Phiếu bài tập Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021

1. Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì ngọn nến cảm thấy thế nào ?

A. Tự mãn và hãnh diện

B. Hân hoan, vui sướng.

C. Tự hào vì làm được việc có ích.

D. Hãnh diện vì đẩy lùi bóng tối.

2. Tại sao ngọn nến lại nương theo gió và tắt phụt đi ?

A. Vì nó đã cháy hết mình.

B. Vì nó cảm thấy mình không còn cần thiết nữa.

C. Vì mọi người không cần ánh sáng nữa.

D. Vì nó cảm thấy thiệt thòi.

3. Thân phận của nến ra sao khi đèn dầu được thắp lên ?

A. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng.

B. Nến im lìm chìm vào bóng tối.

C. Nến bị gió thổi tắt phụt đi.

D. Nến càng lúc càng ngắn lại.

4. Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì ?

A. Thấy mình chỉ còn một nửa.

B. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi.

C. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.

D. Ánh sáng của nó không còn quan trọng nữa.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Được làm việc có ích là điều hạnh phúc nhất của mỗi người.

B. Được cháy hết mình là niềm vinh dự cho bản thân.

C. Sống phải nghĩ điều thiệt hơn.

D. Sống không cần có trách nhiệm và tận tụy với công việc.

6. Câu 7. Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa?

A. Mưa – nắng, đầu – cuối, thức – ngủ, vui – buồn.

B. Đầu tiên – cuối cùng, đỉnh – đáy, ngọn – gốc, mưa – nắng.

C. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ - dậy, sáng suốt – tỉnh táo.

 

doc 40 trang Sỹ Ðan 29/03/2023 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_toan_va_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021

