SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách, tư duy con người. Trong đó, môn Tiếng Việt là một trong những môn học có vị trí rất quan trọng, chiếm thời gian và thời lượng nhiều nhất trong tất cả các môn học. Nó đảm nhận nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực ấy được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là nền tảng hình thành khả năng giao tiếp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong môi trường hoạt động lứa tuổi; Đồng thời nó là cơ sở để phát triển tư duy cho học sinh, giúp các em học tốt các môn học khác. Bởi có đọc tốt thì học sinh mới nhận thức được, hiểu được nội dung, nắm được kiến thức của bài và có cách giải quyết phù hợp. Trong số những phân môn của Tiếng Việt ( Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn) thì phân môn Tập đọc lại chiếm thời lượng nhiều hơn cả (3 tiết /tuần). Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ trau dồi kiến thức Tiếng Việt cho học sinh về phát âm, từ ngữ, câu văn, về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mĩ. Qua các bài tập đọc, học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài đọc, các thông điệp mà các bài tập đọc cần thông báo. Phân môn Tập đọc giúp học sinh phát triển các kĩ năng cần thiết, giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ. Từ đó, giáo dục các em những tình cảm trong sáng, tốt đẹp hơn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot_cac_b.pdf
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng
- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . Trước tiên tôi tìm hiểu để nắm được mục tiêu và các biện pháp dạy Tập đọc học thuộc lòng ở lớp 3. 1. Mục tiêu: - Phân môn tập đọc lớp 3 nhằm rèn cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc hiểu), nghe và nói. Mục tiêu là đọc đúng, rõ ràng, mạch lạc các đoạn thơ, bài thơ, các văn bản nghệ thuật, Tốc độ đọc vừa phải, đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/1 phút.- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn ở lớp 2. Nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc, nắm được ý nghĩa của bài. - Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, cách diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. - Thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa. 2 . Các biện pháp dạy học chủ yếu. a. Đọc mẫu: - Đọc toàn bài: Thường nhằm giới thiệu, gây xúc cảm. tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho học sinh. b. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài đọc. - Những từ ngữ cần tìm hiểu: + Từ ngữ khó đối với học sinh được chú giải ở sau bài đọc. + Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài đọc. - Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ: + Học sinh có thể tự tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách đọc phần giải nghĩa trong sách giáo khoa. + Có thể giải nghĩa bằng đồ dùng dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, ) hoặc cho học sinh làm các bài tập nhỏ để nắm nghĩa của từ như: Tìm từ đồng nghĩa, tìm từ trái nghĩa hay đặt câu với từ cần giải nghĩa. - Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi và bài tập đặt sau mỗi bài. Dựa vào hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên tổ chức cho mỗi học sinh đều làm việc để tự mình nắm được bài. 5/32
- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng Trong lớp có một số học sinh hiếu động, ý thức với bài học chưa cao, không có sự hứng thú khi học bài, có em khả năng ghi nhớ không tốt nên việc yêu cầu các em học thuộc lòng bài ngay tại lớp rất khó khăn. Năm học 2016 - 2017 này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3A với sĩ số 61 học sinh . Để nắm tình hình học tập phân môn Tập đọc học thuộc lòng của các em, sau khi dạy xong tiết tập đọc học thuộc lòng bài “Quạt cho bà ngủ” (tuần 3, Tiếng Việt 3, tập 1, trang 23), tôi thu được kết quả khảo sát như sau: Học sinh thuộc cả bài Học sinh thuộc cả bài thơ, Học