SKKN Rèn kỹ năng nói, viết qua phân môn Tập làm văn Lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt - Vũ Thị Huyền Yến

I. Bối cảnh của đề tài:

Trong những năm học gần đây, việc thực hiện đổi mới Chương trình Giáo dục Phổ thông được ngành Giáo Dục đặc biệt quan tâm và giáo viên tích cực hưởng ứng. Đặc biệt năm học 2010 – 2011 với chủ đề: “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục ”, đây là năm học thứ hai thực hiện chuẩn Kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu học.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, trong quá trình giảng dạy người giáo viên ngoài việc giúp cho học sinh có kiến thức còn rèn cho học sinh những kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết và tính toán. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vai trò nền tảng cho học sinh trau dồi vốn ngôn ngữ và sử dụng thành thạo Tiếng Việt. Vì vậy môn Tiếng Việt rèn cho hs cả bốn kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết. Học sinh nói – viết đoạn văn theo một chủ đề nào đó là bước nâng cao về vốn từ, về câu, về cách xây dựng văn bản mà học sinh đã học ở các phần trước. Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần có sự đầu tư tìm tòi học hỏi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp tối ưu để áp dụng vào thực tế giảng dạy để giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, tiếp tục học tập ở các lớp trên.

II. Lí do chọn đề tài.

Môn Tiếng Việt cùng các môn học khác có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh bốn kỹ năng: “ nghe – nói – đọc – viết ”. Tập làm văn là phân môn thực hành và rèn luyện tổng hợp bốn kỹ năng đó, có tính chất tích hợp các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản nói hoặc viết. Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn cho học sinh nói và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ đó phụ thuộc phần lớn vào việc dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Bên cạnh đó, do vốn từ còn hạn chế nên học sinh còn ngại nói vì vậy tiết học chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Rèn kỹ năng nói – viết qua phân môn Tập làm văn lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt ” để áp dụng trong giảng dạy.

doc 12 trang Đào Bích 22/12/2023 4940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng nói, viết qua phân môn Tập làm văn Lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt - Vũ Thị Huyền Yến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_ky_nang_noi_viet_qua_phan_mon_tap_lam_van_lop_3_gop.doc

Nội dung text: SKKN Rèn kỹ năng nói, viết qua phân môn Tập làm văn Lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt - Vũ Thị Huyền Yến

