SKKN Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh Lớp 2

1.Về lí luận:

 Luật giáo dục năm 2005 (sửa đổi , bổ sung năm 2009) đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”

Với vai trò là cấp học nền tảng, giáo dục Tiểu học phải “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.”

     2. Về thực tiễn:

    Trong trường Tiểu học, việc giáo dục học sinh được thực hiện thông qua hai con đường: dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mỗi con đường có những ưu thế riêng, song Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá, do đặc trưng của mình và có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Thời lượng dành cho Hoạt động ngoài giờ chính khoá, đặc biệt của khối lớp 2 lại không được nhiều.Từ suy nghĩ “Làm thế nào để tổ chức cho các em học sinh những giờ hoạt động ngoài giờ chính khóa thật hữu ích, sôi nổi và hấp dẫn?,  nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2” đã được áp dụng vào thực tế lớp 2 do tôi chủ nhiệm.

doc 25 trang Đào Bích 28/12/2023 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_giup_hoc_sinh_tich_cuc_tham_gia.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh Lớp 2

  1. Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 + Nắm bắt kế hoạch cả năm học cũng như kế hoạch chi tiết của từng tháng của nhà trường, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các chủ điểm sinh hoạt theo từng tháng. Đó là: Tháng 9: Em yêu trường em. Tháng 10: Hà Nội của em. Tháng 11: Biết ơn thầy cô giáo. Tháng 12: Tiếp bước cha anh. Tháng 1+ 2: Mừng Đảng – Mừng xuân. Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô. Tháng 4: Mừng đất nước thống nhất. Tháng 5: Mừng sinh nhật Bác - Tự hào truyền thống Đội. + Xây dựng kế hoạch cho công tác chủ nhiệm chung cho cả năm học và kế hoạch thật chi tiết cho từng tháng, từ đó lên ý tưởng thiết kế các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hình thức phong phú, phù hợp với chủ điểm và phù hợp với học sinh lớp mình chủ nhiệm. Trước khi tổ chức các hoạt động đó, cần soạn kĩ kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá theo từng tuần, từng tháng. + Tạo cơ hội cho học sinh chủ động suy nghĩ, bày tỏ ý tưởng và thực hành các ý tưởng hoạt động của các em với sự cố vấn, giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm. + Kết hợp các giáo viên bộ môn Mĩ thuật, Âm nhạc để tổ chức những hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá thực sự đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên Tổng phụ trách tìm kiếm, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho các em học sinh nhiệt tình, có tài năng tham gia vào các hoạt động của Liên đội. + Phát huy tính tích cực và sự nhiệt tình ủng hộ của Ban phụ huynh lớp cũng góp phần quan trọng vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá cho học sinh có hiệu quả. 6/17
  2. Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 1.2.Đối với học sinh: Học sinh đóng vai trò quan trọng cho thành công của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, phải hướng cho học sinh tích cực tham gia trong buổi sinh hoạt phải gợi ý khuyến khích các em tham gia trao đổi, bàn bạc thảo luận, khích lệ được các em khi các em đạt được những thành quả dù là nhỏ nhất về tất cả các mặt giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được tâm tư hoàn cảnh của học sinh để gợi ý “bắt mạch” học sinh để cho học sinh bày tỏ những nỗi lòng; những cảm xúc của các em, nguyện vọng của các em. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho các em phát huy tối đa các kiến thức và kinh nghiệm sống nhất định mà các em đã tích lũy được trong những năm học Tiểu học. Khi ấy, học sinh sẽ tích cực tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2. Các biện pháp cụ thể: - Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến học sinh trong tập thể lớp. Hay nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm chính là linh hồn của tập thể lớp, vừa là nhà quản lí, vừa là nhà giáo dục trong một tập thể thu nhỏ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm đó chính là việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh sao cho đạt hiệu quả. Làm sao để gây được hứng thú cho học sinh, không làm cho giờ sinh hoạt bị căng thẳng hoặc nhàm chán, biết lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tích cực trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá đó là cả một “nghệ thuật” của người giáo viên. Qua các năm công tác vừa qua, với ý thức tìm tòi đổi mới các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau: - Đa dạng hóa về nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá, nội dung sinh hoạt trong tuần vừa có thể theo chủ điểm tháng vừa có thể là nội dung cần giáo dục cho học sinh trong một chủ điểm riêng. Ví dụ: giáo dục dân số, giáo dục môi trường Dù theo chủ điểm gì cũng cần có nội dung cụ thể, bổ ích, phù hợp với kiến thức, kĩ năng sống và trình độ hiểu biết của học sinh lớp 2.Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn của của giáo viên nhưng cũng cần phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Tạo môi trường thuận lợi để học sinh trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn dàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến 8/17
  3. Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 Vui chơi và học tập trong giờ ngoại khóa 10/17
