SKKN Một số kỹ năng nghi thức thực hành thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong Liên đội trường Tiểu học

Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là: “ Tổ chức của Thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách” Nội dung này khẳng định Thiếu niên Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác Hồ kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.

Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho Đội viên được giáo dục và tự giáo dục thông qua các hoạt động tập thể mà Đội tổ chức.

Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho các em thiếu nhi thông qua các hoạt động Đội nhằm giúp các em nâng cao nhận thức về lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sự hiểu biết về truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng, của Đoàn, của Đội. Từ đó xây dựng tình cảm tốt đẹp cho các em Đội viên, nâng cao lòng yêu nước tinh thần tự lập tự cường, truyền thống bất khuất, kiên cường, song rất giàu lòng nhân ái của dân tộc, biết ơn những anh hùng, liệt sĩ và cả những người đang ngày đêm nuôi nấng dạy dỗ mình. Qua hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức Đội còn góp phần làm cho các em Đội viên phát triển lòng nhân ái, lòng vị tha, kích thích tính tích cực trong hoạt động chính trị - xã hội góp phần vào việc xây dựng cộng đồng. 
 

pdf 25 trang Đào Bích 27/12/2023 7260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kỹ năng nghi thức thực hành thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong Liên đội trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_ky_nang_nghi_thuc_thuc_hanh_thuc_doi_thieu_nien.pdf

Nội dung text: SKKN Một số kỹ năng nghi thức thực hành thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong Liên đội trường Tiểu học