  1. nói suông nên học sinh không hiểu, không nắm bắt được thông tin vì vậy bài làm không đạt hiệu quả cao. Chất lượng phân môn Tập làm văn đầu năm rất thấp, học sinh chưa biết viết đoạn văn có ý tưởng phong phú, sáng tạo mà chỉ biết trả lời theo câu hỏi gợi ý. Đấy là vấn đề nan giải đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp thích hợp để từng bước giảng dạy đạt kết quả. III. Các biện pháp để rèn kĩ năng nói – viết đạt hiệu quả trong phân môn Tập làm văn lớp ba: 1. Trang bị kiến thức cho học sinh luôn chú trọng việc lồng ghép kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt: Với thể loại nói – viết trong phân môn Tập làm văn lớp 3, học sinh được rèn luyện kĩ năng nói dựa trên những gợi ý ở sách giáo khoa và viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 6 câu với các chủ đề: nói về quê hương, gia đình, người lao động, kể vể lễ hội, trận thi đấu thể thao, bảo vệ môi trường Do khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, óc quan sát, trí tưởng tượng không phong phú lại chưa chịu khó rèn luyện, nên đa số các em chỉ biết trình bày đoạn văn một cách hạn hẹp theo nội dung đã gợi ý. Từ đó bài văn nói – viết nghèo nàn về ý, gò ép, thiếu sự hồn nhiên. Ví dụ “Kể lại việc em đã làm để bảo vệ môi trường”, các em chỉ kể “ trên đường đi học, em thấy một cây xanh còn non bị ngã, em đỡ cho cây đứng dậy. Trưa tan học về thấy cây xanh tốt, em rất vui mừng vì đã bảo vệ môi trường”. Bên cạnh đó, đôi lúc các em còn trình bày lệch lạc, thiếu chính xác do ít kiến thức về vốn sống. Việc sử dụng và mở rộng vốn từ còn nhiều hạn chế, các em chưa chú ý cách sử dụng từ hoặc trau chuốt thế nào cho từ đó hay hơn trong câu văn. Có một số từ do được nghe và nói trong sinh hoạt hằng ngày thành quen thuộc, các em vẫn vô tư sử dụng trong bài văn của mình. Như vậy, để khắc phục những hạn chế trên, giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt để từ đó giúp các em trang bị vốn kiến thức cơ bản cần thiết cho mỗi tiết học. Khi dạy các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết Luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết Tập làm văn sắp học; giáo viên cần dặn dò 5 - -
  2. giáo viên có thể cho học sinh sử dụng từ địa phương mình để học sinh làm bài dễ dàng hơn. 2.4 Chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ: Trong các câu gợi ý có một số câu dài hoặc ngắn gọn khiến học sinh lúng túng khi diễn đạt ý, do đó ý không trọn vẹn, bài văn thiếu sinh động sáng tạo. Giáo viên cần chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ để giúp các em có những ý tưởng phong phú, hồn nhiên. Việc chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ sẽ có nhiều học sinh được rèn kĩ năng nói, giúp các em thêm tự tin và giáo viên dễ dàng sửa chữa sai sót cho học sinh. Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với quá trình đó giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra được những câu trả lời đúng cách ứng xử hay.Từ đó giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh có cảm xúc. Trên cơ sở đó bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. 3. Hướng dẫn tìm ý: Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi nên đa số bài văn của học sinh lớp 3 có ý tưởng chưa phong phú, sáng tạo, các em thường trình bày hạn hẹp trong khuôn khổ nhất định. Giáo viên cần giúp các em tìm ý để thực hành một bài văn nói – viết hoàn chỉnh về nội dung với những ý tuởng trong sáng giàu hình ảnh và ngây thơ chân thật. Để thực hiện được điều đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh một cách chặt chẽ từ sự liên tưởng về các sự vật, các hoạt động. Từ đó học sinh dễ dàng tìm ý và diễn đạt bài văn rõ ràng, mạch lạc hơn. Trong một tiết Tập làm văn với một đề tài nào đó, học sinh có thể quên một số hình ảnh, sự việc mà các em đã quan sát hoặc tìm hiểu qua thực tế. Giáo viên khơi gợi cho học sinh nhớ lại bằng những câu hỏi nhỏ có liên quan đến yêu cầu bài tập, phù hợp thực tế và trình độ học sinh để các em dễ dàng diễn đạt. Nếu trong một bài Tập làm văn, học sinh chỉ biết diễn đạt nội dung bằng những gì đã quan sát; hoặc thực hành một cách chính xác theo các gợi ý; bài làm như thế tuy đủ ý nhưng không có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. Vì vậy, với từng đề bài giáo viên nên có những câu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh 7 - -
  3. mạch lạc rõ ràng, ý tưởng liên kết chặt chẽ nhau thu hút được người đọc; giáo viên cần giúp các em biết viết đoạn văn có mở và kết đoạn, biết dùng từ liên kết câu, dùng câu liên kết đoạn một cách hợp lí và sáng tạo. Ví dụ với gợi ý kể về trận thi đấu thể thao, từng gợi ý phần mở đoạn có rời rạc, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liên kết các ý với nhau, khi kể không theo trình tự từng ý nhưng vẫn đảm bảo nội dung và làm cho phần mở đoạn sinh động lôi cuốn người đọc hơn. Hoặc hướng dẫn học sinh dùng những câu mở đầu đoạn văn để nói hoặc kể một cách sáng tạo. Khi kể về một việc làm một hoạt động nào đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng những từ liên kết câu thể hiện trình tự diễn biến của sự việc như: “đầu tiên”; “kế tiếp”; “sau đó”; “cuối cùng” để đoạn văn gắn kết chặt chẽ liên tục từng ý với nhau. Do đặt điểm lứa tuổi và trình độ từng đối tượng học sinh không đồng đều nhau nên các em chưa hiểu nhiều về từ, câu liên kết trong đoạn văn viết; vì vậy giáo viên cần hướng dẫn bằng những gợi ý giản đơn dễ hiểu, có thể cho học sinh khá giỏi làm mẫu để giúp các em trình bày tốt hơn đoạn văn viết của mình. Trong việc hướng dẫn học sinh sửa chữa bài viết, giáo viên cần đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể giúp học sinh phát hiện những đoạn văn hay, ý tưởng phong phú sáng tạo đồng thời phát hiện những hạn chế còn vấp phải trong bài viết. Từ đó học sinh có sự suy nghĩ để sửa chữa cách diễn đạt ý tưởng trong bài viết của mình một cách hợp lí và sáng tạo. IV. Hiệu quả: Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, việc dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp chủ nhiệm đạt được kết quả khả quan: Học sinh mạnh dạn tự tin hơn trong học tập, vốn từ của học sinh phong phú hơn, câu văn rõ ràng mạch lạc và giàu hình ảnh. 9 - -
  4. Nhận xét của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm 11 - -