SKKN Một vài suy nghĩ về việc rèn kĩ năng khi giải dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ qua tiết hướng dẫn học

Môn Toán là môn học quan trọng trong chương trình giáo dục ở tiểu học (5 tiết cơ bản + 5 tiết tự học trên 1 tuần đối với lớp 2) là bộ phận để tiếp nối chương trình ở các bài học trung học cơ sở, trung học phổ thông. Vì vậy, việc sắp xếp chương trình toán tiểu học dạy cho học sinh “Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và phép trừ” ở lớp 2 được giới thiệu xen kẽ và gắn bó chặt chẽ với kiến thức số học dưới dạng các bài tập tìm x. hoàn toàn dựa vào những kiến thức về mối quan hệ giữa các thành phần và kết quả của phép tính. Hệ thống  các bước thực hiện được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, nghĩa là phần lớn các kiến thức được lặp đi lặp lại ở nhiều bài sau củng cố và phát triển những hiểu biết kĩ năng đã học ở bài trước. Từ đó có thể phát triển tư duy lô gic, bồi dưỡng và nâng cao những thao tác trí tuệ nhằm phát triển trí thông minh, tính độc lập, linh hoạt, sáng tạo của các em với các loại toán được sắp xếp từ dễ dến khó, từ đơn giản đến phức tạp. thông qua việc học này sẽ giáo dục các em ý chí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, xây dựng cho bản thân thói quen xét đoán có căn cứ, quen tự kiểm tra kết quả công việc của mình.

Xuất phát từ thực tiễn dạy học trong bộ môn Toán lớp 2, học sinh còn một số hạn chế trong quá trình giải toán như lẫn lộn giữa các dấu trong phép tính tìm thành phần chưa biết khi chuyển vế trong các bài “Tìm x”. Để giải quyết vấn đề này trong từng tiết học chỉ có thời lượng là 40 phút là khó khăn đối với giáo viên  và cả học sinh.

Là một trong những trường được ngành Giáo dục cho phép học 2 buổi/ ngày, đó  là một trong những điều kiện thuận lợi của trường  chúng tôi cũng như nhiều trường khác trong việc giúp đỡ học sinh làm bài ngay tại lớp qua đó nâng cao kiến thức thông qua tiết hướng dẫn học ở buổi học thứ hai.

Trên cơ sở tìm hiểu thực tế một cách đầy đủ về thực trạng dạy học và học, qua đề tài: “Rèn kĩ năng khi giải dạng toán tìn thành phần chưa biết của phép tính cộng và trừ thông qua tiết hướng dẫn học” tại lớp 2 trường Tiểu học Nguyễn Trãi tôi đang dạy, tôi tìm thấy nguyên nhân dẫn đến các thiếu sót và đề xuất biện pháp khắc phục.

Cùng một số giải pháp sư phạm nhằm củng cố, bồi dưỡng phát triển những thao tác trí tuệ, tư duy linh hoạt, sáng tạo của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, giúp các em hứng thú học tập, không ngừng nâng cao kĩ năng thực hành của mình.

Dựa trên thực tế đó, tôi chọn đề tài:

“Một vài suy nghi về việc rèn kĩ năng khi giải dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ qua tiết hướng dẫn học”.


doc 14 trang Đào Bích 22/12/2023 2220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài suy nghĩ về việc rèn kĩ năng khi giải dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ qua tiết hướng dẫn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_suy_nghi_ve_viec_ren_ki_nang_khi_giai_dang_toan.doc

Nội dung text: SKKN Một vài suy nghĩ về việc rèn kĩ năng khi giải dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ qua tiết hướng dẫn học