  1. 3. Phương pháp tổng hợp tài liệu: Là phương pháp tìm hiểu những người đi trước đã liên quan đến đề tài như thế nào? Đã giải quyết như thế nào? Liên quan đến đâu 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận những bài học thành công và thất bại, những phát hiện mới và phát triển hoàn thiện. 6
  2. tháo vát. Góp phần tạo nên vẻ đẹp cho người Đội viên, đẹp trong lời nói và đẹp trong hành động. Hoạt động nghi thức Đội tốt sẽ tạo thành thói quen, nề nếp tốt trong sinh hoạt hàng ngày cho tập thể và cá nhân đội viên như: Nghiêm túc khi thực hiện các nghi lễ, trang phục đẹp, gọn gàng, sạch sẽ, tự giác ra vào lớp đúng giờ, trật tự, vệ sinh ngăn nắp Để có được những Đội viên khoẻ mạnh, tháo vát nhanh nhẹn, gọn gàng, có ý thức tổ chức kỉ luật, có tinh thần trách nhiệm và biết đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Vấn đề đặt ra ở đây là đội viên cần phải có kĩ năng. Kĩ năng là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc thực hiện đúng, thành thạo Nghi thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. I/ Thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức Đội trong Liên đội trường Tiểu học hiện nay 1. Thực trạng Là một giáo viên tổng phụ trách đội đã có nhiều năm công tác trong các hoạt động của Đội. Bản thân tôi thấy rằng đối với các trường Tiểu học lớn trong thành phố các chương trình rèn luyện đội viên trong đó có thực hành nghi thức đội cũng đã được triển khai nhưng chưa đồng đều. Học sinh có đầy đủ các kiến thức để thực hiện tốt các yêu cầu của Nghi thức đội còn hạn chế. Có nhiều trường đặc biệt là các trường xa trung tâm, điều kiện sinh hoạt , tổ chức các hoạt động của Đội còn bị hạn chế, có một số liên đội nghi thức đội và kỹ năng thực hành nghi thức chưa được triển khai tốt. Đối với trường thực tại là một trường đã đạt chuẩn quốc gia, với bề dày truyền thống dạy, học và các hoạt động bề nổi như: văn nghệ, thể dục thể thao và đặc biệt là phong trào hoạt động Đội. Nhiều năm liền liên đội đã giữ vững danh hiệu Liên đội vững mạnh cấp Quận và Thành phố. Song thực tế cho thấy để tổ chức Đội trong nhà trường đã hoạt động tốt, nhưng để đạt được như đúng yêu cầu của Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, thực hiện thành thạo nghi thức đội là 8
  3. tòi, nghiên cứu tài liệu, tự nghĩ, tự làm; Ban chỉ huy Liên đội thiếu ổn định, thay đổi theo từng năm nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bồi dưỡng cán bộ chỉ huy mang tính chất lâu dài. Học sinh phần lớn là các em học sinh còn e dè nhút nhát, chưa phát huy được tính tự quản, chưa chủ động tham gia các hoạt động của Đội đặc biệt là rất nhiều em chưa thực hiện được các kĩ năng thực hành nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Cụ thể dựa vào kết quả kiểm tra của toàn Liên đội như sau: KẾT QUẢ Tổng số Giỏi Khá Trung bình Đội viên SL % SL % SL % 227 35 15,4% 50 22% 142 62,5% Chính vì vậy mà trong các đợt kiểm tra về chuyên hiệu “Nghi thức Đội” của các năm học trước chất lượng chưa được như mong muốn. Sau những năm làm GV -TPT Đội tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đã tìm ra được giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Việc thực hành đúng Nghi thức Đội có một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Song việc tập luyện Nghi thức Đội cho đội viên không phải là dễ. Qua thực tế cho thấy việc dạy Nghi thức Đội hiện nay ở trường Tiểu học vẫn còn tồn tại những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: Về phía GV-TPT: Bản thân tôi nhận thức đầy đủ về vai trò của người GV- TPT và về chương trình rèn luyện Nghi thức Đội, thấy được việc dạy thực hành Nghi thức Đội là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, mà bản thân mỗi GV- TPT cần phải cố gắng nhiều mới làm được. Về phía học sinh: Hầu hết các em đều ngoan, có ý thức chấp hành kỉ luật. Có cố gắng trong luyện tập thực hành các động tác về Nghi thức Đội để đạt kết quả cao. 10
