SKKN Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc

 Trong những năm vừa qua, chúng ta đã thực hiện thành công việc áp dụng “Đổi mới chương trình sách giáo khoa” và “ Đổi mới phương pháp dạy học” ở tất cả các trường trong cả nước. Việc đổi mới toàn diện này đã làm chất lượng giáo dục của các trường được nâng cao một cách rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước nhà. Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt chiếm tầm quan trọng rất lớn. Nó có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – Nói - Đọc - Viết cho học sinh. Trong cuộc sống hằng ngày, nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu được nền văn minh của loài người. Đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc- Một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở Tiểu học. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi bài tập đọc là một bức tranh nhỏ về hiện thực cuộc sống của con người và thời đại… Các em càng đọc càng thêm hiểu biết về con người, về đất nước ta trong quá khứ và trong hiện tại, càng thêm tin yêu ở con người và cuộc sống tương lai. Với sự sáng tạo tuyệt vời của các nhà văn, nhà thơ, cuộc sống đi vào văn học mang một vẻ đẹp mới, không còn cái trần trụi, cái thô mộc. Nó đã được hình tượng hóa, điển hình hóa cao độ. Nó là cuộc sống song thông qua lăng kính chủ quan của các tác giả nên ngời sáng lên và giàu chất thơ, chất mộng. Phải giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm, từ đó rung cảm với tác phẩm để có thể đọc được hay. Đọc hay, đọc tốt các em sẽ thích đọc, từ đó các em tích lũy cho mình một vốn từ ngữ. Các em không những hiểu được từ mà còn học cách sử dụng các từ ngữ đã biết để viết đoạn văn và trình bày tư tưởng tình cảm của mình. Vốn đó sẽ được nâng dần và làm phong phú khi học lên các lớp trên. Tập đọc là môn học bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.

 Đọc thành âm thanh các văn bản viết: Có các mức độ: đọc thành tiếng và đọc lẩm nhẩm. Các tác giả Fridoso.M và F.Godolanh đã nêu ra sơ đồ biểu diễn quá trình vận động của các giác quan con người trong việc đọc (dựa trên lý thuyết thông tin). Như vậy quá trình đọc thành âm thanh các văn bản viết gồm hai hoạt động: hoạt động thu nhận thông tin dựa trên cơ sở tri giác bằng mắt, bằng tai các văn bản đang đọc (miệng đọc, mắt nhìn, tai nghe). Hoạt động phát lại các thông tin thu nhận được bằng âm thanh ngôn ngữ dựa trên cơ sở sự hoạt động của một quá]Vấn đề dặt ra là làm thế nào để giúp các em đọc đúng tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơi trong thơ và văn xuôi. Chính vì thế, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc”.

docx 22 trang Đào Bích 22/12/2023 4520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_luyen_doc_dung_cho_hoc_sinh_lop_1_tron.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc

  1. - Ở trong lớp nhiều học sinh có năng lực tổ chức, có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc được giao nên việc tổ chức các hoạt động dạy và học cũng như giáo dục đạt kết quả. 