  1. Môn Tiếng việt (Thứ ba, ngày 18/02/2020) Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau: BÉ NA Nhiều buổi sớm tập thể dục trước nhà, tôi thấy một cậu bé khoảng 10 tuổi đội chiếc mũ đỏ bạc màu, khoác cái bao trên vai đi thẳng đến sọt rác trước nhà bé Na. Cậu ngồi xuống nhặt mấy thứ ở sọt rác bỏ vào bao. Khi đứng lên, cậu nhìn một lát vào căn nhà còn đóng cửa. Tình cờ một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt vào sọt rác. Tò mò, tôi ra xem thì thấy trong túi có chiếc dép nhựa hồng, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, mấy vỏ chai và vài thứ lặt vặt khác. Lặng lẽ theo dõi nhiều lần, tôi thấy bé Na làm như vậy vào buổi tối. Lạ thật, sao cô bé này lại không bán hay đổi kẹo như bao đứa trẻ khác vẫn làm? Một lần, bé Na vào nhà tôi chơi. Tôi thân mật hỏi: -Cháu muốn làm "cô tiên" giúp cậu bé nhặt nhôm nhựa đấy hả? Bé tròn xoe mắt, ngạc nhiên: -Sao bác biết ạ? -Bác biết hết. Này nhé, hàng đêm, có một "cô tiên" đẹp như bé Na đem những thứ nhặt được đặt vào sọt rác để sáng sớm hôm sau có một cậu bé đến nhặt mang đi. Đúng không nào? Bé Na cười bẽn lẽn và nói: -Cháu biết bạn ấy mồ côi mẹ đấy ạ? -À ra thế! Bé chạy đi còn ngoái đầu lại nói với tôi: -Bác không được nói cho ai biết đấy nhé! Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được, bỏ vào túi ni lông để đến tối đem đặt lên sọt rác trước nhà. Theo Lê Thị Lai Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Bé Na mang những thứ gì bỏ vào sọt rác trước nhà vào buổi tối? A. Mấy túi ni lông, vài mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai. B. Chiếc dép da, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai. C. Chiếc dép nhựa, vài mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai. Câu 2: Vì sao bé Na đem những thứ nhặt được bỏ vào sọt rác cho cậu bé lấy đi?
  2. Câu 10: Câu nào dưới đây là câu ghép: A. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. B. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. C. Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.
  3. Bài 10: Một thửa ruộng hình tam giác có độ dài đáy là 60 m, chiều cao bằng độ dài đáy. Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó. Trung bình cứ 50m2 thu được 32,5kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu tạ thóc? A.702 tạ B.7,02 tạ C.351 tạ D. 35,1 tạ
  4. A. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng. B. Nến im lìm chìm vào bóng tối. C. Nến bị gió thổi tắt phụt đi. D. Nến càng lúc càng ngắn lại. 4. Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì ? A. Thấy mình chỉ còn một nửa. B. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi. C. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người. D. Ánh sáng của nó không còn quan trọng nữa. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Được làm việc có ích là điều hạnh phúc nhất của mỗi người. B. Được cháy hết mình là niềm vinh dự cho bản thân. C. Sống phải nghĩ điều thiệt hơn. D. Sống không cần có trách nhiệm và tận tụy với công việc. 6. Câu 7. Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa? A. Mưa – nắng, đầu – cuối, thức – ngủ, vui – buồn. B. Đầu tiên – cuối cùng, đỉnh – đáy, ngọn – gốc, mưa – nắng. C. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ - dậy, sáng suốt – tỉnh táo. 7. Các từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào? Ồ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì. A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ 8. Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm? A. cây bằng lăng/ cây thước kẻ B. mặt vỏ cây/ mặt trái xoan C. tìm bắt sâu/ moi rất sâu D. chim vỗ cánh/ hoa năm cánh 9. Từ nào dưới đây là quan hệ từ? A. Từ "và" trong câu "Bé và cơm rất nhanh". B. Từ "hay" trong câu: "Cuốn truyện đó rất hay". C. Từ "như" trong câu: "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở. " d. Từ "với" trong câu: Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới. 10. Câu nào dưới đây là câu ghép: A. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.