  1. - Giáo viên chuẩn bị sẵn câu hỏi gợi ý cũng như các bước tiến hành giảng dạy phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh để dẫn dắt các em tìm ra những yếu tố cần thiết giúp cho việc giải bài tập. * Đối với học sinh: - Đối với học sinh lớp 2, các em được học về tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ và cả ở phép nhân, phép chia. - Thông qua việc gọi học sinh lên chữa bài tập và chấm bài, tôi đã phát hiện ra những sai lầm của học sinh khi học phần toán “Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và phép trừ” như sau: * Dạng toán: Tìm một số hạng trong một tổng. * Các lỗi giải sai của học sinh: Lấy tổng cộng với số hạng đã biết. Ví dụ: x + 8 = 14 x = 14 + 8 x = 22 * Dạng toán: Tìm số bị trừ. Sai của học sinh: Lấy số trừ trừ đi hiệu. Ví dụ: x - 23 = 9 x = 23 – 9 x = 14 * Dạng toán: Tìm số trừ. * Sai của học sinh: Lấy số bị trừ cộng với hiệu. Ví dụ: 20 – x = 4 x = 20 + 4 x = 24 5
  2. * Học sinh: Số 6 Giáo viên: Làm thế nào để tìm ra số 6? * Học sinh: Dựa vào bảng cộng 8 + 6 = 14 * Giáo viên: Còn có cách làm nào khác? * Học sinh: Lấy 14 trừ đi 8 được 6. * Giáo viên: Vậy muốn tìm số hạng trong tổng em làm thế nào? * Học sinh: Muốn tìm số hạng trong một tổng, lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. * Giáo viên: Chỉ vào bài làm sai trên bảng hỏi: Vậy vì sao bài giải này sai? * Học sinh: Làm không đúng quy tắc. * Giáo viên: Yêu cầu học sinh chữa lại bài. Học sinh giải lại: 8 + x = 14 x = 14 – 8 x = 6 Các trường hợp làm sai bài tìm số bị trừ số trừ tôi cũng tiến hành tương tự như trên. Với cách làm như trên một lần nữa tôi đã củng cố, khắc sâu phần lý thuyết để bản thân học sinh giải sai cũng như học sinh trong lớp nắm chắc bài, không giải sai bài tập nữa. b. Đưa về dạng cơ bản: Vì trong lớp có 3 đối tượng học sinh nên trong giờ hướng dẫn học, ngoài việc củng cố kiến thức cơ bản ở tiết học buổi sáng, tôi còn chú ý đến đối tượng học sinh khá giỏi trong lớp. Do đó tôi đưa ra những bài tập qua một số bước biến đổi mới thành dạng cơ bảng đã học. Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở bậc tiểu học là hồn nhiên hay hấp tấp chưa tự tin vào mình đôi khi thực hiện một cách máy móc. Vì thế với các dạng bài toán nâng cao đưa ra bao giờ tôi cũng đi từ dễ đến khó dần. Từ đơn giản đến phức tạp. Tôi chia loại bài tập tìm thành phần chưa biết trong phép tính thành 2 dạng: Dạng 1: Tìm thành phần chưa biết trong phép tính một cách trực tiếp. Dạng 2: Tìm thành phần chưa biết trong phép tính một cách gián tiếp qua bài tập giải toán có lời văn. 7
  3. a = 47 – 23 a = 24 Tìm x: x – 15 = 24 Dạng toán cơ bản tìm số hạng chưa biết. x = 24 + 15 x = 39 Ví dụ 6: x – 12 – 15 = 49. Đặt x – 12 = a Ta có: a – 15 = 49 Dạng toán cơ bản tìm số bị trừ. a = 49 + 15 a = 64. Tìm x : x – 12 = 64 x = 64 + 12 x = 76 Ví dụ 7: x – (15 - 12) = 49 Để giải bài toán này tôi hướng dẫn học sinh đưa về dạng cơ bản bằng cách thực hiện phép tính trong ngoặc đơn từ đó ta có biểu thức mới: x – 3 = 49 Dạng toán cơ bản tìm số bị trừ. x = 49 + 3 x = 52 Ví dụ 8: 32 – (x + 7) = 15. Đặt x + 7 = a Ta có: 32 – a = 15 Dạng toán tìm số trừ cơ bản. a = 32 – 15 a = 17 Tìm x: x + 7 = 17 Dạng toán tìm số hạng trong một tổng. x = 17 – 7 x = 10 Ví dụ 9: 32 – (x - 7) = 15. Đặt x – 7 = a Ta có: 32 – a = 15 Dạng toán tìm số trừ cơ bản. a = 32 – 15 a = 24 9
  4. b. Lan nghĩ ra một số, biết rằng lấy 8 cộng với hiệu của số Lan nghĩ với 5 thì được kết quả bằng số chẵn lớn nhất có hai chữ số. Bài giải Số chẵn lớn nhất có hai chữ số là: 98 Gọi số Lan nghĩ ra là a, ta có: 8 + (a - 5) = 98. Đặt a – 5 = b 8 + b = 98 b = 98 – 8 b = 90 Tìm a: a - 5 = 90 a = 90 + 5 a = 95 Vậy số Lan nghĩ ra là 95. Đáp số: 95 4. Kết quả: Nếu chỉ học một buổi, 1 tiết toán có 40 phút giáo viên chỉ sửa sai trực tiếp được với một vài học sinh thì nhờ có buổi học thứ hai có những tiết hướng dẫn học và làm bài tập toán giáo viên có nhiều thời gian sửa trực tiếp đối với từng học sinh còn mắc sai lầm khi giải toán và từ đó giáo viên mới củng cố và nâng cao được trình độ chuyên môn của học sinh. Qua quá trình đã nêu trên tôi thấy học sinh lớp tôi hiểu bài nhớ kiến thức áp dụng thực hành có tiến bộ rõ rệt, cụ thể lớp 2 tôi nhận sĩ số 43 em. Có những chuyển biến sau: Thời gian Yếu % TB % Khá % Giỏi % Đầu năm 0 1 2% 12 28% 30 70% Cuối kì 1 0 0 8 18% 35 82% 11
  5. nhận xét của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm 13