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, vẫn còn một số khó khăn như: - Khu vực này có tỉ lệ dân nhập cư cao, lao động phổ thông nhiều nên một số học sinh ít được quan tâm, hướng dẫn trong việc luyện đọc. - Do một số gia đình kinh tế khá giả, bố mẹ bận lo kiếm tiền ít có thời gian quan tâm đến việc dạy kèm đọc cho con ở nhà, dẫn đến con sẽ không được luyện đọc thường xuyên ảnh hưởng nhiều đến quá trình hình thành ngôn ngữ đọc, nói. - Ngày nay, tình trạng xem điện thoại, phim ảnh, truyện tranh tràn lan đã thu hút khá đông trẻ nhỏ. Từ đó, dẫn đến việc các em chỉ thích nghe, xem mà lười đọc các truyện có ý nghĩa giáo dục. - Hiện nay một số gia đình còn có những biểu hiện không lành mạnh ở bản thân bố mẹ, anh chị học sinh nói năng thiếu văn hóa, đánh chửi nhau. Từ thực trạng vấn đề nêu trên, tôi đã rút ra những biện pháp thực hiện cụ thể để rèn đọc cho các con đạt hiệu quả cao. III. Nh÷ng biÖn ph¸p thùc hiÖn 1. Các công việc cụ thể của người giáo viên Để chuẩn bị cho việc đọc, trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngồi đọc sao cho đúng tư thế. Khi ngồi đọc cần phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng 30 - 35 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không vội vàng đọc ngay. Học sinh cần đọc to, rõ ràng. Khi đọc thành tiếng, học sinh có thể đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai. Đọc cùng với phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đám đông đầu tiên của trẻ em nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công, tạo cho các em sự tự tin cần thiết. Khi đọc thành tiếng, 5/20
  2. gần gũi đối với lứa tuổi các em. Mỗi bài đã được các nhà viết sách lựa chọn nhằm cung cấp một lượng kiến thức nhất định. Về nội dung các bài Tập đọc lớp 1 xoay quanh các chủ đề : Gia đình, nhà trường, bạn bè, Trong số các bài văn xuôi và thơ đều có nội dung ngắn gắn liền với cuộc sống, khung cảnh thiên nhiên gần gũi, tình cảm gia đình đầm ấm nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ. Tạo cho các em hứng thú nhiều hơn với phân môn Tập đọc. 3. Một số biện pháp giúp học sinh đạt kết quả tốt trong giờ Tập đọc 1. Phương pháp trực quan Phương pháp này phù hợp với tư duy, tâm lí lứa tuổi. Trực quan bằng giọng đọc của giáo viên . Giọng đọc mẫu của giáo viên là hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả cao.Chính vì thế, bài đọc mẫu của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng rõ ràng, trôi chảy và diễn cảm. Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo cho học sinh tâm lý nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát lớp, không đi lại, cầm sách mở rộng, thỉnh thoảng mắt phải dừng sách nhìn lên học sinh nhưng không để bài đọc bị gián đoạn. 2. Hướng dẫn đọc Sách giáo khoa Sách giáo khoa Tập đọc lớp 1 chủ yếu có 2 dạng bài: Dạng thơ, chủ yếu là thể thơ 4 – 5 tiếng. Dạng văn xuôi Cụ thể là trong 42 bài đọc thì có: - 23 bài dạng văn xuôi - 19 bài dạng thơ Việc hướng dẫn đọc đúng được thể hiện trong tiết 1. Đối với lớp 1 dù ở bất kỳ dạng bài nào văn xuôi hay thơ thì trước khi luyện đọc đúng toàn bài bao giờ học sinh cũng được ôn luyện âm vần. Trong phần này các em ôn luyện vần trên cơ sở luyện đọc những từ khó, hay nhầm lẫn khi đọc có ở trong bài. Để thực hiện được tốt phần này, ngoài việc cần lựa chọn thêm những từ 7/20
  3. của từ mà đọc được đúng hơn. Cần tăng cường cho các em nhận xét nhau đọc, đúng hay say, nếu sai thì ở đâu, các em có thể tự sửa lại cho bạn. Nếu học sinh không làm được việc đó, giáo viên phải kịp thời uốn nắn sửa sai ngay cho các em. Nhất thiết phải có khen chê kịp thời. Sau đó cả lớp sẽ đọc đồng thanh thứ tự các từ khó b.