SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh Lớp Một - Trần Thị Nụ
Trong xây dựng cơ bản, như khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý móng là hết sức quan trọng, mà nền móng ngôi nhà lại là phần nằm sâu trong lòng đất, nên người ta thường chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên; chỉ có những người xây dựng, những người có chuyên môn mới thấy rõ tầm quan trọng, giá trị đích thực của nó. Bậc Tiểu học cũng được coi như cái nền móng của ngôi nhà tri thức kia. Chính vì vậy, điều 2 của luật phổ cập giáo dục tiểu học đã xác định bậc tiểu học là bậc học đầu tiên bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc tiểu học đã tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống, không chỉ có thế mà mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trong các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Một trong những nội dung toán đáp ứng được mục đích trên đó là đơn vị đo lường. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Đó cũng chính là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên nói chung và giáo viên lớp Một nói riêng khi dạy môn Toán ở lớp Một.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_giai_toan.pdf
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh Lớp Một - Trần Thị Nụ
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một 2. Cơ sở để xác định phương pháp dạy học Quan tâm cơ bản để xác định phương pháp dạy học : Xem xét các quá trình dạy học môn toán và các hiện tượng trong mối quan hệ nhiều mặt, trong sự tác động qua lại. Trong sự vận động và phát triển phát hiện ra các mâu thuẫn và các mặt đối lập để tìm ra động lực thúc đẩy sự phát triển quá trình dạy học môn toán. Thừa nhận thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý. Nghiên cứu theo hướng đổi mới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước . Sự đổi mới của kinh thế xã hội đưa đến các yêu cầu về chất lượng đào tạo đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội. Tiến bộ của khoa học và công nghệ trên thế giới cũng như trong nước sẽ thúc đẩy đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, phương pháp giáo dục. 3. Cơ sở tâm lý Nếu dạy học mà không nắm được khả năng nhận thức cũng như đặc điểm của quá trình nhận thức ở trẻ em thì không đạt được hiệu quả. Hơn thế nữa, khả năng nhận thức của trẻ em đang được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn với đầy đủ ý nghĩa của nó mới có thể tiến hành dạy học toán thành công. Người giáo viên cần nắm vững trẻ em đã hình thành khái niệm toán như thế nào, trẻ em đã tiếp cận và hình thành khả năng tính toán như thế nào, trẻ em thường gặp khó khăn gì hoặc sai lầm phổ biến gì khi học mỗi dạng bài trong môn toán. 4. Cơ sở thực tiễn Xuất phát từ thực tế, khi dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một tôi nhận thấy học sinh rất lúng túng khi nêu lời giải, thậm chí nêu lời giải sai, viết sai phép tính, sai tên đơn vị,viết sai đáp số. Trước thực tế đó, tôi nhận thấy để giúp học sinh giải toán có lời văn được tốt là một việc làm cần thiết đối với giáo viên Tiểu học, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán. Do đó bản thân tôi là một giáo viên, tôi từng trăn trở nhiều vấn đề làm thế nào để việc dạy học môn Toán nói chung và phần giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một nói riêng đạt kết quả tốt nhất. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP MỘT. 1. Tình hình thực tế của việc dạy và học giải toán có lời văn ở lớp Một. Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, học sinh thường mắc những lỗi khi học đến phần giải toán có lời văn ở lớp Một, học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn, trong lớp chỉ có khoảng 20% số học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại học sinh rất mơ hồ, 4/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một - Đơn vị đo độ dài - Đơn vị đo thời gian d. Các yếu tố hình học - Nhận dạng hình học - Điểm, đoạn thẳng - Thực hành vẽ đoan thẳng e. Giải toán có lời văn - Mức độ 1: Học sinh hiểu đề toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. - Mức độ 2: Học sinh đọc được hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp. - Mức độ 3: Học sinh quan sát