Tham luận Các vấn đề giảng dạy môn ngữ văn ở trường THPT

Cơ sở lí luận

Một giờ Văn theo quan điểm tích hợp phải vận dụng một cách tổng hợp, nhuần nhuyễn nhiều tri thức và kĩ năng nhằm làm sáng lên những giá trị nội dung và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm văn học.

Dạy học tích cực cần phải hình thành ở người học năng lực quan sát, thu thập thông tin, năng lực tự đánh giá, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực trình bày miệng, năng lực tạo ra sản phẩm… Tuy nhiên, tất cả các năng lực ấy đều phải được thể hiện trong quá trình đánh giá.

Trong hoạt động dạy, giáo viên cần biết cách tạo tình huống, tạo môi trường tương tác thân thiện tích cực, giúp mọi học sinh đều có cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân, tranh luận, phản biện… nhờ đó tích cực hóa học sinh, nuôi dưỡng hứng thú, tự tin của các em . Một giờ dạy thành công là GV phải làm sao để từ học sinh kém, trung bình, khá đến học sinh giỏi đều được kích hoạt, khám phá, trải nghiệm… và kết thúc một giờ học, bài học, mỗi học sinh đều thu nhận được ở góc độ của mình, đều tự biến đổi bản thân.

Kiểm tra là sự theo dõi tác động của người kiểm tra với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết cho việc đánh giá.Tính chất của việc đánh giá không chỉ dừng lại ở những con số ghi nhận kết quả mà phải là sự giúp đỡ  động viên đối với học sinh. Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, phải nâng cao năng lực của người học, tức là giúp học sinh hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học.

docx 9 trang Sỹ Ðan 29/03/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Các vấn đề giảng dạy môn ngữ văn ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtham_luan_cac_van_de_giang_day_mon_ngu_van_o_truong_thpt.docx