  4. + Thứ hai: GV- TPT Đội là người có tấm lòng yêu trẻ, say sưa với nghề nghiệp, ưa thích hoạt động chính trị – xã hội. + Thứ ba: GV- TPT Đội phải có năng lực sư phạm vững vàng. + Thứ tư: GV- TPT Đội phải có năng lực về tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Đội. + Thứ năm: GV - TPT Đội phải nắm vững nghiệp vụ và phương pháp công tác Đội. Như vậy, 5 yếu tố đặc trưng cho năng lực và phẩm chất của người GV - TPT Đội là những đòi hỏi khách quan của công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và phong trào Thiếu nhi trong những điều kiện mới của cách mạng Việt Nam. Để có thể hướng dẫn cho Đội viên về nghi thức Đội, người phụ trách Đội nhất thiết phải là người thành thục và giỏi nghi thức Đội. Bản thân cần được đào tạo, có trình độ sư phạm và khả năng tiếp cận với đối tượng Thiếu nhi, yêu quý Thiếu nhi và thích làm việc với Thiếu nhi. Đồng thời khi hướng dẫn nghi thức Đội cho các em Thiếu nhi ở các độ tuổi khác nhau phụ trách Đội không được nóng vội, phải có thái độ ôn tồn, hoà nhã, vui vẻ nhưng dứt khoát. Nghi thức Đội phải được thực hiện theo quy trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Phải hướng dẫn cho các em nhận thức được ý nghĩa , tầm quan trọng và biểu trưng của nghi thức Đội, các kĩ năng cơ bản của người Đội viên rồi mới chuyển sang các động tác phối hợp phức tạp của cá nhân và tập thể. Để học và thực hiện nghi thức Đội có hiệu quả tốt nhất, GV- TPT Đội nhắc Đội viên phải thực hiện các yêu cầu sau: + Phải có thái độ đúng đắn, nghiêm túc và kiên trì. + Phải có trang phục cá nhân gọn gàng chuẩn mực. + Phải tập trung chú ý ghi chép và nghe lệnh của người chỉ huy. + Khi thực hiện động tác phải nhanh nhẹn, dứt khoát, rõ ràng theo khẩu lệnh và sự hướng dẫn của người chỉ huy. 12
  5. bàn tay cách thuỳ trái khoảng 5 cm. Bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước, cánh tay trên tạo với thân người một góc khoảng 1300 . Đưa tay lên chào và đưa xuống theo đường ngắn nhất. - GV dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan để hướng dẫn học sinh. Khi nói đến động tác nào GV thực hiện động tác đó, làm như vậy học sinh sẽ dễ hiểu và thực hiện tốt hơn. Sau đó cho học sinh thực hiện tập luyện nhiều lần bằng phương pháp chia nhóm, cá nhân, tự kiểm tra đánh giá giữa các tổ với nhau Kinh nghiệm cho thấy rằng khi hướng dẫn động tác nào thì phải hướng dẫn kĩ và cho học sinh tập luyện nhiều lần thì các em sẽ ghi nhớ tốt hơn và thực hiện tốt hơn động tác đó. Với các động tác tiếp theo như: Thắt, tháo khăn. Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ. Các động tác tại chỗ và di động GV cũng dùng phương pháp hướng dẫn tương tự như động tác Chào kiểu Đội viên ( thuyết trình kết hợp trực quan) 2.2. Tập luyện kết hợp phát huy tính tự quản của BCH Liên Đội. Trước hết phải chọn ra được đội ngũ BCH Liên đội khoảng 9 đến 11 em, là những đội viên tiêu biểu, có tác phong nhanh nhẹn, chững chạc, có năng lực tổ chức và khả năng nói trước đám đông, biết hô khẩu lệnh to rõ ràng có động lệnh, dự lệnh, biết chọn địa hình, vị trí tập hợp Đội ngũ chỉ huy Liên đội phải được tập huấn cơ bản trước, phải thực hiện thành thạo 7 yêu cầu Đội viên để có thể giúp Tổng phụ trách Đội tập luyện cho các Chi đội và kèm các Đội viên yếu. + GV chia Liên đội thành 11 Chi đội và mỗi Chi đội cử một thành viên trong BCH Liên đội đến kèm và hướng dẫn Chi đội tập luyện. c. Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện 7 yêu cầu Đội viên thông qua hội thi nghi thức Đội. Đây là một buổi sinh hoạt Đội kết hợp hoạt động ngoại khoá vừa mang tính kiểm tra đánh giá các bài học nghi thức Đội vừa mang tính giáo dục cao. Kết 14
  6. Tổng số KẾT QUẢ Đội viên Giỏi Khá Trung bình SL % SL % SL % 227 112 49,3% 66 29,2% 49 21,5% Qua kết quả của hội thi ở bảng trên, ta thấy Đội viên, thực hành kĩ năng Nghi thức Đội đạt khá, giỏi chiếm 78,5%. Đội viên đạt mức trung bình chỉ chiếm 21,5%. 2. Đối với giáo viên chủ nhiệm. - Mỗi giáo viên chủ nhiệm là một giáo viên phụ trách chi đội nên các giáo viên phụ trách chi đội đã phát huy được vai trò trách nhiệm trong việc hướng dẫn , rèn luyện kỹ năng cho các em đội viên. - 100% các chi đội tham gia thi nghi thức đội đều đạt kết quả. Trong đó có nhiều chi đội đạt xuất sắc. III/ KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số giải pháp thực hành kĩ năng Nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học” là một cố gắng của bản thân tôi thể hiện sự đổi mới về phương pháp tổ chức hoạt động Đội trong nhà trường. Việc tiến hành giáo dục bằng Nghi thức Đội đòi hỏi phải có tính thuyết phục cao, tính nghiêm túc, tính chính xác và thống nhất. Có như vậy mới làm cho Nghi thức Đội trở thành nhu cầu thực sự của mỗi Đội viên, Nhi đồng và tập thể Đội. 16
  7. là tài liệu tham khảo bổ ích cho các GV- TPT Đội trong quá trình tổ chức hoạt động Đội. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2015 Người thực hiện 18
  8. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG 20