tranh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng phù hợp với tư duy tự nhiên của học sinh. - Mức độ 4: Học sinh giải bài toán có lời văn cần : + Đọc kĩ đề toán: Đề toán cho biết những gì? Đề toán hỏi gì? + Tóm tắt đề toán + Tìm được cách giải bài toán + Trình bày bài giải + Kiểm tra lời giải và đáp số. 1.2. Phương pháp dạy học Toán 1. Phương pháp dạy học Toán 1 ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học toán (nói chung) cho phù hợp với mục tiêu, nội dung. Nội dung kiến thức, kí năng toán học của chương trình Toán lớp 1 là kiến thức đã có đối với giáo viên, nhưng là kiến thức chưa có đối với học sinh đã tồn tại bên ngoài tư duy học sinh. Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học toán ở Tiểu học nói chung và phương pháp dạy học Toán 1 nói riêng để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng toán. Học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng không chỉ nhờ vào thính giác (nghe), tri giác (nhìn) và tư duy (suy nghĩ, nhớ ) mà còn có sự tham gia phối hợp của các mà còn có sự tham gia phối hợp của các hoạt động như cầm nắm, tách gộp, phân tích, tổng hợp, viết, nói . Vì vậy, người giáo viên phải biết sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức cho chính mình. Các phương pháp dạy học toán thường vận dụng là: - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. 6/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một giải và cuối cùng đưa ra đáp số của bài toán. Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện khả năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh lớp Một nói riêng và cấp Tiểu học nói chung. Các bài toán có lời văn được chuẩn bị từng bước cho học sinh lớp Một. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi xin mạnh dạn đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một như sau: 2.1 Biện pháp Để giúp học sinh có một phương pháp giải chính xác, trình bày bài toán đúng theo yêu cầu, khi dạy học sinh giải toán có lời văn giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau: + Đọc và tìm hiểu đề toán: Đề toán cho biết những gì? Yêu cầu làm gì? + Tóm tắt đề toán. + Tìm được cách giải bài toán + Trình bày bài giải. + Kiểm tra lại bài giải. a. Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề toán: Muốn học sinh hiểu và giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kĩ đề toán, hiểu rõ một số từ khóa quan trọng như “thêm, và, tất cả” Hoặc “bớt, bay đi, cho, bán, trong đó, còn lại ”. Giáo viên nên kết hợp cho học sinh quan sát tranh vẽ để hổ trợ thêm cho các em hiểu đề. Để học sinh dễ hiểu đề bài, khi hướng dẫn tìm hiểu đề giáo viên nên gạch chân dưới các từ ngữ chính trong đề bài và nên đổ màu khác để cho dễ nhìn. Đầu tiên, giáo viên giúp học sinh phân tích đề toán. Và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp học sinh phân tích đề toán. Nếu học sinh còn gặp khó khăn khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em quan sát theo tranh và trả lời câu hỏi. Ví dụ: Bài toán ( Toán 1, trang 117) 8/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một Có : 5 con gà Thêm : 4 con gà Có tất cả : .con gà ? c/Bước 3: Tìm cách giải bài toán Gắn liền với việc phân tích các dữ liệu, điều bài toán đã cho và điều cần tìm, xác lập mối quan hệ giữa chúng để lập kế hoạch giải bài toán: Giáo viên hướng dẫn học sinh đi từ câu hỏi của bài toán đến các số liệu đã cho: - Bài toán cho biết gì? ( Bài toán cho biết nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà.) - Bài toán hỏi gì? ( Hỏi nhà An có mấy con gà ?) Đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với cách giải toán có lời văn nên các em rất lúng túng. Thế nào là câu lời giải, vì sao phải viết câu lời giải? Không thể giải thích cho học sinh lớp 1 hiểu một cách thấu đáo nên có thể giúp học sinh bước đầu hiểu và nắm được cách làm. Khi giải toán thì câu lời giải đóng một vai trò cực kì quan trọng trong “giải toán có lời văn” lời giải sai, phép tính và kết quả có đúng cũng xem như sai toàn bộ, ngược lại lời giải đúng, phép tính sai các em vẫn có một phần số điểm. Chính vì vậy mà việc hướng dẫn cho các em tập có lời giải đúng là một việc làm vô cùng cần thiết. Giáo viên gợi mở cho học sinh bằng các cách sau: Thứ nhất: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (hỏi) và các từ cuối (mấy con gà?) để có câu lời giải: “Nhà An có tất cả:” hoặc thêm từ “là” để có câu lời giải: “Nhà An có tất cả là:” Thứ hai: Đưa từ: “con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ “Số” ở đầu câu, bỏ chữ "mấy” ở cuối câu thay thế vào đó là chữ “là” : “Số con gà nhà An có tất cả là:” Thứ ba: Dựa vào dòng cuối của phần tóm tắt, coi đó là “từ khóa” của câu lời giải rồi thêm chữ. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: “Có tất cả : . con gà?”. Học sinh viết câu lời giải: “Có tất cả là; “Số con gà có tất cả là; “Con gà nhà An có tất cả là:”, Thứ tư: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?” để học sinh trả lời miệng: “Nhà An có tất cả 9 con gà” rồi viết phép tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính) Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số gà nhà An có tất cả là:” , ở đây giáo viên nên tạo điều kiện cho các 10/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một Ví dụ 1 : Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó. Bài toán: Trong bến có ô tô, có thêm ô tô vào bến. Hỏi ? Bài 1: ( trang 151- Toán 1) Ví dụ 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau : Bài 4 - Toán 1 (trang 151) Có : 15 hình tròn Tô màu : 4 hình tròn Không tô màu : hình tròn? 12/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một Đề 2 Đề 2 Đề 1 Đề 1 Đội Thỏ Trắng Đội Sóc Nâu + Đề bài 1: An có 7 viên bi, An cho Bảo 3 viên bi. Hỏi An còn lại mấy viên bi? + Đề bài 2: Mẹ nuôi 10 con thỏ, mẹ đã bán 2 con thỏ. Hỏi mẹ còn mấy con thỏ? Học sinh các lớp chuẩn bị 2 tờ giấy ô li, bút, kéo dán. - Giáo viên chia thành 2 đôi. Mỗi đội tự đặt tên cho mình Ví dụ: Đội Thỏ Trắng, đội Sóc Nâu. Mỗi đội cử 2 em lên chơi. số còn lại làm cổ động viên cho đội nhà. + Cách chơi: Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi mỗi đội lên chơi lần lượt rút đề đọc, trong đội hội ý, thảo luận sau đó giải và ghi nhanh vào giấy nháp. Các đội bắt đầu giải từ đề 1, sau khi giải xong đề 1 thì dán lên “ đỉnh núi” số 1, sau đó tiếp tục rút đề 2 đọc kỹ đề thảo luận và giải đề 2. Giải xong đề 2 thì dán lên “đỉnh núi” số 2. Sau 7 phút quy định giáo viên cho 2 đội về chỗ. Giáo viên cùng cả lớp bắt đầu kiểm tra từng đội 1, đội nào giải đúng lời giải, phép tính và đáp số đúng đẹp thì đội đó thắng. Đội nào chứa giải đúng, thiếu lời giải, đáp số thì thua cuộc. Sau khi nhận xét 2 đội, đội nào giải đúng, xong trước thì đội đó được 10 lá cờ và là đội đã “ Chinh phục đỉnh cao” sẽ thắng cuộc cả lớp cùng tuyên dương và giáo viên phát phần thưởng kích lệ như: Thước kẻ hoặc vở viết. * Hướng dẫn sử dụng các trò chơi. - Các trò chơi trên được sử dụng bằng bìa giấy, giấy rô ki, vở bìa cứng. Sau đó cắt theo kích thước phù hợp ví dụ: Cắt từng miếng bìa cứng có kích thước (10x 15 em) hình chữ nhật, hoặc các hình vuông (10x 20 em) rồi dán giấy trắng màu lên mặt để ghi số. Có thể sử dụng lâu dài mà chỉ cần bóc đi lượt giấy dán và viết số. Tóm lại, trong quá trình dạy học giáo viên có thể lựa chọn nhiều phương pháp, hình thức tổ chức từ tranh ảnh đến vật thật hay bằng câu chữ, và đặc biệt kiến thức về thực tế cuộc sống là một yếu tố quan trọng nhằm khắc sâu kiến thức cho các em giúp các em vận dụng linh hoạt để giải tốt dạng toán có lời văn. 14/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một Thời Nội dung kiến thức cơ bản Phương pháp,hình thức tổ chức gian dạy học Hoạt động của Hoạt động thầy của trò 4phút A. Bài cũ GV đưa tranh 2 HS nêu bài toán 1 HS nhận xét 4phút B. Bài mới 12phút 1. Giới thiệu bài GV giới thiệu bài 2HS nêu đề 2. Giải toán GVgiới thiệu tranh bài Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ Đếm cho cô có mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An mấy con gà? 5 con gà có tất cả mấy con gà? Thêm mấy con gà? Tất cả có mấy con 4 con gà gà? 9 con gà KM hiện bài toán Bài toán cho biết Bài toán cho gì? biết nhà An có 5 con gà Bài toán hỏi gì? Bài toán hỏi Nhà An có tất Dựa vào bài toán cả mấy con tóm tắt gà. bµi như sau . GV viÕt tãm t¾t lªn b¶ng Tóm tắt Nêu cách trình bày Viết bài giải, Có : 5 con gà bài giải toán có lời lời giải, phép Thêm : 4 con gà văn. tính, đáp số Có tất cả : .con gà ? GV viết bài giải Bài giải lên bảng 1 HS đọc bài Nhà An có tất cả là: giải 5 +4 =9 ( con gà) Đáp số : 9 con gà Chốt ý: Bài giải 2-3 HS nªu l¹i có: Lời giải, phép tính, đáp số 16/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một Môn : Toán Tiết số: 109 Tuần 28 Tên bài dạy: Giải toán có lời văn I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh sẽ có được: 1. Kiến thức : + Giúp học sinhcủng cố kĩ năng giải toán có lời văn. Tìm hiều bài toán cho biết gì? Bài toán đòi hỏi phải tìm gì? + Giải bài toán thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết. Trình bày bài giải. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn 3. Thái độ: Yêu thích môn học, thích giải toán II. Chuẩn bị - Thầy: Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử - Trò : SGK, vở viết III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời Nội dung kiến thức cơ bản Phương pháp,hình thức tổ chức dạy học gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 4phút A. Bài cũ 1. >, <,=? GV chép bài lên Gọi 2 học sinh 73 .76 bảng lớp lên bảng làm bài 47 39 2 HS chữa bài 19 .15+4 2.Cho các số: 12, 95,40, 75 - Số lớn nhất : - Số bé nhất : GV nêu yêu cầu 3-4HS trả lời Tìm số lớn nhất có hai chữ số Tìm số bé nhất có hai chữ số B.Bài mới 4phút 1. Giới thiệu bài GV giới thiệu bài 2HS nêu đề bài HS ghi vở 12phút 2. Giải toán KM giới thiệu tranh Đếm xem có tất cả 9 con gà mấy con gà? Có mấy con gà ở 6 con gà ngoài lồng? 3 con gà Mấy con gà ở ngoài 2 HS đọc bài. Lớp 18/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một KM hiện bài Bài 3 Bài toán cho biết Tóm tắt những gì? 1-2 HS nêu Đàn vịt : con Bài toán hỏi gì? HS nêu ở dưới ao : con HS giải toán Trên bờ : con ? 2 phút 4. Củng cố GV hỏi: Học bài gì? 1-2 HS TL 5. Dặn dò Dặn dò HS Bài sau : Luyện tập 2.Kết quả thực nghiệm Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các biện pháp triển khai đề tài, qua khảo sát thực tế việc tiếp thu của học sinh, tôi thấy đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau : Học sinh được đánh giá chính xác kết quả học tập, các em biết vận dụng thành thạo các kiến thức đã học làm cơ sở cho việc tiếp thu một cách thuận lợi, vững chắc. Học sinh có thói quen suy nghĩ, quan sát, lập luận để phát huy trí thông minh, óc sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy độc lập và thông qua việc thảo luận, tranh luận mà học sinh phát triển khả năng nói lưu loát, biết lí luận chặt chẽ khi giải toán. Học sinh biết vận dụng các kiến thức đơn lẻ để giải các bài toán tổng hợp nhiều kiến thức . Tạo không khí sôi nổi, niềm say mê hứng thú cho học sinh bằng các bài toán sinh động, hấp dẫn, thực sự biến giờ học, lớp học luôn là không gian toán cho học sinh. Khảo sát Sĩ HS viết HS viết đúng HS viết Trình bày đúng cuối HK số đúng câu lời phép tính đúng đáp số bài giải toán có II giải lời văn 64 61 95,3% 63 98,5% 63 98,5% 63 95,3% 20/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một Nhờ đó, mà giáo viên có thể biết được năng lực của từng học sinh,cũng như các em có chịu suy nghĩ (làm việc) hay không. - Khi dạy học, giáo viên là người hướng dẫn, giúp học sinh cách phân tích để hiểu bài toán, biết tóm tắt bài toán và tự mình biết phải sử dụng những kiến thức nào trong các kiến thức đã học vào việc giải bài toán đó. - Học sinh nắm được các bước khi thực hiện giải bài toán có lời văn và ghi nhớ các bước đó để vận dụng vào việc luyện tập thực hành. III. Kết luận và kiến nghị Qua thực nghiệm với kết quả rất khả quan, tôi có một số kết luận sau: - Thực tế cho thấy chương trình môn toán lớp 1 còn nặng ở một số bài, một số tiết về “Giải toán có lời văn” . Phần thời gian dành cho “Giải toán có lời văn” thường ở cuối tiết nên đôi khi bị phần trên lấn sang, làm cho nội dung này phải thực hiện một cách vội vàng, chưa thoả đáng. - Còn có vướng mắc về từ ngữ đối với học sinh lớp 1 nên cũng là một khó khăn trở ngại đối với giáo viên trong dẫn dắt gợi mở cho học sinh. Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1. Mặc dù luôn mong muốn tiến tới mục đích bằng tất cả cố gắng của mình. Song do khả năng có hạn, điều kiện thời gian còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự viết, không sao chép nội dung từ người khác. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thanh Xuân, ngày 25 tháng 4 năm 2018 Người viết Trần Thị Nụ 22/22