Nội dung text: Tham luận Các vấn đề giảng dạy môn ngữ văn ở trường THPT

  1. -Nếu em là tác giả, em sẽ cho nhân vật hành động như Khơi gợi năng lực tưởng tượng, sáng tạo, thế nào/sẽ kết thúc tác phẩm như thế nào? Tại sao em tư duy lôgic của HS, phát triển vai trò kiến lại chọn cách xử lý như vậy? tạo nghĩa cho văn bản. -Theo em, tựa đề “ Cái lò gạch cũ”,” Đôi lứa xứng đôi”,Khơi gợi kiến thức nền và năng lực tưởng “Chí phèo” tựa đề nào gây ấn tượng cho em nhất? Tại tượng của HS. sao? -Ý nghĩ đầu tiên của em khi đọc văn bản là gì? Khơi gợi kỷ niệm, vốn sống, khơi gợi cảm -Văn bản này đã khơi gợi cảm xúc gì của em? xúc của HS, giúp HS liên hệ văn bản với -Văn bản bày gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc đời/con thực tế, làm cho nội dung văn bản gần gũi người ? với cuộc sống của người đọc. Theo em, thế nào là người lương thiện là người như thếGiúp HS liên hệ thực tế, nêu quan điểm nào ? cá nhân về cuộc sống. 3.4 Vận dụng hình thức tự đánh giá và chỉnh sửa dạy phần Làm văn . Viết một bài văn là một quá trình rèn luyện lâu dài, học sinh nắm vững lý thuyết và biết cách viết một câu, một đoạn rồi mới đến một bài. Không thể vừa học xong là có thể viết đúng ngay mà đòi hỏi học sinh phải có thời gian luyện tập, tự đánh giá nhằm phát hiện ra những lỗi sai và tự chỉnh sửa để từng bước hoàn thiện bài viết của mình. 3.4.1 Các bước tiến hành. Bước 1: Giáo viên dạy lý thuyết, thực hành viết đoạn văn, một bài văn. Bước 2: Giáo viên thiết kế các tiêu chí để học sinh đánh giá. Bước 3:Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đánh giá và chỉnh sửa. 3.4.2 Cơ sở xây dựng tiêu chí: Trong việc xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm viết của HS chúng tôi luôn cố gắng tuân theo các quy tắc sau: - Bám sát từng mục tiêu bài học, từng đơn vị kiến thức. - Đảm bảo tính công khai, khách quan khi đánh giá sản phẩm viết của HS. - Tạo điều kiện cho người học được tự chủ trong việc đánh giá. -Tạo cho người học rèn luyện thói quen làm việc có tính khoa học (đánh giá có cơ sở và dựa theo những tiêu chí cụ thể). - Các tiêu chí hướng vào rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng tạo lập văn bản cho HS, kích thích HS viết và viết lại nhiều lần. 3.4.3 Giáo viên hướng dẫn học sinh các cách tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau * Mục tiêu: + Học được cái của bạn : ý tưởng, cách trình bày ý tưởng, tránh được nhược điểm của bạn. + Đối chiếu bài của mình để điều chỉnh bản thân. + Hình dung tiến trình viết của bạn, học cách viết của bạn. + Đóng vai trò của người đọc: đọc bài người khác có nghĩa là học sinh sẽ hình dung bài viết của mình nên như thế nào để có thể đáp ứng nhu cầu của người đọc. * Cách thức - Hướng dẫn HS tự đánh giá: Sau khi viết bài xong HS đọc lại bài viết của mình và dựa vào tiêu chí để tự kiểm tra xem chổ nào mình viết chưa đúng chưa hay để chỉnh sửa cho bài viết hoàn thiện hơn. - Hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau: GV tổ chức cho HS trao đổi bài để đọc lại và chỉnh sửa theo hình thức cặp đôi ngẫu nhiên. HS được GV yêu cầu đọc và đánh giá bài viết của bạn thông qua checklist có sẵn các tiêu chí hoặc đánh giá trực tiếp vào bài viết của bạn. 3.4.4 GV hướng dẫn HS cách chỉnh sửa lẫn nhau và tự chỉnh sửa HS đọc lại bài viết của mình, xem lại những đánh giá của bạn một cách kỹ lưỡng và đối chiếu với bài viết để chỉnh sửa lại những chỗ chưa đúng hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của đề 6
  2. 4. Những bài học kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là con đường đúng đắn đối với việc tiếp cận môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Nhưng ứng dụng vào thực tế giảng dạy ở trường THPT điều kiện hiện nay thì cần phải xem xét một số vấn đề sau: Trước hết, phải tạo ra một môi trường xã hội, môi trường giáo dục tôn trọng chủ kiến của cá nhân học sinh. Tâm thế, niềm đam mê văn chương của học sinh. Truyền thụ tri thức, rèn luyện kĩ năng đã khó, hướng dẫn cách cảm thụ, lối tư duy lại càng khó hơn, đòi hỏi người giáo viên phải cập nhật tri thức và nâng cao trình độ sư phạm. Học để thi là tình trạng phổ biến hiện nay. Đề ra kiểu gì, học sinh sẽ tìm cách học kiểu ấy. Nên cần phải thay đổi căn bản cách ra đề thi, cách kiểm tra, đánh giá đối với môn Ngữ văn. Đề thi đã mở nhưng đáp án không mở với kiểu thang điểm yêu cầu chi li đến một phần tư điểm như hiện nay thì chưa ổn. Cần thay đổi cách đánh giá đối với giáo viên cũng là một khâu then chốt. Giáo viên dạy theo phương pháp mới lớp học sinh sinh động vui tươi đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Nhưng khi làm bài các em trình bày theo quan điểm của mình thì không đúng với đáp án của Bộ, HS sẽ bị điểm thấp - đồng nghĩa với GV dạy không đạt yêu cầu, nên tâm lý GV ngán ngại không mạnh dạn đổi mới 5. Kết luận Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là cả một vấn đề nan giải, cần một tư tưởng có tính đột phá, cần có thời gian để triển khai, và nhất là vai trò của những người thực hiện. Giáo viên của chúng ta đa số có tài năng và tâm huyết. Thế nhưng, thực trạng dạy học văn thì vẫn chưa có gì khả quan. Có nhiều nguyên nhân, trong đó không loại trừ sự bất ổn của phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học phải gắn liền với đổi mới đánh giá, để đánh giá trở thành một trong những động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết. Việc sử dụng Nhật ký đọc sách và tổ chức cho người học thảo luận, tự đánh giá, chia sẻ về văn bản như trên thể hiện quan điểm kiến tạo kiến thức trong dạy học. Kiến thức không phải là cái đã được tìm sẵn, không phải là cái mà GV đọc cho HS chép mà do HS tạo ra thông qua cuộc tương tác với văn bản và những người đọc khác. Hoạt động đọc gắn liền với hoạt động viết, HS có cơ hội rèn kĩ năng viết đoạn văn, viết ngắn. Điều này sẽ góp phần làm tăng chất lượng các bài luận của HS. Việc hướng dẫn, tổ chức cho HS đi đúng hướng nội dung bài học; việc điều chỉnh HS thực hiện tốt các kỹ năng viết trong từng loại bài tập khác nhau, có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Chúng tôi mong muốn rằng các phương pháp dạy học này sẽ được sự hưởng ứng và đóng góp của quý đồng nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng bộ môn Ngữ văn. Trên đây là những suy nghĩ mang tính chủ quan cá nhân nên chắc chắn còn rất nhiều hạn chế, rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp! 8