho kẻ xấu có thể tiếp tục các hành động xâm hại tiếp theo. *Vẽ bàn tay tin cậy. - GV yêu cầu các em vẽ bàn tay của mình với các ngón xòe ra trên giấy A4. Yêu - HS có thể vẽ cầu học sinh trên mỗi đầu ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, có thể nói với họ nhũng điều thầm kín đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình, khuyện răn mình - GV gọi một vài em nói về “bàn tay tin cậy” của mình cho cả lớp nghe. - Kết luận: xung quanh chúng ta có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ khi khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, khó chịu. 4/ Củng cố - dặn dò: - GV: Các em cần lưu ý không tạo điều kiện cho kẻ xấu có cơ hội xâm hại và khi đã bị xâm hại thì chúng ta cần phải tâm sự với những người thân để được chia sẻ, giúp đỡ, không được giữ kín một mình vì như thế kẻ xấu có thể lại tiếp tục những hành động xâm hại tiếp theo. - HS lắng nghe Xem lại bài, chuẩn bị: “Phòng tránh tai nạn giao thông”. Nhận xét tiết học 11
  5. trò chơi mà các bạn nam thường tham gia chơi như đá bóng, chơi bi, để em có thể dần dần bộc lộ những nét tính cách của nam giới. Để giải đáp được những thắc mắc của các em, giáo viên phải hiểu rõ đặc điểm tâm lí lứa tuổi, hiểu được tính cách của từng em để dần hướng các em đến chân, thiện, mĩ, . Biện pháp 5: Giáo dục giới tính cho học sinh thông qua các buổi trao đổi ngoại khóa thân thiện. Ở các tiết sinh hoạt ngoại khóa giáo viên có thể trao đổi cởi mở, trò chuyện tâm tình với các em, tổ chức cho các em xem các trang web về giáo dục giới tính hoặc mời các chuyên viên tư vấn có kiến thức về giới tính về nói chuyện với các em để các em bớt rụt rè hơn khi tìm hiểu kiến thức về giới tính, giúp các em mạnh dạn, cởi mở, tự tin hơn. Thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa này thầy cô giáo, các anh chị tổng phụ trách trao đổi , hướng dẫn các em các kĩ năng sống: kĩ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm, kĩ năng tự bảo vệ, . Biện pháp 6: Cung cấp kiến thức cho phụ huynh, giúp họ sử dụng kinh nghiệm và kỹ năng để trao đổi tâm sự với con cái. Qua trao đổi điện thoại, các buổi họp phụ huynh hay tranh thủ thời gian ngắn ngủi lúc phụ huynh đón con cuối buổi học giáo viên có thể trao đổi, cung cấp một số thông tin, kĩ năng để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho con em mình, từ đó phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục giới tính cũng như có các biện pháp phòng tránh nguy cơ bị xâm hại cho trẻ. Đó là: Về phía gia đình, cha mẹ không nên đem chuyện ngày xưa ra để so sánh vì với trẻ bây giờ ăn không sợ thiếu mà sợ béo, mặc không chỉ ấm mà phải đẹp, tuổi dậy thì đến sớm hơn, nên nhu cầu tìm hiểu về giới tính là rất lớn. Thông tin bên ngoài thì nhiều mà suy nghĩ của trẻ lại chưa chín chắn vì thế các bậc cha mẹ cần giúp các em có những hiểu biết và suy nghĩ chín chắn hơn; giúp các em tránh xa các sai lầm, nhất là các vấn đề liên quan tới giới tính, để các em trưởng thành một cách toàn diện và tương lai tốt đẹp hơn. Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con hơn, dạy cho các em những gì nên và không nên làm. Sử dụng những tài liệu giáo dục giới tính như sách báo phù hợp với độ tuổi để giải thích cho con. Hiện nay có nhiều trang web giáo dục giới tính dành cho trẻ từ 10-12 tuổi, cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về độ tuổi dậy thì, tình dục Phụ huynh có thể cùng con vào những trang web này để giúp trẻ trang bị thêm kiến thức (tuy nhiên hãy nhớ tìm hiểu những trang web ấy trước để tránh những tình huống khó xử). Hơn ai hết, cha mẹ chính là người phải sát cánh bên cạnh con để giúp trẻ hiểu được quyền và trách nhiệm của bản thân trước những vấn đề về giới tính. Nội dung giáo dục con cái cần hướng vào việc phát triển những phẩm chất ngay từ nhỏ để hình thành hành vi lành mạnh ở tuổi vị thành niên sau này. 13
