Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Luyện tập tả cảnh - Trường Tiểu học Phan Đình Giót
Mưa rào
Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sông: Gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
Mưa đến rồi, lẹt đẹt … lẹt đẹt … mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: Mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây ìơ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay,bụi nước toả trắng xoá. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ …
File đính kèm:
bai_giang_tap_lam_van_lop_5_luyen_tap_ta_canh_truong_tieu_ho.ppt
Nội dung text: Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Luyện tập tả cảnh - Trường Tiểu học Phan Đình Giót
- Câu b: Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa? - Tiếng mưa lúc đầu: lẹt đẹt lẹt đẹt, lách tách; về sau mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối, giọt tranh đổ ồ ồ - Hạt mưa: Những giọt nước lăn xuống, tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây, giọt ngã, giọt bay,bụi nước toả trắng xoá.
- Câu d: Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ? Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng mắt ( thị giác), tai ( thính giác) ; cảm giác của làn da ( xúc giác) ; Bằng mũi ngửi ( khứu giác)
- Bài 2: Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa. Chú ý: - Chọn trình tự miêu tả ( Theo thời gian hoặc theo từng bộ phận ) - Thể hiện đúng cấu tạo của bài văn tả cảnh - Chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để miêu tả. - Kết hợp các giác quan trong quan sát chi tiết, hình ảnh - Viết ngắn gọn ý chính dưới dạng dàn ý.