  5. PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 Môn Toán (Thứ năm, ngày 20/2/2020) Câu 1. Tỉ số phần trăm của hai số 45 và 200 là: A. 0,225% B. 2,25% C. 22,5% D. 225% Câu 2. Lớp 5A có 32 bạn, trong đó có 14 bạn nữ. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của lớp là: A. 0,4375% B. 4,375% C. 43,75% D. 4375% Câu 3. Lớp 5A có 40 học sinh, trong đó có 24 học sinh nữ, còn lại là học sinh nam. Như vậy tỉ số phần trăm giữa học sinh nam và học sinh cả lớp là: A. 40% B. 0,4% C. 0,6% D. 60% Câu 4. Một trường tiểu học có 532 học sinh nam. Số học sinh nữ ít hơn số học sinh nam 114 em. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là: A. 56% B. 0,56% C. 0,44% D. 44% Câu 5. Khối Năm có 310 học sinh nam. Số nữ nhiều hơn số nam 155 em. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh khối Năm là: A. 40% B. 60% C. 33,3% D. 60,3% Câu 6. Một người bỏ ra 2872000 đồng tiền vốn để mua hoa. Sau khi bán hết số hoa người đó thu được 3590000 đồng. Như vậy người đó đã lãi được số phần trăm tiền vốn là: A. 0,75% B. 75% C. 25% D. 0,25% Câu 7. Một trường Tiểu học có 515 học sinh. Số học sinh nam bằng 2/3 số học sinh nữ. Số học sinh nam chiếm số phần trăm số học sinh toàn trường là: A. 40% B. 50% C. 60% D. 0,4% Câu 8. Lớp 5A có 30 học sinh. Trong một bài kiểm tra, số học sinh đạt điểm khá giỏi = 2/3 số học sinh đạt điểm trung bình, không có học sinh điểm yếu. Số phần trăm học sinh đạt điểm trung bình của lớp 5A là: A. 60% B. 0,6% C. 0,4% D. 40% Câu 9. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 25m, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài. Người ta định xây nhà ở và chỗ để xe tổng cộng là 112,5m2. Phần còn lại dùng để làm vườn. Vậy tỉ số phần trăm giữa diện tích để làm vườn và diện tích mảnh đất là: A. 70% B. 700% C. 7% D. 0,7% Câu 10. Một kho chứa 4500 kg thóc. Người ta dùng 5% để ủng hộ người nghèo, 10% số thóc còn lại dùng làm quỹ khuyến học. Tỉ số phần trăm của số thóc đã dùng so với số thóc lúc đầu có trong kho là:
  6. Môn Tiếng việt (Thứ năm, ngày 20/02/2020) Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau: CÔ CHẤM Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác. Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ. Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được. Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác. Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt. (Đào Vũ) Chọn ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây rồi viết vào bài làm Câu 1. Tác giả chọn tả những nét ngoại hình nào của cô Chấm? A. Đôi mắt, cách ăn mặc. B. Đôi mắt, dáng dấp. C. Đôi mắt, gương mặt, cách ăn mặc. Câu 2. Chấm không đẹp nhưng ai đã gặp Chấm thì không thể lẫn lộn với một người nào khác. Vì:
  7. PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 Môn Toán (Thứ sáu, ngày 21/2/2020) Bài 1: Đặt tính rồi tính: 135,05 + 364,9 2905,3 - 104,15 563,4 x 2,3 24,36 : 6 Bài 2: Số thập phân 2 chục, 3 đơn vị, 4 phần trăm được viết là: A. 2,34 B. 23,4 C. 23,0 D. 23,004 Bài 3. Chữ số 3 trong số thập phân 465,7326 thuộc hàng: Bài 4: Một hình tam giác có độ dài đáy là 1,5m và chiều cao là 10,6dm. Tính diện tích của hình tam giác đó có đơn vị là mét vuông. Bài 5. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 26m, chiều rộng 6,5m. Người ta dành 62,5% diện tích đất để làm nhà. Hỏi diện tích đất làm nhà là bao nhiêu m2? Bài 6: Một cửa hàng đã bán 1020 lít dầu và số dầu đó bằng 25,5% tổng số dầu của cửa hàng trước khi bán. Như vậy trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu lít dầu?
  8. Môn Tiếng việt (Thứ sáu, ngày 21/02/2020) Bài 1. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong những từ sau: niềm vui, yêu thương, tình yêu, vui chơi, vui tươi, đáng yêu. - Danh từ - Động từ - Tính từ Bài 2. Đặt câu: a) có từ "của" là danh từ b) c) có từ "của" là quan hệ từ d) e) có từ “hay” là tính từ f) g) có từ “hay” là quan hệ từ h) Bài 3. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ sau: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.” - Danh từ - Động từ - Tính từ Bài 4.Tìm và viết lại các tính từ trong câu sau: a) Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. - Tính từ b. Vục mẻ miệng gầu. - Tính từ Bài 5.Từ thật thà trong các câu nào dưới đây là danh từ? A. Chị Loan rất thật thà . B. Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe. C. Thật thà là phẩm chất tốt của chị Loan. D. Chị Loan sống thật thà nên ai cũng quý mến.
  9. PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ hai, ngày 24/02/2020) Môn Toán Bài 1: Khoanh vào các đáp án đúng: a) Giá trị của biểu thức: 7 : 0,25 – 3,2 : 0,4 + 8 x 1,25 là: A. 10 B. 20 C. 30 D. 200 b) Tìm x: x – 2,751 = 6,3 x 2,4 A. x = 12, 359 B. x = 15,12 C. x = 17,81 D. x = 17,871 c) Đổi 10325m2 = .ha m2, kết quả là: A. 103ha 25m2 B. 10ha 325m2 C. 1ha 3250m2 D. 1ha 325m2 d) Trong hộp có 40 viên bi, trong đó có 24 viên bi xanh. Tỉ số phần trăm của số bi xanh và số bi trong hộp là bao nhiêu ? A. 20% B. 40% C. 60% D. 80% e) Dãy số nào được xếp theo thứ tự tăng dần: A. 0,75 ; 0,74 ; 1,13 ; 2,03 B. 6 ; 6,5 ; 6,12 ; 6,98 C. 7,08 ; 7,11 ; 7,5 ; 7,503 D. 9,03 ; 9,07 ; 9,13 ; 9,108 g) Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống trong bảng sau: 1 4 9 16 ? A. 25 B. 36 C. 29 D. 30 h) Trong các số sau, số chia hết cho cả 2 ; 3 ; 5 ; 9 là: A. 145 B. 270 C. 350 D. 254 Bài 2: Viết số thập phân có : a. Năm mươi tư đơn vị, bảy mươi sáu phần trăm b. Bốn mươi hai đơn vị, năm trăm sáu mươi hai phần nghìn. c. Mười đơn vị, một trăm linh một phần chục nghìn Bài 3 : Đặt tính rồi tính a) 57,648 + 35,37 b) 70,9 - 23,296 c) 18,2 x 3,05 d) 17,55 : 3,9