  6. - Khuyến khích, khen ngợi khi trẻ đặt câu hỏi. Khi con dùng tiếng lóng đừng cho là tục tĩu, chê bai, nhạo báng. - Quan tâm đến quan điểm của trẻ Cần hỏi xem trẻ đã biết gì, biết đến đâu. Từ đó có thể điều chỉnh các sai lầm và cung cấp các kiến thức khoa học gắn liền với giá trị văn hóa cho trẻ. - Đồng cảm với nỗi băn khoăn của trẻ, cho trẻ biết “ngày trước bố mẹ cũng có những lo lắng như con” - Sử dụng các nguồn sách vở tin cậy hoặc tham vấn bác sĩ, nhà tâm lí. IV. Những kết quả đạt được: Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã điều tra bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đối với phụ huynh bằng câu hỏi: Theo anh, chị nên bắt đầu giáo dục giới tính cho học sinh từ khi nào? a. Lớp 5 b. Lớp 6 c. Lớp 7 d. Lớp 8 e. Lớp 9 f. Ý kiến khác Kết quả thu được khi khảo sát 40 phụ huynh và 40 giáo viên: Phương án a Đối tượng Trước tác động Sau tác động SL TL(%) SL TL(%) Giáo viên 30 75 38 95 Phụ huynh 4 10 35 87,5 Với học sinh thì tôi đã khảo sát các em bằng các câu hỏi như sau: 1. Điểm khác biệt lớn nhất giữa nam và nữ là: a. Nam tóc ngắn, nữ tóc dài b. Cơ quan tiêu hóa c. Cơ quan sinh dục d. Ý kiến khác Có 98% chọn phương án c chứng tỏ các em đều nhận thức được đúng bộ phận chính quy định giới tính của con người. 2. Tuổi dậy thì của con gái thường bắt đầu từ: a. 3-6 tuổi b. 6- 10 tuổi c. 10-15 tuổi d. 13-17 tuổi Có 95% học sinh được hỏi chọn phương án c 3. Tuổi dậy thì của con trai thường bắt đầu từ: a. 6- 10 tuổi b. 10-15 tuổi c. 13-17 tuổi 15
  7. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Bài học kinh nghiệm Vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung cần có sự phối hợp của cha mẹ và thầy cô. Phương pháp giảng dạy cần lồng ghép trong nhiều chương trình môn học chứ không riêng gì môn Khoa học lớp 5. Các thầy cô không nên đặt tư tưởng của mình vào suy nghĩ của các em. Nếu các thầy cô sử dụng những ngôn ngữ khoa học với một thái độ nghiêm túc thì các em cũng sẽ tiếp nhận một cách vui vẻ. Đồng thời, thầy cô cũng phải có sự đổi mới phương pháp giảng dạy như lồng ghép vào các buổi ngoại khóa, giúp các em tiếp cận một cách dễ dàng. Có những câu hỏi rất nhạy cảm, thông thường giáo viên hay phụ huynh sẽ trả lời sau này lớn lên trẻ sẽ tìm hiểu sau. Nhưng theo tôi cách giải thích như vậy càng làm trẻ tò mò hơn và sẽ tự đi tìm hiểu ở nguồn khác như qua bạn bè, internet, phim ảnh Giáo viên nên giải thích cho trẻ cặn kẽ bằng ngôn từ và nội dung phù hợp với trẻ. Chẳng hạn với câu hỏi: “Thưa cô khi nào thì tinh trùng gặp trứng”, tôi trả lời: “Khi nào các em lớn lên và kết hôn theo quy định của luật pháp”. Dạy giới tính cho trẻ cần chú ý đến phương thức và thái độ. Giáo viên phải hết sức lưu ý từ ngữ chuẩn mực và phù hợp với lứa tuổi, giới tính của trẻ . Học sinh bây giờ biết nhiều và đoán được nhiều hơn mình nghĩ. Giáo viên đứng lớp mà thẹn thùng thì sẽ luống cuống. Với học sinh có vấn đề, thầy cô chủ nhiệm cần tôn trọng riêng tư và chia sẻ mang tính thân thiện để giúp các em không tự đánh giá thấp bản thân, cố gắng học để vượt qua những khó khăn do dư luận xã hội chưa thông hiểu. Trực tiếp tư vấn các em và gia đình, không để các em lẫn tránh chính mình và xã hội. II. Ý nghĩa Giáo dục giới tính cho học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học là một vấn đề tương đối nhạy cảm đang còn có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Để các em có nhận thức, thái độ đúng đắn về giới tính, tránh tò mò, lén lút tìm hiểu không đúng hướng, không đúng địa chỉ, rồi hiểu sai, dẫn đến thực hành sai, cần có sự thay đổi đồng bộ về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học. Trang bị kiến thức sơ giản, cơ bản về giới dưới dạng câu chuyện kể lồng ghép trong bài học trên lớp, qua các trò chơi, hoạt động tập thể để từ những hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày, rút ra kỹ năng ứng xử phù hợp với giới tính các em. Với việc sử dụng các biện pháp đã nêu trên đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của cả giáo viên và phụ huynh nơi tôi công tác trong việc giáo dục giới tính cho học sinh. Giáo viên có thêm những hiểu biết về giới tính, gần gũi thân thiện với học sinh, học sinh tin tưởng, cởi mở hơn với thầy cô. Còn phụ huynh, họ đã vở lẽ ra nhiều điều, thấy được sự cần thiết phải giáo dục giới tính cho con khi con bước đến ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Với địa phương hay rộng hơn nữa là xã hội: giảm thiểu những hiện tượng xâm hại trẻ em vì chính các em đã biết cách phòng tránh, ứng phó với những nguy cơ bị xâm hại. 17
  8. Nhận xét của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm 19