SKKN Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc Lớp 5 - Trần Thị Thu
Dạy học là một nghề sáng tạo. Người giáo viên khi đứng trên bục giảng luôn gặp những vấn đề và tình huống thật phong phú, đa dạng, đòi hỏi phải có cách xử lý, giải quyết sáng tạo.Trong khi sử dụng đồ dùng dạy học nhiều câu hỏi về nội dung kiến thức, và phương pháp dạy học được đặt ra từ thực tế trên lớp, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm lời giải đáp nhằm phục vụ cho yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tập đọc là một môn học có vị trí quan trọng đặc biệt trong chương trình ngữ văn Tiểu học. Nó là công cụ để học tập những môn khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Khi dạy đến các bài Tập đọc và cần sử dụng âm nhạc, giáo viên mới đi tìm, sưu tầm nên mất rất nhiều thời gian và không chủ động được bài dạy. Giáo viên chỉ sử dụng đồ dùng sẵn có trong thư viện, với tâm lí ngại nên giáo viên thường rất ít đưa các hình ảnh sinh động làm phong phú tiết dạy của mình. Thậm chí còn xuất hiện một số tiết dạy chay, học sinh không hứng thú, dẫn tới chất lượng của bài dạy không cao.
Lồng ghép âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo. Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách và năng lực ở học sinh qua phân môn Tập đọc.
Với các lí do trên, tôi xin đề xuất giải pháp: “Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5”
File đính kèm:
- skkn_su_dung_am_nhac_va_to_chuc_tro_choi_trong_day_hoc_tap_d.pdf
Nội dung text: SKKN Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc Lớp 5 - Trần Thị Thu
- Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 pháp dạy học Tiếng Việt truyền thống. Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc học mà chơi để giới thiệu một cách có hệ thống về các hình thức, biện pháp sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy – học Tập đọc lớp 5 hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách và phát triển năng lực của học sinh lớp 5. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. Trong thực tế giảng dạy môn Tập đọc lớp 5 hiện nay, mỗi giáo viên đều đang tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và chuẩn bị đồ dùng cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Tuy nhiên, một số tiết Tập đọc vẫn diễn ra rất khô cứng, buồn tẻ. Học sinh bước vào tiết học với một tâm lí căng thẳng, nặng nề. Phần hạn chế thường gặp là giáo viên bố trí thời gian, vận dụng các hình thức tổ chức chưa hợp lí dẫn đến hiệu quả giờ dạy đạt không cao, xuất hiện tâm trạng nhàm chán, không có hứng thú với tiết học của học sinh. Thực tế dạy học hiện nay cho thấy đa số học sinh rất thích thú với các tiết học Âm nhạc, Mĩ thuật. Học sinh được thưởng thức những giai điệu ngọt ngào, những hình ảnh bắt mắt, những trò chơi sôi động. Nắm bắt được đặc điểm tâm lí ấy, tôi nghĩ Tại sao chúng ta không để âm nhạc, hội họa và những trò chơi trẻ thơ truyền tải cái hồn của các tác phẩm đến với học sinh? Thực tế hiện nay, khi dạy Tập đọc giáo viên thường thì chỉ khi dạy đến các bài Tập đọc cần sử dụng các bài hát làm ngữ liệu, giáo viên mới đi sưu tầm nên mất rất nhiều thời gian và không chủ động. Việc sử dụng những bài hát được phổ nhạc từ những bài tập đọc trong chương trình và bài hát có chung chủ đề còn làm cho tiết dạy sôi nổi hơn, học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn, hiệu quả hơn. Sử dụng trò chơi trong tiết dạy Tập đọc được nhiều giáo viên sử dụng. Tuy nhiên, các giáo viên chỉ sử dụng một số trò chơi đơn giản, với tâm lí ngại nên giáo viên thường rất ít đưa các trò chơi sinh động làm phong phú tiết dạy của mình. Sáng kiến đã thống kê các tiết dạy Tập đọc cần trò chơi để minh họa trong phân môn Tập đọc lớp 5. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH: 1.Thiết kế và sử dụng âm nhạc trong dạy học Tập đọc lớp 5: 1.1. Mục đích Giúp cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường nắm vững được cách thiết kế và lồng ghép âm nhạc trong dạy học Tập đọc lớp 5 và số lượng các ca khúc được phổ nhạc từ những bài tập đọc và những ca khúc có liên quan đến chủ đề 4/23
- Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 - Mục đích 2: Củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức Bật ca khúc cho học sinh nghe ở hoạt động tìm hiểu bài hoặc hoạt động củng cố bài. Giáo viên trao đổi cùng học sinh để đưa thêm thông tin, mở rộng kiến thức có liên quan đến bài học. - Mục đích 3: Trau dồi khả năng cảm thụ văn học + Bật ca khúc (đoạn, bài). Học sinh lắng nghe, nêu nội dung, tìm hình ảnh, xác định biện pháp nghệ thuật. + Giáo viên cùng học sinh trao đổi về nội dung bài. Sau đó bật ca khúc (đoạn, bài). Học sinh lắng nghe, nêu những điều cảm nhận (hình ảnh đẹp, từ dùng hay, giá trị nghệ thuật). - Mục đích 4: Gợi dẫn học sinh trong các tiết ôn tập tổng hợp (cuối học kì, giữa học kì hay cuối năm) + Bật ca khúc (đoạn, bài) cho học sinh nghe , sau đó đoán tên bài được phổ nhạc từ ca khúc hoặc có lên quan đến chủ đề bài cần ôn tập, đoán tên tác giả, tên nhân vật, phân tích ý, nêu nội dung bài. + Mở ca khúc (đoạn, bài) cho học sinh nghe, sau đó nêu tên chủ đề sẽ ôn tập, các bài tập đọc thuộc chủ đề, cách đọc các bài, nội dung. 1.3.2 Cách sử dụng + Sử dụng để minh họa cho bài Tập đọc (văn hoặc thơ) có chủ đề với ca khúc. Ví dụ : Ca khúc Hạt gạo làng ta. Có thể sử dụng để minh họa cho bài: Hạt gạo làng ta - (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 139) Hoặc: Ví dụ: Ca khúc Tấm lòng thầy thuốc- Nhạc Lê Xuân Thọ - lời thơ Bùi Thanh Hải - có thể sử dụng để minh họa cho bài: Thầy thuốc như mẹ hiền (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 153) 1.4 Minh họa cụ thể cho việc sử dụng âm nhạc trong dạy học Tập đọc lớp 5 1.4.1. Tạo tâm thế hứng thú – dẫn dắt vào bài Ví dụ: Minh họa bài Cao Bằng (Tiếng Việt 5,tập 2, trang 41) - Chuẩn bị: + Ca khúc Non nước Cao Bằng – Nhạc và lời Nguyễn Trọng Tạo + Lời thuyết minh (giới thiệu bài, câu hỏi dẫn dắt) - Lên lớp: + Bật ca khúc cho học sinh nghe một đoạn trong bài hát Non nước Cao Bằng - Nhạc và lời Nguyễn Trọng Tạo + Giáo viên: Giai điệu bài hát ngọt ngào chúng ta vừa được nghe đã giới thiệu về mảnh đất Cao Bằng là một địa thế đặc biệt. Chúng ta cùng đi tìm hiểu qua tiết tập đọc ngày hôm nay nhé! 6/23
- Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 Tiếng hát trong trẻo, thơ ngây của các bạn nhỏ cất lên tiết tấu độc đáo giúp chúng ta dễ dàng cảm nhận được: Hạt gạo làm nên từ tinh túy của đất, của nước trong hồ công lao của bao người; nỗi vất vả khó nhọc của người mẹ, sự chăm chỉ của người nông dân, nắng mưa lăn lộn trên đồng để làm ra hạt gạo., 1.4.4 Gợi dẫn trong tiết ôn tập tổng hợp (Cuối học kì học kì, giữa học kì hoặc cuối năm) Để làm mới tiết học, giáo viên có thể sử dụng âm nhạc trong các tiết ôn tập tổng hợp. Điều đó sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng, thoải mái khi thực hiện yêu cầu của giáo viên và việc củng cố khắc sâu kiến thức diễn ra dễ dàng, tự nhiên hơn. Minh họa tiết ôn tập cuối kì. * Chuẩn bị: - Bài hát (máy tính) * Lên lớp - GV bật ca khúc “Đất nước”,yêu cầu học sinh đoán tên bài hát. - Học sinh nêu các bài thuộc chủ điểm Nhớ nguồn? - Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương, đất nước? Học sinh sẽ trao đổi kiến thức xoay quanh chủ điểm nhớ nguồn. Lưu ý: - Tùy từng bài đọc, giáo viên có thể sử dụng bài hát vào từng thời điểm khác nhau sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. 1.4.5. Vận dụng trong hoạt động hướng dẫn học thuộc lòng Với những bài thuộc lòng, giáo viên có thể thay đổi hình thức trong các tiết Tập đọc để học sinh không cảm thấy nhàm chán.Việc sử dụng bài hát đã được phổ nhạc từ văn bản trong sách giáo khoa, học sinh được học thuộc kèm theo âm nhạc sẽ làm các em cảm thấy hứng thú hơn, nhanh thuộc hơn. Minh họa bài tập đọc: Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5,tập 1, trang 139) * Chuẩn bị: + Bài hát. - Lên lớp: (Thực hiện trong hoạt động Luyện đọc thuộc lòng) + GV bật ca khúc “Hạt gạo làng ta”, yêu cầu học sinh hát theo (Vì đây là tác phẩm được phổ nhạc vẫn giữ nguyên nội dung văn bản). + Sau một khoảng thời gian, học sinh rất nhanh thuộc và có thể tự tin trình bày trước lớp. Lưu ý: - GV không yêu cầu học sinh thuộc tiết tấu bài hát, chỉ yêu cầu học sinh thuộc bài thơ. 8/23
- Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 - Thiết kế nội dung của từng trò chơi (soạn ô chữ, phiếu chơi, câu hỏi trắc nghiệm, hình ảnh ) - Thiết kế luật chơi, tiến trình chơi, cách tổ chức Sau các bước chuẩn bị cho việc tổ chức trò chơi, cần chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị, phương tiện tổ chức trò chơi, chuẩn bị phần thưởng (nếu có thể) để trò chơi thêm hấp dẫn. Bước 2: Tổ chức trò chơi + GV giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi + Lựa chọn học sinh tham gia trò chơi (nếu tổ chức cho cả lớp cùng chơi thì không cần thực hiện bước này) + Tổ chức cho các học sinh tham gia trò chơi, dẫn dắt hoạt động chơi, giám sát và thực hiện theo luật chơi. + Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. + Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, ) + Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm + Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có) Bước 3: Kết thúc + Tổ chức cho học sinh tự rút ra những vấn đề chính thông qua trò chơi như ý nghĩ của trò chơi, nội dung liên quan đến trò chơi, cách thực hiện chơi như thế nào để đạt hiệu quả + Xem các hoạt động dạy và học đã đạt được những kết quả, hiệu quả và tác động như thế nào đối với học sinh. + Sử dụng kết quả đánh giá nhằm: cải tiến phương pháp dạy học, xác định nhu cầu học tập mới, cổ vũ, động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động tiếp theo. 2.3. Hình thức lồng ghép trò chơi + Xem trò chơi là một hình thức tổ chức cho một đơn vị kiến thức nhỏ trong giờ học để triển khai các bước khác nhau của bài giảng (Luyện đọc, tìm hiểu bài, học thuộc lòng, củng cố bài, ) + Tổ chức tiết học thành một trò chơi lớn đối với một số tiết ôn tập hoặc khái quát. 10/23
- Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 Ví dụ 1: Bài Chú đi tuần (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 51) cần làm 4 phiếu ghi 4 dòng thơ đầu của mỗi khổ thơ như dưới đây: Phiếu 1: Gió hun hút lạnh lùng Phiếu 2: Chú đi qua cổng trường Phiếu 3 Trong đêm khuya vắng vẻ Mai các cháu học hành tiến bộ Phiếu 4: Ví dụ 2: Bài Hành trình của bầy ong (Tiếng việt 5, tập 1, trang 117 ); cần làm 6 phiếu ghi từ ngữ đầu mỗi câu thơ lục bát như dưới đây: Phiếu 1: Tìm nơi Phiếu 2: Bập bùng Phiếu 3 Tìm nơi Phiếu 4: Hàng cây Tìm nơi Phiếu 5 Có loài hoa Phiếu 6 * Cách thức - Trọng tài nêu cách chơi và quy định “luật chơi” + Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm (tổ) có số người bằng phiếu “thả thơ” đã chuẩn bị cho mỗi bài. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều hành việc “thả thơ” của nhóm mình. Hai nhóm trưởng bắt thăm ( hoặc oẳn tù tì) để giành quyền “thả thơ” trước (VD nhóm A giành được quyền này.) + Hai nhóm đứng đối diện và cách nhau khoảng 2m. Mỗi người trong nhóm A cầm một tờ phiếu (giữ kín); sau khi nghe trọng tài hô “bắt đầu”, nhóm A cử một người đưa (thả) ra một tờ phiếu cho một bạn bất kì ở nhóm kia (nhóm B). Bạn ở nhóm B nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc cả câu thơ lục bát gồm 2 dòng) có câu (từ) ghi trên phiếu, nêu đọc đúng sẽ được thưởng một bông hoa . Khi nhóm A “thả” xong hết số phiếu, trọng tài tính tổng số bông hoa của cả nhóm và ghi lại. 12/23
- Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 + Câu hỏi hàng ngang số1: Gồm 4 chữ cái – Từ chỉ người dạy chữ Nho thời trước? (Đáp án: Cụ đồ ). + Câu hỏi hàng ngang số 2: Gồm 11 chữ cái – Trong bài tập đọc, các môn sinh đẫ tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để làm gì?? (Đáp án: Mừng thọ thầy ). + Câu hỏi hàng ngang số 3: Gồm 11 chữ cái – Đồ vật mà học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy giáo Chu ? (Đáp án: Cuốn sách quý ). + Câu hỏi hàng ngang số 4: Gồm 3 chữ cái - Chỉ việc chắp tay giơ lên hạ xuống, đồng thời cúi đầu, để tỏ lòng cung kính? (Đáp án: vái). + Câu hỏi hàng ngang số 5: Câu tục ngữ khuyên ta: “ Muốn học tri thức,phải bắt đầu từ lễ nghiã, kỉ luật? (Đáp án: Tiên học lễ, hậu học văn ). + Câu hỏi hàng ngang số 6: Câu tục ngữ có nội dung: Được hưởng bất kì ân huệ gì, phải nhớ tới cội nguồn của nó, phải biết ơn những người đã mang lại điều tốt lành cho mình? (Đáp án: Uống nước nhớ nguồn ). + Câu hỏi hàng ngang số 7 : Hành động âm thanh thể hiện sự nhất trí cao của các môn sinh khi nghe lời đề nghị của cụ giáo Chu? (Đáp án: dạ ran) + Câu hỏi hàng ngang số 8: Điều mà bài học từ câu chuyện đã dạy chúng ta? (Đáp án: Tình nghĩa thầy trò) + Câu hỏi gợi ý ở ô chữ hàng dọc ( câu hỏi 8) : Tên thầy giáo nổi tiếng thời Trần? (Đáp án: Chu Văn An ). 14/23
- Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 B.Ca ngợi hành động dung cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh . C. Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt.Ca ngợi hành động dung cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh . (Đáp án đúng: C) 2.4.4. Trò chơi: Đọc thơ truyền điện Giáo viên có thể sử dụng trò chơi này trong các bài thơ có yêu cầu học thuộc lòng. * Mục đích - Rèn kĩ năng đọc thuộc nhanh câu thơ trong bài đã học thuộc lòng ở sách giáo khoa Tiếng Việt. - Luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời. * Chuẩn bị - Giáo viên dự kiến thời điểm chơi (cuối tiết Tập đọc – Học thuộc lòng hoặc tiết ôn tập các bài học thuộc lòng) thời gian chơi (khoảng bao nhiêu phút) và cách chơi (theo nhóm hay tổ, hoặc theo dãy bàn học). Từ đó, cho học sinh ngồi tại chỗ theo khu vực hay kê bàn ghế để 2 nhóm quay mặt vào nhau (hoặc đứng thành 2 hàng đối diện). * Cách thức - Giáo viên nêu tên bài thơ (đã học thuộc lòng) sẽ đọc truyền điện, sau đó hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu: + 2 nhóm (tổ, dãy, bàn) cử đại diện bắt thăm (hoặc “oẳn tù tì”) để giành quyền đọc trước. + Đại diện nhóm đọc trước (A) sẽ đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài rồi chỉ định thật nhanh “ truyền điện” một bạn bất kì của nhóm đối diện (B). bạn được chỉ định phải đứng dậy thật nhanh để đọc tiếp những câu thơ tiếp theo của khổ thơ đó; nếu đọc đúng và trôi chảy thì sẽ được chỉ định ngay một bạn ở nhóm kia (A) đọc tiếp câu thơ thứ nhất của khổ thơ tiếp cứ như vậy cho đến hết bài. Ví dụ : Bài học thuộc lòng Cửa sông (Tiếng Việt 5, tập 2- tr 74) đọc như sau: - Học sinh A1 – Là cửa nhưng không then khóa - Học sinh B1 - Nơi những dòng sông cần mẫn - Học sinh A 2- Nơi biển tìm về với đất - Học sinh B2 - Nơi cá đối vào đẻ trứng Trường hợp học sinh được chỉ định (được “truyền điện”) chưa đọc ngay (vì chưa thuộc). Các bạn ở nhóm đối diện sẽ hô “một, hai, ba” (hoặc đếm đến 5); hô (đếm) xong mà bạn đó không đọc được thì phải đứng yên tại chỗ (bị “điện 16/23
- Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 * Cách thức Những người tham gia chơi lên đứng trước bàn, quay mặt lại các bạn chứng kiến. Trọng tài đặt trước mặt mỗi bạn 1 tờ phiếu ghi nội dung (câu thơ hoặc khổ thơ, đoạn văn), úp mặt ghi chữ xuống bàn (hoặc gấp lại để giữ bí mật). - Khi trọng tài hô “bắt đầu”, tất cả cùng lật phiếu và đọc để nhớ lại tên bài tập đọc (có đoạn trích ghi trên phiếu), tên tác giả (là ai?) rồi giơ tay xin nêu kết quả thật nhanh. Ai nêu kết quả (tên bài, tên tác giả) đúng và nhanh nhất sẽ tặng một bông hoa. - Trọng tài đưa ra bộ phiếu khác để chơi và tính hoa tiếp thẻ. Khi dừng cuộc chơi (hết bộ bài đã chuẩn bị), trọng tài cộng hoa và công bố kết quả cuối cùng; ai nhiều hoa nhất sẽ được phong danh hiệu “Người uyên bác”. * Lưu ý: Số lượng trò chơi còn rất nhiều và ngày càng nhiều vì được giáo viên sẽ tiếp tục sáng tạo ra. Một số trò chơi vừa kể trên chỉ là một vài ví dụ nhỏ. 2.4.6 Trò chơi: Thi đọc tiếp sức Trò chơi này có thể áp dụng vào hoạt động Luyện đọc thuộc lòng trong các tiết Tập đọc. * Mục đích - Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các bài văn, bài thơ đã học trong sách giáo khoa. - Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu nối tiếp. * Chuẩn bị - 1 đồng hồ (dùng để tính thời gian đọc của mỗi nhóm) - Mỗi học sinh trong nhóm thi có một cuốn sách giáo khoa. - Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 1 người làm trọng tài; xác định bài văn (thơ) sẽ thi đọc. * Cách thức - Giáo viên nêu yêu cầu và hướng dẫn cách chơi: + Các tổ (nhóm) tham gia chơi thi với số người bằng nhau (hoặc giáo viên ấn định số học sinh cụ thể). + Từng nhóm thi sẽ lần lượt lên bảng đứng thành hàng ngang quay mặt về phía các bạn trong lớp; mỗi em cầm một cuốn SGK đã mở sẵn trang có bài văn sẽ thi đọc để theo dõi. + Khi nghe giáo viên hô lệnh “bắt đầu”, em số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh; dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, em số 2 (cạnh em số) mới được đọc tiếp câu thứ hai, cứ như vậy cho đến em cuối cùng của nhóm; nếu chưa hết bài, câu tiếp 18/23
- Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 Tôi đã áp dụng sáng kiến trên để đề xuất, tham mưu với nhà trường giải pháp đưa âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5. Kết quả cho thấy học sinh chú ý hơn, hứng thú hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo và phát triển được năng lực cảu học sinh. Đặc biệt, chất lượng môn Tập đọc đã tăng lên đáng kể. Học sinh không những đọc đúng, lưu loát mà còn hiểu sâu văn bản và đã biết thể hiện nội dung bài học qua giọng đọc, tư duy. Đây là sự khởi đầu tốt nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách và năng lực ở học sinh qua phân môn Tập đọc. Các giải pháp trên dễ thực hiện, dễ vận dụng, không tốn kém nhiều về thời gian hay kinh phí nên có thể áp dụng đối với mọi giáo viên, mọi trường học. Trò chơi học tập không chỉ áp dụng trong phân môn Tập đọc lớp 5 mà các giáo viên có thể sử dụng linh hoạt trong tất cả các khối lớp, các phân môn khác như: Luyện từ và câu, Tập làm văn. Giáo viên có thể tự xây dựng các bước, sử dụng kết hợp phương tiện kĩ thuật dạy học, tự bồi dưỡng, xây dựng và sử dụng âm nhạc hay trò chơi một cách linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng học sinh. 20/23
- Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 những khó khăn của giáo viên khi sử dụng âm nhạc và trò chơi trong khi dạy học để tiếp tục đề ra các biện pháp thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy. 2. Khuyến nghị: * Để các em tiếp thu được ở mức tốt nhất, tôi xin có một số khuyến nghị sau: - Về phía giáo viên + Đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao tay nghề bằng nhiều hình thức, trong đó có hình thức tự học, tự nghiên cứu tài liệu. + Giáo viên cần biết sưu tầm và thiết kế các hình ảnh, bài hát, trò chơi đa dạng, phong phú, đồng thời cần có sự chuẩn bị chu đáo về các phương tiện dạy học. - Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Về phía nhà trường + Tăng cường chỉ đạo chuyên môn, khuyến khích giáo viên mạnh dạn sử dụng các phương pháp mới vào trong quá trình dạy học, trong đó có phương pháp trò chơi. + Thường xuyên thảo luận tổ, khối chuyên môn để nghiên cứu đổi mới các phương pháp trong đó có phương pháp trò chơi. Trên đây là quá trình điều tra, nghiên cứu các biện pháp sử dụng âm nhạc và tổ trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 mà tôi đã đúc rút ra. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp quản lý và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến được áp dụng có hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan là sáng kiến do tôi viết không sao chép của ai dưới bất kì hình thức nào. Nếu đi sao chép tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người viết Trần Thị Thu 22/23