Đọc đúng các bài thơ Thơ có tính truyền cảm rất sâu vừa có hình ảnh, vừa có nhạc, khi lắng đọng, lúc ngân vang Cần thể hiện tình cảm khi đọc thơ, có thể là giọng náo nức, tưng bừng; khi trầm buồn hoặc nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng vẫn giữ được tính tự nhiên của giọng đọc, tránh lên bổng, xuống trầm một cách giả tạo, máy móc.Do vậy khi dạy những bài đọc thơ ở giai đoạn đầu tôi thường chép lên bảng các câu thơ cần chú ý ngắt giọng rồi hướng dẫn. Ví dụ: Bài “Cái Bống” Cái Bống / là cái bống bang Khéo sảy, khéo sàng / cho mẹ nấu cơm, Mẹ Bống / đi chợ đường trơn Bống ra gánh đỡ / chạy cơn mưa ròng. Học sinh sẽ được luyện đọc từng dòng thơ rồi đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài. Giáo viên có thể cho các em dùng ký hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc không bị quên. Đến giai đoạn sau (khoảng từ giữa học kỳ II trở đi) tôi đã để học sinh nhìn vào sách và nêu cách ngắt giọng của mình ở từng câu thơ (vì những bài thơ của lớp 1 thường là ngắn nên công việc này cũng không chiếm quá nhiều thời gian trong tiết dạy). Nếu học sinh nói đúng, giáo viên công nhận ngay và cho các em đánh dấu luôn vào sách. Nếu học sinh nói sai, giáo viên sửa lại cho học sinh. 9/20
  4. Ví dụ: Bài“ Sau cơn mưa” : “Mẹ gà mừng rỡ / ‘tục tục’ / dắt bầy con / quây quanh vũng nước / đọng trong vườn” Tôi giải thích ngắt hơi ở từ ‘tục tục” là để nhấn mạnh tiếng kêu của gà mẹ gọi con. *Đối với những bài có lời thoại, giáo viên phải hướng dẫn kỹ học sinh cách lên giọng cuối câu hỏi và xuống giọng cuối câu kể (câu trả lời) Ví dụ : Bài “Vì bây giờ mẹ mới về” Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc từng câu thoại của mẹ và của con. Những câu hỏi của mẹ: Con làm sao thế ? Đứt khi nào thế ? (đọc lên giọng cuối câu) Những câu trả lời của cậu bé. Con bị đứt tay. Lúc nãy ạ ! Vì bây giờ mẹ mới về (đọc xuống giọng ở cuối câu) Hoặc có thể cho học sinh đọc theo phương pháp đóng vai Ví dụ: Bài “vẽ ngựa”, “Vì bây giờ mẹ mới về” , “Người trồng na”. Sau khi sửa xong lỗi ngắt giọng cho học sinh, giáo viên phải gọi nhiều em đọc, các học sinh khác nghe và nhận xét bạn đọc.Việc luyện đọc cho học sinh đọc đúng từ, câu sẽ giúp cho việc đọc đoạn, bài được trôi chảy, lưu loát hơn và học sinh nắm chắc được cách đọc đúng văn bản được học mà không phải tình trạng học vẹt. Để tiết học nhẹ nhàng, không nhàm chán mà lại nhiều em được luyện đọc thì giáo viên phải tổ chức đọc theo nhiều hình thức khác nhau như đọc cá nhân, đọc theo nhóm, theo tổ hoặc đồng thanh. Những hình thức này còn giúp giáo viên kiểm soát được khả năng đọc của toàn thể học sinh trong lớp. 11/20
  5. 4. Nên tránh không khí căng thẳng trong lớp học: như HS ngồi thẳng khoanh tay, mặt nghiêm trang im phăng phắc, không một lời trao đổi với bạn bè, chỉ có mỗi sự lo lắng sợ sệt vì không biết cách đọc hoặc đọc không trôi chảy, ngắc ngứ, Cần tạo tâm thế vui, thoải mái trong giờ tập đọc. 5. GV phải có trình độ ngôn ngữ, kiến thức văn học và một giọng đọc hay mới có tác dụng làm mẫu khi dạy tập đọc. 6. GV yêu cầu HS đọc bài trước ở nhà: bài cũ lẫn bài mới. Đọc bài cũ để GV kiểm tra lại cách đọc và mức độ cảm thụ bài của HS; đọc bài mới để đến lớp các em đọc tốt hơn. Ngoài ra còn đọc các bài đọc thêm trong sách giáo khoa; khuyến khích các em đọc những truyện cổ tích, truyện tranh để trau dồi kĩ năng đọc chữ ở các em. 7. Giáo viên cần động viên, khích lệ, tuyên dương và sửa sai kịp thời 8. Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp, phải dự đoán được tình huống có thể xảy ra trong bài dạy, từ đó có biện pháp thích hợp để giải quyết tình huống đó. 9. Giáo viên chuẩn bị đủ đồ dùng trực quan trong giờ dạy học. Giáo viên luôn coi học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, còn giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh. 10. Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nhất định về kiến thức, phải linh hoạt sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra một điều không thể thiếu đó là lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề, dức tính chịu khó kiên trì, với viên. 13/20
