SKKN Một số biện pháp nhằm gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1

i. Đặt vấn đề:

Làm gì cũng vậy, nếu có hứng thú làm việc thì việc làm sẽ đạt kết quả cao. Sự hứng thú có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống, sinh hoạt của con người. Khi con người có niềm vui, có hứng thú thì cảm thấy cuộc đời thật là hạnh phúc.

Đối với học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng thì hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách và hình thành tri thức. Nhà giáo dục nổi tiếng Nga đã nói: “Việc học tập không có hứng thú và chỉ do sức mạnh cưỡng bức sẽ giết chết mọi ham muốn nắm tri thức của học sinh”. Trong thực tế có nhiều em học sinh say mê chăm chỉ học tập, nhưng cũng có không ít em chưa có thái độ đúng đắn với việc học, còn lơ là thậm chí còn chán ghét việc học. Vì vậy những người giáo viên tiểu học cần phải làm gì để giúp học sinh của mình có hứng thú học tập?

Để đạt được mục tiêu trên chúng ta có thể  có nhiều biện pháp khác nhau.

Nhưng qua thực tế giảng dạy tôi thấy: Trò chơi học tập, những câu đố vui, ... là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với học sinh trong học Toán . các trò chơi toán học có quy tắc trong đó trẻ được vui chơi, cố gắng làm nhanh, làm đúng để thắng cuộc trò chơi, những câu đố vui, làm cho các em rèn luyện độ nhanh nhạy của các giác quan, độ khéo léo của đôi tay, phát triển năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, tư duy tưởng tượng, tăng cường chú ý có chủ định giúp các em đạt kết quả cao nhất trong giờ học.

Với những lý do trên đây, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” để làm nội dung nghiên cứu với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy Toán ở tiểu học cho bản thân sau này.
doc 19 trang Đào Bích 22/12/2023 2380
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_gay_hung_thu_hoc_toan_cho_hoc_sin.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nhằm gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1