sinh chưa thuộc cả thơ, ngắt nghỉ hơi đúng, ngắt nghỉ hơi chưa tốt, bài. nắm chắc nội dung bài. chưa nắm chắc nội dung. SL % SL % SL % 18 32,7 20 36,4 17 30,9 3. Nguyên nhân: Sau khi khảo sát thực tế, tôi thấy rằng: Học thuộc lòng thực chất là một quá trình nắm vững nội dung và ý nghĩa của bài đọc. Đó là quá trình hiểu nội dung bài và học thuộc bài, cái này làm tiền đề cho cái kia, hai nội dung này cùng hỗ trợ nhau. Học thuộc lòng thực chất là sự ghi nhớ văn bản một cách chính xác từng từ, từng câu. Cơ sở khoa học của sự ghi nhớ này chính là tâm lí học về trí nhớ. Khi ghi nhận điều gì tức là hình thành một hệ thống đường liên lạc thần kinh tạm thời khá vững chắc và sau này có khả năng phục hồi lại được. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần, củng cố thật vững chắc thì nó sẽ không mất đi. Sở dĩ hiệu quả của tiết Tập đọc học thuộc lòng chưa đạt được kết quả cao theo tôi có những nguyên nhân sau: - Có những học sinh ý thức tự giác học tập chưa cao, trong lớp thường không chú ý nghe giảng, chưa có ý thức đặt trước cho mình nhiệm vụ phải ghi nhớ và cũng không sử dụng biện pháp nào để trợ giúp cho việc ghi nhớ thêm thuận lợi. Vì vậy những học sinh này thường không thuộc bài hoặc khi giáo viên yêu cầu đọc bài thì cũng chỉ đọc ấp úng được một phần của bài. - Trong các bài tập đọc học thuộc lòng ở lớp 3 thì chủ yếu là thơ (17/18 bài). Bởi vì đặc điểm của thơ là có sự phối hợp của tiết tấu, âm vang của vần điệu, sự hài hòa của âm thanh nên học sinh thường dựa vào những đặc điểm này mà đọc đi đọc lại nhiều lần là thuộc mà không cần hiểu nội dung. Vì vậy, với những học sinh này khi giáo viên yêu cầu đọc thì các em đọc như một cái máy mà không hiểu nội dung bài và nếu chỉ cần quên một câu là các em không thể 7/32
- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng em tự tìm hiểu cách đọc của bài và tập trả lời câu hỏi cuối bài. Đó chính là bước khuyến khích các em thích tự khám phá, tự tìm hiểu và trải nghiệm. Đây là việc làm rất cần thiết để giúp cho các em không bị ngỡ ngàng khi học bài mới mà sẽ giúp cho tiết học nhẹ nhàng, sôi nổi và đạt hiệu quả hơn. Vì các em đã được đọc bài, tự tìm hiểu, khám phá trước bài nên khi đến lớp các em được bày tỏ, được trình bày kết quả mình đã được trải nghiệm sẽ khiến các em mạnh dạn, tự tin hơn và nắm bài nhanh hơn. Tôi không coi trọng đến mức độ học sinh trả lời đúng hay sai mà chủ yếu tôi muốn rèn cho các em có ý thức với bài học. Dù trả lời đúng hay sai thì các em cũng đã có sự chuẩn bị, xem trước bài nên các em sẽ nắm bài nhanh hơn và ghi nhớ bài được lâu hơn. 3. Nghiên cứu trước bài dạy để lập kế hoạch dạy học chi tiết. Mỗi tiết tập đọc muốn đạt hiệu quả cao thì yêu cầu đối với người giáo viên là phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, lập kế hoạch dạy học chi tiết, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Khi dạy bất kì một bài tập đọc nào, bao giờ tôi cũng dành một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm. Đọc bài một vài lần để tìm hiểu cách đọc, dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra để lập kế hoạch dạy học phù hợp. Đối với các bài tập đọc học thuộc lòng ở lớp 3 thì chủ yếu là thơ, do vậy trước khi dạy tôi luôn tìm hiểu cách ngắt nhịp thơ, cách gieo vần, thể loại thơ, để từ đó xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức tổ chức sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Giáo viên có nghiên cứu kĩ bài trước thì mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái hồn của tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài và phần giảng bài của giáo viên mới hấp dẫn, thu hút học sinh hứng thú với bài học. Ví dụ: Khi dạy bài : "Nhớ Việt Bắc" ( Tuần 14, Sách Tiếng Việt tập 1, trang 115). Khi dạy giáo viên phải đọc trước bài để nắm được cách ngắt, nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng thơ, các câu thơ ( Chẳng hạn câu 1 ngắt theo nhịp 2/4, 2/2/4, nhưng chuyển sang câu 2 lại ngắt theo nhịp 2/4, 4/4 ) Ta về, / mình có nhớ ta / Ta về, / ta nhớ / những hoa cùng người. // Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi / Đèo cao nắng ánh / dao gài thắt lưng. // Ngày xuân /mơ nở trắng rừng / Nhớ người đan nón /chuốt từng sợi giang. // 9/32
- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng em óc tò mò, muốn tìm hiểu mỗi người, mỗi vật xung quanh chúng ta làm những công việc gì, công việc đó đem lại lợi ích như thế nào. 4.4. Giáo viên đọc mẫu: Đọc mẫu toàn bài: Nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho học sinh. Khi đọc mẫu, giáo viên cần đọc đúng giọng điệu của bài, phát âm chuẩn, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng thể loại văn, thơ, truyện kể, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, làm chủ tốc độ, điều chỉnh âm lượng giọng đọc để tạo sự hấp dẫn, cuốn hút học sinh chú ý đễn bài học. Đọc mẫu câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “ tạo tình huống” để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. Đọc từ, cụm từ: Nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh. Phần đọc mẫu của giáo viên có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh trong việc rèn kĩ năng đọc. Có những học sinh tư duy tốt, khi nghe giáo viên đọc mẫu là các em có thể đã phát hiện ra cách đọc của bài. Do vậy, với mỗi bài tập đọc, giáo viên cần đọc trước bài, nghiên cứu kĩ bài để có cách đọc bài phù hợp nhất. Chẳng hạn với những đoạn văn, bài văn xuôi, câu chuyện kể thì khi đọc mẫu giáo viên cần chú ý đến cách ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ dài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm hay phải thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật trong bài . Còn với những bài tập đọc là bài thơ, thì khi đọc mẫu giáo viên cần đặc biệt chú ý đến thể loại thơ, cách ngắt nhịp, cách gieo vần Ví dụ : Khi dạy bài tập đọc “ Bận” ( Tuần 7 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 59) Đây là bài thơ viết theo thể thơ 4 chữ, khi đọc diễn cảm bài thơ này giáo viên cần đọc bài với giọng vui, khẩn trương, chú ý cách ngắt nhịp giữa các dòng thơ và nhấn giọng những từ ngữ in đậm thể hiện sự bận rộn của mọi người, mọi vật. Trời thu / bận xanh / Sông Hồng / bận chảy / Cái xe / bận chạy / Lịch / bận tính ngày / Con chim / bận bay Cái hoa / bận đỏ Cờ / bận vẫy gió Chữ / bận thành thơ / . 11/32
- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng * Luyện đọc thầm Dựa vào sách giáo khoa, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng việc đọc hiểu ( Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu, nhớ điều gì ? ). Có đoạn văn (thơ) cần cho học sinh đọc thầm 2, 3 lượt với tốc độ nhanh dần và từng bước thực hiện các yêu cầu từ dễ đến khó, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh, khắc phục tình trạng học sinh đọc thầm một cách hình thức, giáo viên không nắm được kết quả đọc - hiểu của học sinh để xử lí trong quá trình dạy học. 4.6., Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài. * Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Có thể nói việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc tìm hiểu nghĩa của các từ mới. Nhưng như thế không có nghĩa là để hiểu văn bản chúng ta phải lần lượt tìm hiểu nghĩa của tất cả các từ trong bài. Giáo viên phải tìm hiểu và có kĩ năng để nhận ra những từ nào cần giúp học sinh tìm hiểu nghĩa. Trong mỗi văn bản, có một số từ ngữ quan trọng mà nếu học sinh không hiểu nghĩa của các từ đó thì rất khó để hiểu đúng nội dung văn bản. Đó là những từ ngữ “chìa khóa” có quan hệ trực tiếp với chủ đề của văn bản, nếu bỏ những từ này thì tính liên kết, tính mạch lạc của văn bản bị đứt quãng. Điều quan trọng là dạy học sinh hiểu từ ngữ trong bài cũng như dạy đọc hiểu là một hệ thống mở tức là không bao giờ dạy hết được. Do đó, giáo viên phải biết lựa chọn từ ngữ quan trọng cần giải nghĩa và mức độ giải nghĩa phù hợp với văn cảnh, với đối tượng học sinh. - Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa gồm: + Từ ngữ khó đối với học sinh được chú giải ở sau bài đọc. + Từ ngữ phổ thông mà học sinh chưa quen. + Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài đọc. Đối với các từ ngữ còn lại, nếu có học sinh nào chưa hiểu, giáo viên giải thích riêng cho học sinh đó hoặc tạo điều kiện để học sinh khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giảng chung cho cả lớp. - Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ: + Học sinh có thể tự tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách đọc phần giải nghĩa trong sách giáo khoa. Giáo viên cũng có thể dựa vào vốn từ học sinh đã có để giải nghĩa bằng nhiều cách khác nhau như: Giải nghĩa bằng đồ dùng dạy học (hiện vật, tranh ảnh, mô hình, vi deo, ). + Hoặc cho học sinh làm những bài tập nhỏ để nắm nghĩa của từ như: Tìm từ đồng nghĩa với từ cần giải nghĩa. Tìm từ trái nghĩa với từ cần giải nghĩa. 13/32
- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng - Cách tìm hiểu nội dung bài đọc: + Phương hướng và cách tìm hiểu nội dung bài đọc được thể hiện ở những câu hỏi và bài tập đặt sau mỗi bài. Đối với học sinh lớp 3, trước hết, sách giáo khoa nêu các câu hỏi giúp học sinh tái hiện nội dung bài đọc (câu hỏi tái hiện), sau đó mới đặt ra những câu hỏi giúp các em nắm được những vấn đề thuộc tầng sâu hơn như ý nghĩa của bài, tính cách nhân vật, thái độ của tác giả (câu hỏi suy luận). Dựa vào hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên tổ chức sao cho mỗi học sinh đều được làm việc để tự mình nắm được bài. + Tuy nhiên, số yêu cầu hạn chế số chữ ở các câu hỏi cho phù hợp với khả năng đọc của học sinh lớp 3, sách giáo khoa chỉ nêu những vấn đề chính cần thảo luận. Để giúp học sinh hiểu bài, đôi khi tôi có thêm những câu hỏi phụ hoặc có thể tách câu hỏi cuối bài thành các ý nhỏ hơn để một học sinh không phải trả lời dài. Có những câu văn, câu thơ tôi yêu cầu học sinh đọc thầm với tốc độ nhanh dần và từng bước thực hiện yêu cầu từ dễ đến khó nhằm rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh, khắc phục tình trạng các em đọc thầm một cách hình thức. Trong quá trình tìm hiểu bài, tôi luôn chú ý rèn học sinh cách trả lời câu hỏi bằng lời của mình, diễn đạt ý bằng câu văn gọn, rõ. Ví dụ 1: Với bài tập đọc “ Về quê ngoại” ( Tuần 16 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 133) Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thì ngoài các câu hỏi cuối bài đọc, tôi đã hỏi thêm các câu hỏi phụ nhằm gợi mở, dẫn dắt học sinh trả lời, tôi đã nêu hệ thống câu hỏi như sau: + Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ? Câu thơ nào cho con biết điều đó ? + Quê bạn nhở ở đâu ? + Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ ? + Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo ? + Sau chuyến về thăm quê ngoại đã làm cho bạn nhỏ có gì thay đổi ? Ví dụ 2: Với bài tập đọc “ Bận” ( Tuần 7 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 59) Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, với câu hỏi 1 trong sách giáo khoa, tôi đã tách thành 2 câu hỏi nhỏ để 1 học sinh không phải trả lời dài, đồng thời cũng giúp học sinh bước đầu ghi nhớ được “mọi người”, “ mọi vật” xung quanh chúng ta luôn luôn phải làm những công việc đặc trưng riêng của mình: 15/32
- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng + Khổ thơ 2: Mọi người đều bận rộn với công việc của mình. + Khổ thơ 3: Mọi vật, mọi người bận mà vui. - Về hình thức: + Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ. + Nhịp thơ: 2/2 và 1/3. + Điệp từ “bận” được lặp lại nhiều lần. Trời thu / bận xanh / Sông Hồng / bận chảy / Cái xe / bận chạy / Lịch/ bận tính ngày / Con chim / bận bay Cái hoa / bận đỏ Cờ / bận vẫy gió Chữ /bận thành thơ / . Còn con / bận bú / Bận ngủ / bận chơi / Bận / tập khóc cười / Bận / nhìn ánh sáng. // Với nhịp thơ phổ biến là 2/2 và 1/3 thể hiện sự khẩn