  6. E. PHỤ LỤC KÕ ho¹ch bµi d¹y M«n: TËp ®äc bµi: VÏ ngùa I. môc tiªu: 1. KiÕn thøc: - Häc sinh ®äc tr¬n c¶ bµi. §äc ®óng c¸c tiÕng cã ©m ®Çu s – x, ch – tr c¸c tõ: bao giê, bøc tranh, sao, ngùa, - ¤n 2 vÇn ua – ­a. - BiÕt nghØ h¬i ®óng sau c¸c dÊu chÊm, dÊu phÈy 2. KÜ n¨ng: - Häc sinh ®­îc rÌn kÜ n¨ng ®äc, nghe, nãi. 3. Th¸i ®é: - Yªu thÝch m«n häc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - M¸y tÝnh, m¸y chiÕu. III. ho¹t ®éng d¹y vµ häc chñ yÕu: H×nh thøc, ph­¬ng ph¸p tæ chøc c¸c Ph­¬ng Thêi Néi dung c¸c ho¹t ho¹t ®éng d¹y häc tiÖn sö gian ®éng d¹y häc Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß dông 1' I. æn ®Þnh tæ chøc: II. KiÓm tra bµi cò: - HS ®äc thuéc lßng bµi: C¸i - 1HS tr¶ lêi. Bèng vµ tr¶ lêi c©u hái. - Bèng ®· lµm g× gióp mÑ nÊu c¬m? - HS ®äc thuéc vµ tr¶ lêi c©u hái. - 1HS tr¶ lêi. - Bèng ®· lµm g× khi mÑ ®i chî vÒ? - HS ®äc thuéc lßng. - GV nhËn xÐt. - 1HS tr¶ lêi. III. bµi míi: 1. Giíi thiÖu bµi: - GV ®­a tranh. - HS quan s¸t M¸y 2. LuyÖn ®äc. - GV ®äc mÉu. - HS nghe. chiÕu 15/20
  7. * LuyÖn ®äc SGK: - HS ®äc c¶ bµi SGK. - HS ®äc. - NhËn xÐt * ¤n c¸c vÇn: - Gäi HS ®äc yªu cÇu 1. - HS ®äc. - Môc tiªu: HS t×m - T×m tiÕng trong bµi cã vÇn ­a. - HS ®äc + ph©n ®­îc tiÕng, tõ, nãi c©u - Gäi HS ®äc yªu cÇu 2. tÝch cã chøa vÇn ua – ­a. - Yªu cÇu HS so s¸nh 2 vÇn - HS so s¸nh - GV cho HS t×m tõ ngoµi bµi - HS t×m tõ. cã vÇn ua – ­a. - §­a tranh + giíi thiÖu c©u - HS nghe. mÉu. - HS nãi c©u cã vÇn ua – ­a - HS nãi c©u. - GV nhËn xÐt. IV. Cñng cè: - H«m nay chóng ta häc bµi g×? - HS tr¶ lêi. - Gäi HS ®äc bµi. - HS ®äc. V. dÆn dß: -HS n¾m v÷ng néi dung bµi häc 17/20
  8. - §äc ®óng c¸c tõ: c¾t b¸nh, - Gäi häc sinh ®äc - 2 3 HS ®äc. ®øt tay, ho¶ng hèt. - Gi¶ng nghÜa tõ: ®øt tay, ho¶ng hèt. b) LuyÖn ®äc c©u: Môc tiªu: Gióp hs ®äc ®óng - Gäi hs ®äc tõng cÇu c¸c c©u, biÕt nghØ h¬i sau dÊu chÊm, dÊu phÈy, biÕt ®äc c©u hái. - GV l­u ý hs ®äc c©u tr¶ lêi thÊp giäng cuèi c©u. c) LuyÖn ®äc bµi: - HS ®äc c¶ bµi. - 3 4 hs ®äc - C¶ líp ®äc NghØ gi÷a giê 5-7’ LuyÖn ®äc SGK: - HS ®äc SGK - 3 -4 hs ®äc - NhËn xÐt 3. ¤n c¸c vÇn ­t – ­c: 11’ Môc tiªu: HS t×m ®óng tiÕng, - HS nªu tõ vµ nãi ®­îc c©u cã tiÕng a) Gäi hs ®äc y/cÇu 1 chøa vÇn ­t – ­c. T×m tiÕng trong bµi cã vÇn -HS nªu+ ph©n tÝch ­t? b) 1hs ®äc y/cÇu 2 - T×m tiÕng ngoµi bµi: + Cã vÇn ­t: + Cã vÇn ­c: c) Nãi c©u cã tiÕng chøa vÇn ­t – ­c: - §­a tranh - HS quan s¸t. - Giíi thiÖu c©u mÉu. -T×m tiÕng trong c©u cã - HS nªu. vÇn ­t - §­a tranh: mÑ ®ang lµm - HS tr¶ lêi. g×? - Gäi HS ®äc c©u mÉu. - HS ®äc. - T×m tiÕng cã vÇn ­c. - HS nªu + ®äc l¹i c©u mÉu. - Gäi häc sinh nãi c©u cã - 4-5HS nªu vÇn ­t-­c. 2’ III. Cñng cè: - C¸c con võa häc bµi g×? - HS tr¶ lêi - 1 2 HS ®äc c¶ bµi. - HS ®äc. IV. DÆn dß: - HS n¾m v÷ng néi dung cña bµi häc. 19/20
  9. MỤC LỤC Phần A: Đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích 2 III. Đối tượng nghiên cứu 3 IV. Phương pháp nghiên cứu 3 V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3 Phần B: Giải quyết vấn đề I. Cơ sở lý luận 4 II. Thực trạng 4 III. Những biện pháp thực hiện 5 IV. Kiểm tra kết quả 12 V. Bài học kinh nghiệm 12 Phần C: Kết luận – kiến nghị Phụ lục 15 Tài liệu tham khảo 20 21/20