  1. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” sinh có thể thuộc bảng cộng ngay tại lớp nhanh tôi giúp học sinh xếp lại các phép tính đó theo một thứ tự nhất định và dùng bút phủ xóa số dần ra theo từng phép tính. Trong quá trình hình thành công thức trên, học sinh đã thực hiện một loạt các thao tác tách, thêm, đếm nhẩm ra kết quả trên đồ dùng học tập một cách chính xác, đồng thời hình thành trong óc cách tính cộng, trừ nhanh và nhớ lâu. Đó là 2 ví dụ nhỏ của việc chuyển thao tác trước kia là hoàn toàn của cô nay là của trò trên đồ dùng dạy học toán của học sinh. Biện pháp này tạo cho lớp học sôi động, học sinh sôi nổi 100% các em được tham gia vào bài mới, không thụ động nghe và quan sát giáo viên làm như trước kia. 2. Biện pháp gây hứng thú trong giờ học toán thông qua trò chơi Ngoài việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học toán. Tôi còn tổ chức cho học sinh “chơi mà học” để củng cố và khắc sâu kiến thức. Đó chính là bài toán vui, các trò chơi phù hợp với lứa tuổi các em. - Chẳng hạn, khi học các biểu tượng ban đầu. Tôi cho các em chơi trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát và tính chính xác. Cụ thể bài: “Cao hơn, thấp hơn” tôi cho học sinh chơi trò chơi: “Chỉ đường cho thỏ đi tưới cây, chỉ đường cho gấu đi lấy mật ong”. + Nội dung: Thỏ con phải tưới một số cây mới trồng từ cây cao nhất đến cây thấp nhất. Nhưng thỏ không biết đường đi tới các chỗ cây đó. Vậy các con hãy chỉ đường giúp thỏ tưới cây cho đúng. + Tôi đưa hình ảnh các cây cao, thấp khác nhau và gọi học sinh dùng bút kéo trên bảng tương tác các cây theo thứ tự từ thấp đến cao nhất. Qua trò chơi này học sinh sẽ nắm chắc được khái niệm, biểu tượng cao và thấp. - Khi dạy về số: Để rèn khả năng chú ý nghe nhớ và đếm chính xác. Tôi cho học sinh chơi trò chơi: “truyền tín hiệu” (gõ trống, vỗ tay hoặc chơi bán hàng) + Nội dung trò chơi: Cô là người truyền tín hiệu học sinh nghe, đếm nhẩm, rồi đáp lại bằng đúng tín hiệu của cô. 5/17
  2. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” quân bài giải toán. Chơi hái hoa trên cây toán hay chơi thỏ về chuồng, cắm hoa đúng lọ Ví dụ: Dạy bài tập cuối kỳ I, giáo viên cho học sinh chơi cắm hoa. Nội dung chơi: Cô có 3 lọ hoa trên mỗi lọ ghi số 4,5,6. Học sinh lên rút hoa, trên mỗi bông hoa có sẵn các phép tính: 3 + 2 = ; 2 + 4 = ; 6 – 2 ; 5 + 1 ; 3 + 3 = ; Học sinh lên hái hoa đọc và tính nhanh kết quả của phép tính rồi cắm đúng vào lọ có số bằng kết quả của phép tính. Để nâng có kiến thức tôi cho học sinh làm bài tập phiếu dưới nhiều hình thức, nhiều dạng toán nhằm phát triển trí thông minh: + Điền số vào ô trống, vào cánh hoa. + Điền dấu + ; - ; = vào ô trống. + Điền dấu > ; < vào ô trống. + Tự đặt đề toán theo hình vẽ. + Giải toán vui. Các bài tập ở đây đều ở mức nâng cao hơn so với dạng bài tập thông thường. Tôi thường sử dụng các phiếu bài tập này trong tiết ôn tập, luyện tập, tiết 2 của dạy đại số, tiết 2 của các phép cộng trừ trong phạm vi 10. Muốn học sinh làm được nhiều bài tập nâng cao các dạng toán trên, giáo viên cần soạn bài bổ sung cẩn thận để chuẩn bị phiếu khi lên lớp phát cho từng học sinh. Ví dụ 1: Dạy về số (bài số 9) Tôi soạn các bài như: Bài 1: Điền số vào ô trống 9 9 Bài tập này nhằm mở rộng về phân tích cấu tạo số. Bài 2: Điền số vào ô trống: - Số lớn nhất có 1 chữ số là số 7/17
  3. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” Có những bài tập học sinh phải dựa vào trực quan của cô để làm nhưng cũng có bài học sinh dựa vào tư duy để tính Sau mỗi bài giáo viên đều đưa ra câu hỏi để sao cho học sinh nắm một cách chắc chắn phương pháp giải của bài. 3. Các câu đố vui: - Mục đích: gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán. - Tác dụng: tăng thêm hứng thú cho học sinh, tránh được những giờ lên lớp về toán khô khan. Kích thích sự tìm tòi của các em. - Cách tổ chức: áp dụng ở phần củng cố mỗi bài học. Giáo viên chọn những câu đố vui có nội dung phù hợp để học sinh suy nghĩ, tìm ra cách giải. Bài 1: Một ông già thông thái Mua được mười cây hoa Đem về trồng vườn nhà Thành năm hàng thẳng tắp Mỗi hàng 4 cây hoa Đố em tìm cho ra Cách trồng thông thái ấy. - Cách trồng đó là: Trồng các cây hoa trên các cạnh của hình ngôi sao năm cánh như trong hình vẽ bên. Ta sẽ được 5 hàng, mỗi hàng 4 cây hoa. Tất cả là 10 cây. Bài 2: Vừa trống vừa mái Đếm đi đếm lại Tất cả mười lăm Mái hơn mười ba Còn là gà trống Đố em tính được Trống, mái mấy con? 9/17
