Tài liệu học sinh giỏi Địa lí Lớp 6

I. Tỉ lệ bản đồ 
1. Ý nghĩa: Giúp ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao 
nhiêu lần so với kích thước của chúng trên thực địa. 
2. Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng: 
- Tỉ lệ số: ví dụ: tỉ lệ 1:1000 (1cm trên bản đồ bằng 1000 cm ngoài thực địa). 
- Tỉ lệ thước: được vẽ dưới dạng một thước đo, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài 
tương ứng trên thực địa. 
3. Phân biệt: 
- Bản đồ có tỉ lệ lớn: những bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 hoặc dưới 1:200.000 
- Bản đồ có tỉ lệ trung bình: những bản đồ có tỉ lệ từ 1:200.000 đến 1:1.000.000 
- Bản đồ có tỉ lệ nhỏ: gồm những bản đồ có tỉ lệ hơn 1:1.000.000 
- Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao 
II. Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí. 
- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, cần phải dựa vào hướng của các 
đường kinh tuyến, vĩ tuyến. 
- Ở các bản đồ không có mạng lưới kinh-vĩ tuyến, việc xác định phương hướng 
phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng bắc, sau đó mới 
tìm các hướng còn lại. 
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm 
đó đến kinh tuyến gốc. 
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó 
đến vĩ tuyến gốc 
- Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là tọa độ địa lý của điểm đó. 
- Ứng dụng việc xác định phương hướng trên bản đồ và xác định tọa độ địa lí của 
một điểm vào việc xác định hướng di chuyển của cơn bão, xác định vùng trung tâm 
bão và việc tìm kiếm cứu nạn trên biển
pdf 6 trang Sỹ Ðan 03/04/2023 4980
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu học sinh giỏi Địa lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_hoc_sinh_gioi_dia_li_lop_6.pdf

Nội dung text: Tài liệu học sinh giỏi Địa lí Lớp 6

  1. + Mưa: hiện tượng nước rơi từ các đám mây xuống đất. + Dụng cụ dùng để đo lượng mưa là vũ kế (thùng đo mưa) + Muốn tính tổng lượng mưa trong năm ta cộng lượng mưa của 12 tháng. + Để có lượng mưa trung bình năm của một địa phương, người ta lấy lượng mưa của nhiều năm của địa phương đó cộng lại rồi chia cho số năm. + Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều giữa các khu vực và từ xích đạo lên hai cực. Nơi có lượng mưa trung bình năm cao nhất là khu vực xích đạo và gần xích đạo. V. Các đới khí hậu trên Trái Đất. - Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất: + Các chí tuyến là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất vào các ngày hạ chí (22/6, chí tuyến Bắc) và đông chí (22/12, chí tuyến nam). + Các vòng cực là những đường giới hạn khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ và hơn 24 giờ. + Các chí tuyến và các vòng cực phân chia bề mặt Trái Đất ra năm vành đai nhiệt: vành đai nóng, hai vành đai ôn hòa, hai vành đai lạnh. - Tương ứng với năm vành đai nhiệt có năm đới khí hậu. - Ranh giới của các đới khí hậu rất phức tạp, không hoàn toàn trùng khớp với ranh giới của các vành đai nhiệt. Đới Khu vực Đặc điểm Hai đới lạnh Từ hai vòng cực Quanh năm lạnh giá, có băng tuyết hầu như (hàn đới) đến hai cực quanh năm. Gió thường xuyên thổi: gió Đông (cực) lượng mưa trung bình dưới 500mm (chủ yếu là tuyết rơi). Hai đới ôn Từ hai chí tuyến Có lượng nhiệt trung bình, các mùa thể hiện rõ hòa đến hai vòng cực rệt trong năm. (ôn đới) Gió thổi thường xuyên trong khu vực: gió Tây ôn đới, lượng mưa từ 500-1000mm. Đới nóng Giữa hai chí Quanh năm nóng (nhiệt đới) tuyến Gió thổi thường xuyên thổi trong khu vực: Tín phong, lượng mưa trung bình từ 1000mm đến hơn 2000mm. 6