Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Lịch sử - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (3,0 điểm). 
1.1. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử của nước ta từ năm 179 trước công 
nguyên đến thế kỷ thứ X là thời kỳ Bắc thuộc? 
1.2. Nêu các biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế, văn hóa ở 
nước ta trong thời Bắc thuộc.

Câu 2 (2,5 điểm). 
2.1. Nêu các chính sách cơ bản của Vương triều Quang Trung. 
2.2. Giải thích ý nghĩa bài hiểu dụ của Quang Trung. 
2.3. Xác định những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn trong việc thống 
nhất đất nước. 

pdf 8 trang Sỹ Ðan 03/04/2023 5480
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Lịch sử - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_lich_su_phong_gddt_huyen.pdf

Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Lịch sử - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung (Có hướng dẫn chấm)

  1. Nội dung Điểm - Đều có sự ủng hộ của đông đảo quần chúng yêu nước xong cả hai phong trào chưa xây dựng được cơ sở vững chắc trong xã hội bởi hạn 0,25 chế tầm nhìn, hướng đi, cách tiến hành nên thất bại - Đều kế thừa, phát huy tinh thần yêu nước , góp phần tạo điều kiện 0,25 cho khuynh hướng cứu nước mới * Khác nhau: - Về mục tiêu: + Qua phong trào Đông Du, Phan Bội Châu xác định kẻ thù là thực dân Pháp nên đề ra mục tiêu đánh Pháp giành độc lập 0,5 + Với phong trào Duy tân, Phan Châu Trinh coi chế độ phong kiến thối nát là đối tượng chính nên chủ trương đánh đổ phong kiến để canh tân đất nước - Phương pháp và hình thức hoạt động: + Phong trào Đông du tiến hành theo hướng cầu viện bên ngoài (chủ yếu cầu Nhật Bản giúp) để bạo động vũ trang đánh Pháp 0,5 + Phong trào Duy tân lại phản đối bạo động, cầu viện chủ trương dựa vào Pháp cải cách canh tân để cứu dân trước cứu nước sau - Cơ sở xã hội: +Phong trào Đông du dựa vào tầng lớp trên, quan lại cũ để tuyên truyền bạo động vũ trang cứu nước 0,5 + Phong trào Duy tân dựa vào tầng lớp lao động hô hào cải cách , đổi mới canh tân cứu dân, cứu nước. * Giải thích: - Hoàn cảnh xuất thân giữa hai nhà sĩ phu yêu nước không giống 0,25 nhau nên việc tiếp nhận những luồng tư tưởng bên ngoài khác nhau. - Khả năng nhận biết vấn đề mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra giữa hai nhà yêu nước khác nhau: Phan Bội Châu nhận thấy kẻ thù chính là thực dân Pháp nên đặt vấn đề dân tộc lên trên ; Phan Châu 0,5 Trinh nhận thấy chế độ phong kiến thối nát là vấn đề chính nên đưa ra mục tiêu giải quyết giai cấp lên trên Câu 6: 3,0 * Hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của tổ chức ASEAN: - Sau hơn 20 năm đấu tranh giành và bảo vệ độc lập, nhiều nước trong khu vực bước vào thời kì ổn định và phát triển kinh tế, nhiều nước có 0,25 nhu cầu hợp tác với nhau để cùng giải quyết khó khăn và phát triển. - Trong bối cảnh Mĩ ngày càng sa lầy trên chiến trường Đông Dương, 0,25 họ muốn liên kết lại để giảm bớt sức ép của các nước lớn.
  2. Nội dung Điểm - Mĩ khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh, đồng thời trực tiếp gây ra hoặc ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược, lật đổ chính quyền ở 0,25 nhiều nơi trên thế giới. - Năm 1972, Mĩ thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn (Liên Xô và Trung Quốc) để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng giải 0,25 phóng dân tộc. * Việc triển khai chính sách đó ở Tây Âu trong những năm 1947 – 1949: - Ngày 12/3/1947, trong thông điệp của Tổng thống Truman đọc trước Quốc hội Mĩ, đã khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước 0,5 Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước đó thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô, các nước chủ nghĩa xã hội Đông Âu và mặt khác còn nhằm chuẩn bị điều kiện can thiệp vào vùng Trung Đông sau này. - Tháng 6/1947, Mĩ đề ra kế hoạch Macsan với khoảng viện trợ 17 tỉ USD giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh. Qua 0,75 kế hoạch này, Mĩ nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. - Ngày 4/4/1949, Mĩ thành lập khối quân sự - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các 0,75 nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa. Hết