  4. Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 + Lớp trưởng điều khiển lớp: Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi thi đua của từng thành viên và cả tổ trong tuần. Thư ký lớp tổng kết hoạt động học tập của lớp. Lớp trưởng cho các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp : phản ánh đúng sai của quá trình theo dõi của các tổ; những trường hợp sai phạm chưa được báo cáo, các cá nhân cần tuyên dương + Lớp trưởng tổng kết : Dựa trên quá trình theo dõi, quản lý lớp trực tiếp trong suốt tuần học và qua báo cáo của các thành viên trong lớp. Cần nêu rõ những mặt nổi bật trong tuần đồng thời vạch rõ những tồn tại của tập thể, cá nhân trong lớp. Cuối cùng đề xuất tuyên dương cá nhân điển hình của lớp. Phần 2: Xây dựng phương hướng tuần học tiếp theo Giáo viên chủ nhiệm góp ý ,nhận xét và đánh giá dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập của các em, đánh giá góp ý phương pháp làm việc của cán bộ lớp, uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kĩ năng tự quản cho lớp, động viên kịp thời các học sinh đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần, phê bình nhẹ nhàng. Thưởng, phạt công minh đảm bảo được tính thuyết phục, thu hút và ràng buộc học sinh =>Kết luận: Phần 1 và phần 2 là hoạt động quan trọng của tiết sinh hoạt, thể hiện tốt khả năng tự quản của học sinh. Nêu cao được tinh thần phê và tự phê trong tập thể, giúp các em có được sự đoàn kết, thấy rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh. Phần3: Vui chơi văn nghệ: ✓ Trò chơi: Ô cửa bí mật ✓ Kể chuyện: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký ✓ Văn nghệ: Hát múa (tốp ca): Ở trường cô dạy em thế Đọc thơ: Cô giáo của em. Cả lớp hát : Ngày đầu tiên đi học. => Giáo viên biểu diễn cùng học sinh, hỏi một vài câu về nội dung, động viên học sinh kịp thời sẽ giúp các em tích cực hơn, mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động tập thể. Đồng thời, qua các phần biểu diễn, các em sẽ được tăng cường rèn luyện các “kĩ năng sống” cần thiết khi tham gia vào các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2.3.2. Hoạt động tập thể theo chủ điểm. 12/17
  5. Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 - HS xem, ghi nhớ và mạnh dạn trao đổi với bạn bè. Hoạt động 2: Kết nối 14/17
  6. Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 - Ngoài ra, các các con đã thảo luận để đóng tiểu phẩm: Ở nhà một mình rất ngắn ngọn và hấp dẫn. => Đây là hoạt động có thể tổ chức rất linh hoạt, vui vẻ, hình thức tổ chức phong phú, đa dạng và giúp học sinh phát huy tốt nhất tính tích cực, chủ động và độc lập suy nghĩ. Bên cạnh đó, các em còn được rèn tinh thần đoàn kết khi tham gia vào các hoạt động tập thể. 16/17
  7. Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 Học sinh lớp 2A tham gia biểu diễn văn nghệ Các em rất phấn khởi với các thành tích đã đạt được, từ đó các em sẽ càng tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá hơn nữa. b. Các phong trào nhân đạo: Muốn các em tích cực tham gia mua tăm từ thiện ủng hộ Hội người khiếm thị quận Thanh Xuân, trước tiên tôi đã giải thích những khó khăn người khuyết tật gặp phải trong cuộc sống. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp các em có sự đồng cảm với những người khuyết tật. Nhưng đồng cảm không có nghĩa là thương hại. Đồng cảm là tham gia tích cực vào phong trào nhằm giúp những người khuyết tật giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời, tôi đã giải thích cho các em quá trình một người khiếm thị sản xuất tăm để các em hiểu được mỗi chiếc tăm là sản phẩm lao động chân chính bằng mồ hôi và công sức của người khiếm thị. Từ đó, tôi đã giáo dục cho các em sự trân trọng đối với thành quả lao động của người khiếm thị. Kết quả tôi đạt được trong năm học 2017 – 2018 thật xứng đáng với những mong đợi của tôi. 100 % các em tham gia cả hai đợt mua tăm do Đội Thiếu niên Tiền phong phát động. Nhưng điều ý nghĩa hơn mà các em đã cất cẩn thận gói tăm, chứng tỏ các em đã biết trân trọng thành quả lao động của người khuyết tật. Điều này đã khích lệ tôi rất nhiều trong những hoạt động từ thiện khác trong năm học. - Ngoài việc mua tăm ủng hộ người khiếm thị, các em trong lớp 5 do tôi chủ nhiệm còn tích cực tham gia vào các phong trào kế hoạch nhỏ, ủng hộ đồng 18/17
  8. Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 đã rút ra nhằm lôi cuốn học sinh tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp đã mang lại hiệu quả nhất định đối với bản thân tôi, với các em học sinh. Đồng thời đã mang lại cho nhà trường một tập thể đoàn kết, tích cực tham gia và tham gia thực sự có hiệu quả các phong trào chung nhà trường. 20/17
  9. Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 Xác nhận của Hiệu trưởng Thanh Xuân, ngày 2 tháng 4 năm 2019 Người viết Vũ Hồng Hường 22/17
  10. Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ chính khoá cho học sinh lớp 2 MỤC LỤC PHẦN I : MỞ ĐẦU Trang I. Lý do chọn đề tài 1 1.Về lí luận 1 2.Về thực tiễn 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Đối tượng nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 V. Phạm vi nghiên cứu 2 VI. Thời gian 2 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cơ sở lý luận 3 II. Cơ sở thực tế 3 III. Biện pháp cụ thể 4 1. Yêu cầu đối với Giáo viên chủ nhiệm và học sinh: 4 1.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm: 4 1.2.Đối với học sinh 5 2. Các biện pháp cụ thể: 2.1. Nắm bắt thông tin: 6 2.2.Tiến hành các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 8 2.2.1. Sinh hoạt lớp, Đội theo chủ điểm tháng: 8 2.2.2. Hoạt động tập thể theo chủ điểm. 10 2.2.3. Hưởng ứng các phong trào do Đội TNTP phát động 13 IV Kết quả thực hiện 14 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 16 I. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến kinh nghiệm 16 II. Một số đề xuất và khuyến nghị 16 24/17