  10. Môn Tiếng việt (Thứ 2/24/02/2020) Bài 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: a. Từ “kén” trong câu: “Tính cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào? A. Động từ B. Tính từ C. Danh từ D. Đại từ b. Câu: “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì? A. thán phục B. ngạc nhiên C. đau xót D. vui mừng c. Câu nào là câu khiến? A. Mẹ về đi, mẹ ! B. A, mẹ về! C. Mẹ về rồi. D. Mẹ đã về chưa? d. Tiếng “trung” trong từ nào dưới đây có nghĩa là ở giữa? A. trung kiên B. trung hiếu C. trung nghĩa D. trung thu e. Từ “đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A. Các bạn không nên đánh nhau. B. Bác nông dân đánh trâu ra đồng. C. Sáng nào, bố cũng đánh thức em dậy tập thể dục. Bài 2. Tách các vế trong các câu ghép sau bằng một gạch chéo(/), khoanh tròn vào quan hệ từ (nếu có), xác định chủ ngữ, vị ngữ . a. Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân, mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ. b. Ai làm, người ấy chịu. c. Ông tôi đã già, nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn. d. Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái, và chim chóc hót vang trên những chùm cây to. Bài 3: Dùng từ ngữ thích hợp để nối các vế sau thành câu ghép. a. trời mưa rất to / đường đến trường bị ngập lụt. b. anh ấy không đến / anh ấy có gửi quà chúc mừng. c. các em không thuộc bài / các em không làm được bài tập. Bài 4: Thêm một vế câu vào ô trống để tạo thành câu ghép. a.Vì trời mưa to b. Mưa to kéo dài hàng hai ba tiếng đồng hồ c. Nhờ bạn Thu cố gắng hết sức mình Bài 5: Viết câu theo mô hình cấu trúc sau: - C – V , C – V - TN , C – V , C – V - Tuy C – V nhưng C – V
  11. PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 Môn Toán (Thứ ba, ngày 25/02/2020) Bài 1: Khoanh vào các đáp án đúng: a) Tỉ số phần trăm của 14,5 và 29 là : A. 5% B. 50% C. 200% D. 20% b) Tìm một số, biết 15% của số đó là: 75 A. 11,925 B. 50 C. 500 D. 5 c) Tìm chữ số x, biết 7,4x5 > 7,489 A. x = 7 B. x = 8 C. x = 9 D. x = 6 d) Một hình thang có diện tích 36 cm 2, chiều cao bằng 6 cm, đáy lớn bằng 7 cm. Đáy bé của hình thang đó bằng: A. 5 dm B. 5 cm C. 4 cm D. 3 cm e) Bán kính của một hình tròn có diện tích bằng 28,26 cm2 là A. 9 cm B. 4,5 cm C. 3 cm D. 6 cm g) Diện tích của hình thang như hình vẽ bên là: A. 112 cm2 B. 128 cm2 C. 224 cm2 D. 242 cm2 h) Diện tích hình tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là 2,5 m và 16 dm là: A. 2 m2 B. 4 m2 C. 4,1 m2 D. 0,9 m2 Bài 2: Tính Bài 3: Tính giá trị của biểu thức
  12. Môn Tiếng việt (Thứ ba, ngày 25/02/2020) Bài 1: Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các vế câu. B. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Bài 2: Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” được hiểu theo nghĩa nào? A. Nghĩa chuyển. B. Nghĩa gốc Bài 3: Từ “qua” trong câu “chúng em qua ngôi nhà xây dở” thuộc từ loại nào? A Quan hệ từ. B. Danh từ. C. Động từ. Bài 4: Nhóm từ “đánh giày, đánh đàn, đánh cá” có quan hệ thế nào? A. Đó là từ nhiều nghĩa. B. Đó là từ đồng âm. C. Đó là từ đồng nghĩa. Bài 5: Dấu phẩy trong câu “Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế câu Bài 6. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, khôn ngoan. Bài 7: Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau: a) Năm nay, em học lớp 5. b) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít. c) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền? d) Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ. Bài 8: Chuyển các câu sau thành câu hỏi, câu cảm: a. Tú rất mê sách. b. Trời sáng. c. Đường lên dốc rất trơn. Bài 9: Những câu sau đây, câu nào là câu ghép? Xác định TN, CN, VN trong mỗi câu:
  13. PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 Môn Toán (Thứ Tư, ngày 26/2/2020) Bài 1: Khoanh vào các đáp án đúng: a) 5,07 ha = m2 A. 57000 B. 50070 C. 50700 D. 50007 b) 2 1 gấp bao nhiêu lần 1 ? 4 8 A. 24 lần B. 18 lần C. 12 lần D. 9 lần c) Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ: A. 5 đơn vị B. 5 phần trăm C. 5 chục D. 5 phần mười d) Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1 số viên bi có màu: 5 A. Nâu B. Xanh C. Đỏ D. Vàng e) Tìm x trong dãy tính sau: (x – 21 x 13 ) : 11 = 39 A. 54 B. 702 C. 273 D. 723 g) Trong hình sau có bao nhiêu tam giác: A. 7 tam giác B. 8 tam giác C. 9 tam giác D. 10 tam giác h) Viết phân số sau thành tỉ số phần trăm 131313 252525 A. 51% B. 52% C. 53% D. 54% Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: a. 9,725 ; 7,925 ; 9,752 ; 9,75
  14. Môn Tiếng việt (Thứ tư, ngày 26/02/2020) Bài 1. Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau: a). Các từ trong nhóm: “Ước mơ, ước muốn, mong ước, khát vọng” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Từ đồng âm B. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng nghĩa D. Từ trái nghĩa b). Trái nghĩa với từ “tươi” trong “Cá tươi” là ? A. Ươn B. Thiu C. Non D. Sống c. Chủ ngữ của câu: “Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.” là gì? A. Quả ớt đỏ chói B. Mấy quả ớt đỏ chói C. Khe dậu D. Quả ớt d. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn. B. Năm nay, mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt. C. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. e. Tác giả của bài thơ “ Hạt gạo làng ta” là? A. Trần Đăng Khoa B. Định Hải C. Thanh Thảo D. Tố Hữu g. Cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép: “Không những hoa hồng nhung đẹp mà nó còn rất thơm.” thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu ghép? A. Nguyên nhân và kết quả B. Tương phản C. Tăng tiến D. Giả thiết và kết quả Bài 2. Xếp các từ: "giang sơn, thương người, đất nước, nhi đồng, sơn hà, trẻ thơ, nhân ái, nước non, nhân đức, con nít" vào các chủ điểm dưới đây: a) Tổ quốc:
  15. PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 Môn Toán (Thứ năm, ngày 27/2/2020) Bài 1: Đặt tính rồi tính. a. 396,68 + 42,1 b. 546,92 – 98,614 c. 86,5 x 7,24 d. 177,1 : 7 Bài 2: Đổi các đơn vị đo sau: 0,52 tấn = kg 276,5m2 = ha 247,5kg= tạ 357,8m2 = dam2 Bài 3: Một hình tam giác có đáy là 0,6dm và bằng 3 chiều cao. Tính 7 diện tích hình tam giác: Bài 4: Tính đáy của tam giác ABC có diện tích là 40cm2 và chiều cao AH là 0,5dm. Bài 5: Một hình thang có có đáy lớn 42cm, đáy bé bằng 5 đáy lớn, 6 chiều cao bằng trung bình cộng hai đáy. Tính diện tích hình thang?
  16. Môn Tiếng việt (Thứ năm, ngày 27/02/2020) Bài 1. Tìm 2 từ trái nghĩa với các từ sau: - hiền lành: - an toàn: - bình tĩnh: - vui vẻ: - trẻ măng: Bài 2. Tìm 2 từ đồng nghĩa với các từ sau: - trung thực: - nhân hậu: - cao đẹp: - cống hiến: Bài 3. Trong các dòng dưới đây, dòng nào có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa? a) thi đậu, hạt đậu, chim đậu trên cành. b) vàng nhạt, vàng hoe, vàng tươi. c) xương sườn, sườn núi, sườn đê. Bài 4. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đều mang nghĩa chuyển? a. chân trời, chân bàn, chân ghế. b. cánh buồm, cánh đồng, cánh chim. c. xương sườn, sườn núi, sườn xe đạp Bài 5. Chọn từ thích hợp nhất để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: a. Dòng sông chảy ( hiền lành, hiền từ, hiền hòa ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. b. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng lúa (vàng hoe, vàng óng, vàng ối). Bài 6: Hãy xác định cấu tạo các câu sau và cho biết câu nào là câu đơn hay câu ghép. 1) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông. 2) Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín. câu đơn là câu số: câu ghép là câu số:
  17. Bài 5: Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 3 m và 4 5 m ; chiều cao 2 m là: 6 3 Bài 6: Một người đi xe máy trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 40,5 km; trong 2 giờ sau, mỗi giờ đi được 40 km. Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? Bài 7: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn là 28m, đáy bé 18m và chiều cao hơn đáy bé 7m. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, cứ 100m2 thu hoạch được 62 kg thóc. Tính số ki-lô-gam thóc thu được trên thửa ruộng đó? Bài 8: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 0,9 x 95 + 1,8 x 2 + 0,9 . . b) 7,15 : 0,5 + 7,15 x 9 – 7,15 . . .
  18. D. Là câu có đại từ thay thế cho tính từ. Bài 5.Trong ví dụ: “Bạn Hà học rất giỏi. Bạn Nam học cũng như thế.” Đại từ được dùng để làm gì? A. Dùng để thay thế cho động từ. B. Dùng để xưng hô. C. Dùng để thay cho tính từ. D. Dùng để thay cho danh từ.