  4. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” kế hoach bài dạy môn toán Bài: Phép trừ trong phạm vi 5 I. Mục tiêu - Thuộc bảng trừ trong phạm vi 5 - Biết làm các phép tính trừ trong phạm vi 5 - Làm bài 1, 2 (cột 1, 2), bài 3 (4 pt đầu), bài 4a (T59) ii. Đồ dùng dạy học GV: - Tranh ảnh trong sách giáo khoa - Máy chiếu. HS: - SGK + bộ TH - Vở ô li toán iii. các hoạt động dạy học chủ yếu Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức - Giới thiệu người dự - Cả lớp hát - Cả lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ 1. Điền dấu >, <, = 2. Điền số: 4 – 1 4 1 + 3 = 4 – 2 3 – 2 - 1 = 3 4 - = 1 - Nêu yêu cầu đầu bài - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét đúng sai Dưới lớp: - 4 trừ đi 1 bằng mấy? (3) - 4 trừ đi mấy bằng 2? (2) - Số nào trừ đi 3 bằng 1? (4) - Gọi HS đọc thuộc bảng trừ 4. (2 HS) (HS1): 4 -1 < 4 ở phép tính này tại sao con - Con lấy 4 – 1 = 3, sau đó điền dấu bé? co so sánh 3 với 4 thì 3 < 4. 11/17
  5. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” - Cả lớp đồng thanh đọc phép tính. b) Giới thiệu phép tính trừ : 5 – 2 Sử dụng bộ thực hành: Con lấy 5 hình vuông, bớt đi 2 hình vuông, còn - HS thực hành: lại mấy hình vuông, nêu phép tính thích hợp. 5 – 2 = 3 - HS nhận xét: - GV ghi bảng nhanh 5 – 2 = 3 Cá nhân cả lớp đồng thanh. c) Giới thiệu phép tính 5 -3 , 5 – 4 - Con lấy 5 que tính, bớt đi một số que tính tùy ý - HS thực hành: ,khác với cách bớt của cô , còn lại mấy que tính, 5 – 3 = 2 nêu phép tính thích hợp. 5 – 4 = 1 - GV ghi bảng 5 _ 3 = 2 Cá nhân cả lớp đồng thanh. 5 – 4 = 1 d) Giới thiệu bảng trừ Bật Slide 2: 5 – 1 = 4 5 – 2 = 3 5 – 3 = 2 5 – 4 = 1 - Các số ở cột 1 đều là số 5, nên đây là phép trừ trong phạm vi 5. - Gọi HS đọc - Cá nhân đọc. - Cả lớp đọc. - Che dần từng phép tính. - Cá nhân, tổ chức, cả lớp thực hiện. e) Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - GV đưa hình vẽ trong SGK (chấm tròn) Bật Slide 4: - Trên bảng có mấy chấm tròn (4 chấm tròn) - Thêm một chấm tròn, cô có tất cả mấy chấm Tất cả có 5 chấm tròn. tròn. - Nêu phép tính 4 + 1 = 5 - Ai có phép tính khác. 1 + 4 = 5 13/17
  6. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” Nghỉ giữa giờ. Hát - Cả lớp hát. 2. Hoạt động 2: Luyện tập ? Vừa rồi con được học phép tính trong phạm vi - Phạm vi 5. mấy? Vận dụng phép trừ trong phạm vi đã học các con sẽ luyện tập làm các bài tập sau: Bài tập 1: Tính: ? Bài tập 1 yêu cầu gì? - Tính. - HS làm SGK - Cả lớp. - GV chữa bài trên slide. - Nhận xét đáp số. - Chấm 1 số bài trên máy chiếu đa vật thể. Chốt: ở bài 1 chúng ta được ôn tập bảng trừ các số trong phạm vi 3, 4, 5. Hiện slide: 2 – 1 = 1 4 – 1 = 3 5 – 1 = 4 - Cả lớp đọc. 3 – 1 = 2 4 – 2 = 2 5 – 2 = 3 3 – 2 = 1 4 – 3 = 1 5 – 3 = 1 5 – 4 = 1 Bài tập 2: Tính: Các con sẽ tiếp tục được củng cố và vận dụng phép cộng, phép trừ trong phạm vi 5 ở bài tập 2. Yêu cầu của bài tập 2 là gì? - 1 HS nêu. - Các con sẽ làm cột 1, 2 trong SGK. - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài. -2 HS làm trên bảng tương tác Yêu cầu HS làm vào SGK. - Cả lớp làm SGK. HS1: 5 – 1 = 4 HS2: 1 + 4 = 5 - Nhận xét đáp số. 5 – 2 = 3 4 + 1 = 5 5 – 3 = 2 5 – 1 = 4 5 – 4 = 1 5 – 4 = 1 HS1: Các phép tính này là phép tính trừ trong - Phạm vi 5. Vì các phép tính phạm vi mấy? đều là số 5 ở cột 1 và dấu “-”. 15/17
  7. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” V. kết luận : Để đạt được kết quả trên đây, tôi nhận thấy người giáo viên không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ mà còn có tinh thần trách nhiệm, có sự học hỏi, cải tiến phương pháp và sự sáng tạo không ngừng để gây hứng thú cho học sinh yêu thích, say mê, chờ đợi tiết học ngay từ khi mới đặt chân vào ghế nhà trường. Trên đây là một vài việc làm nhỏ của tôi trong quá trình dạy toán ở lớp 1. Tôi mong sự góp ý, giúp đỡ của Ban Giám hiệu và đồng nghiệp để giúp tôi đạt kết quả tốt hơn nữa trong giảng dạy. Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết không sao chép nội dung của người khác 17/17