Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực: Phát triển thể chất - Đề tài: Chạy 15m trong khoảng 10s
Cách tiến hành
a. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn hát: “ Cùng đi đều” kết hợp đi thường, kiễng chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh. Sau đó cho trẻ đứng thành hàng ngang theo tổ.
b. Trọng động
* Bài tập phát triển chung:
- Tay vai 4: Đưa hai tay ra trước, về phía sau. ( 2l/8n)
- Lưng bụng 4: Ngồi, cúi về trước, ngửa ra sau.( 2l/8n)
- Chân 4: Ngồi nâng hai chân duỗi thẳng( 4l/8n)
* Vận động cơ bản:
- Cho trẻ xem tranh các bạn nhỏ tập thể dục và trò chuyện về nội dung tranh
+ Trong tranh các bạn nhỏ đang làm gì?
+ Vậy tập thể dục để làm gì?
- Vào bài: " chạy 15m trong khoảng 10 s"
- Cho trẻ tập trung thành 2 hàng ngang ( 2 tổ) đứng phía sau vạch xuất phát mà cô đã vẽ sẵn
-Vậy hôm nay cô sẽ dạy cho các con chạy 15 m khoảng 10s! Nhìn xem cô thực hiện trước sau đó thì các con thực hiện nha!
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2 vừa thực hiện vừa giải thích: chân trái để phía trước, chân phải để phía sau,hai tay để ngang vạch xuất phát song song trước mặt,nhống mông cao lên
+ Khi có hiệu lệnh chạy thì chạy tới vạch "đích" (cô vẽ sẵn,15 m)
+ Chúng ta phải chạy thật nhanh trong vòng 10 s, khi tới đích cô sẽ dùng đồng hồ bấm giờ, bấm xem chúng ta chạy được trong bao nhiêu giây
+ Chúng ta chỉ được chạy trong khoảng 10 giây trở lại, nếu quá thời gian qui định sẽ phải chạy lại, vì vậy chúng ta phải chạy thật nhanh, và phải chạy ngay hàng không chen lấn, xô đẩy bạn
- Cô làm mẩu lần 3
- Cô mời 2 trẻ lên làm thử
- Cho lần lượt từng nhóm lên thực hiện từ nhiều lần
- Cô gọi những trẻ th/h chưa tốt lên thực hiện lại
- Cô chú ý,sửa sai cho trẻ.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_choi_linh_vuc_phat_trien_the_chat_de_tai.doc
Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực: Phát triển thể chất - Đề tài: Chạy 15m trong khoảng 10s
- - Cho trẻ pha nước cam Bài hát: Lớn lên cháu lái máy cày- Sáng tác Kim Hưng Cháu xem cày máy, cày thay con trâu. Đường cày đã sâu, lại nhanh mà không mệt nhọc. Mùa về lắm thóc, hạt thóc phơi đầy sân. Ơi! chú công nhân cháu yêu chú lắm. Cháu xem cày máy, cày thay con trâu. Đường cày đã sâu, lại nhanh mà không mệt nhọc. Mùa về lắm thóc, hợp tác phơi vàng sân. Yêu mến quê hương. Lớn lên cháu lái máy cày. * Lĩnh vực: Phát triển nhận thức * Đề tài: LÀM QUEN VỚI NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI *. Cách tiến hành a. Ổn định giới thiệu - Cô và trẻ cùng đọc bài ca dao và trò chuyện về nội dung bài ca dao Tháng chạp là tháng trồng khoai Tháng giêng trồng đậu,tháng hai trồng cà Tháng ba cày vỡ ruộng ra Tháng tư gieo mạ mưa xa đầy đồng - Trò chuyện về bài ca dao: Trong bài ca dao nói: + Tháng chạp trồng gì? + Tháng giêng trồng gì? + Tháng hai trồng gì? + Tháng ba trồng gì?
- + Các con có yêu quý nghề này không? e. Kết thúc: Hát bài "Cháu yêu cô chú công nhân" * Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ * Đề tài: THƠ: BÉ LÀM BAO NHIÊU NGHỀ (Tác giả Yến Thảo) *. Cách tiến hành a. Ôn định giới thiệu - Cho trẻ hát bài "Cháu yêu cô chú công nhân" và trò chuyện về nội dung bài hát và cho trẻ xem hình ảnh về nghề xây dựng và nghề dệt may + Chú công nhân xây nên những gì? + Cô thợ dệt, cô thợ may làm ra những gì? + Sau này lớn lên các con thích làm nghề gì? - Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề có công việc,đồ dùng và sản phẩm khác nhau vì vậy các con phải biết yêu quí và tôn trọng các nghề trong xã hội. - Cô cũng có bài thơ nói về các bạn nhỏ có những ước mơ sau này lớn lên làm rất nhiều nghề. Các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ " Bé làm bao nhiêu nghề" do Yến thảo sáng tác b. Nội dung chính * Cô đọc thơ cho trẻ nghe - Cô đọc lần 1:đọc chậm rãi,kết hợp với điệu bộ cử chỉ,hành động - Cô đọc lần 2: kết hợp với tranh và tóm nội dung bài thơ: Nội dung bài thơ nói một bạn nhỏ cả ngày ở trường được cô giáo dạy tập làm rất nhiều nghề khác nhau.Bé ước mơ sau lớn lên sẽ làm nghề có ích cho xã hội để giúp đỡ mọi người - Cô đọc lần 3 và giải thích từ khó: + Thợ nề: là thơ xây nhà cửa,trường học,bệnh viện + Thợ mỏ: là thợ đào hầm mỏ để lấy than + Thợ hàn: là thợ nối liền 2 bộ kim loại với nhau như:sắt,nhôm,đồng + Thầy thuốc: khám và chữa bệnh cho mọi người + Cô nuôi: là người nấu cơm cho các con ăn hằng ngày + Cái Cún: là tên gọi cưng chiều,đáng yêu của ông bà,cha mẹ dành cho các con * Dạy tre đọc thơ: +Cho trẻ đọc cùng cô vài lần +Trẻ đọc theo tổ,nhóm, cá nhân + Đọc theo hướng tay cô chỉ * Câu hỏi đàm thoại: - Cô và các con vừa đọc bài thơ có tên là gì? - Tác giả là ai? -Trong bài thơ tác giả miêu tả bé làm những nghề gì? - Bé đã làm công việc đó như thế nào?