trương, bận rộn của mọi người, mọi vật xung quanh chúng ta, giúp học sinh dễ nhớ và ghi nhớ được lâu hơn. * Vần thơ: Nó như mắt nối các câu thơ với nhau tạo nên âm hưởng trọn vẹn cho nhịp thơ và góp phần nâng cao cảm xúc thẩm mĩ cho thơ. Đặc biệt trong thơ lục bát, cách gieo vần được thể hiện rất rõ ràng. Các câu thơ phổ biến là vần chân (ở cuối câu) và vần lưng (ở giữa câu) được lặp lại nhiều lần giúp học sinh dễ nhớ. Ví dụ 1: Bài tập đọc “ Nhớ Việt Bắc” ( Tuần 14 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 115) Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gà1i thắt lưng. 17/32
- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng một mình, con người giống như một đốm lửa nhỏ không tỏa sáng, cháy lan ra được mà sẽ tàn lụi mà thôi. + Núi không được chê đất thấp bởi vì núi nhờ có đất bồi mà cao, biển không được chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông đổ ra mà đầy. - Nhịp thơ: 3/3, 4/4, 2/4, 2/6. - Vần điệu: Các câu thơ phổ biến là vần chân (ở cuối câu) và vần lưng (ở giữa câu) được lặp lại nhiều lần giúp học sinh dễ nhớ. * Giúp học sinh lập mối liên hệ giữa những điểm tựa trong bài: Tức là giúp học sinh lập một dàn ý khái quát cho toàn bài. Vì vậy, giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh những điểm cần lưu ý để tái hiện lại các ý, các phần của bài được thuận lợi. Đây là bước học sinh có thể nhớ bài trên cơ sở hiểu bài từ các phần trước. Ví dụ: Ở bài " Bài hát trồng cây (Tuần 31 - Sách Tiếng Việt tập 2 – trang 109) - Ở bài này, nếu học sinh không phân biệt kĩ thì rất dễ nhầm khi đọc thuộc lòng bài thơ. Vì thế, khi dạy bài này, tôi đã quy về những điểm cần ghi nhớ sau để giúp học sinh dễ học thuộc và nhớ chính xác bài. + Trồng cây sẽ có : 1. Tiếng hát (tiếng hót). 2. Ngọn gió. 3. Bóng mát. 4. Hạnh phúc. + Tiếng hát => Trên vòm cây / Chim hót lời mê say. + Ngọn gió => Rung cành cây / Hoa lá đùa lay lay. +Bóng mát => Trong vòm cây / Quên nắng xa đường dài. + Hạnh phúc => Mong chờ cây / Mau lớn lên từng ngày. Với cách sử dụng điệp ngữ "Ai trồng cây", "Người đó có", "Em trồng cây" giúp cho học sinh dễ nhớ, dễ thuộc bài thơ. Với những học sinh chưa thuộc kĩ bài thơ, giáo viên chỉ cần gợi ý cho học sinh nhớ lại những "từ điểm tựa" trên thì học sinh có thể nhớ lại được từng khổ thơ và dựa vào điệp ngữ "Ai trồng cây", Người đó có" được lặp lại để học thuộc cả bài thơ một cách dễ dàng và chính xác. 4.8. Tổ chức cuộc thi hay trò chơi luyện học thuộc lòng một cách nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung bài học để giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức. Sau khi học sinh đã hiểu bài, biết suy luận và chọn điểm tựa để ghi nhớ bài đọc thì giáo viên cần giúp học sinh củng cố và khắc sâu sao cho kiến thức đó 19/32
- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng Mời 2 nhóm (mỗi nhóm 6 học sinh tham gia chơi), yêu cầu mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ nối tiếp đến hết bài. Khi tham gia trò chơi, mỗi học sinh phải chú ý lắng nghe bạn đọc để có thể đọc nối tiếp được. Như vậy sẽ giúp các em không những thuộc bài và còn nhớ bài lâu hơn vì khi theo dõi bạn đọc là các em đã được đọc nhẩm theo bạn, đó là hình thức đọc thầm để nhớ bài. * Trò chơi 3 : “Thả thơ” Cách chơi như sau: - Giáo viên ghi vào các tờ phiếu 1 dòng thơ hoặc một vài từ chính của khổ thơ, sau đó tổ chức cho học sinh tham gia chơi. - Mời 2 nhóm tham gia chơi (mỗi nhóm là đại diện các bạn của 1 dãy). - Khi có hiệu lệnh của giáo viên “Trò chơi bắt đầu” thì nhóm “Thả thơ” cử một bạn “Thả” (đưa) ra cho bạn nhóm đối diện một từ phiếu. Bạn được nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ có dòng thơ hoặc các từ đã ghi trong phiếu. Sau đó đổi ngược lại, nhóm vừa được nhận phiếu sẽ là “Nhóm thả thơ” và cách chơi tương tự . Hết thời gian chơi, nhóm nào đọc đúng hết tất cả các khổ thơ trong phiếu quy định thì nhóm đó thắng cuộc. * Trò chơi 4: “Truyền điện” Cách chơi như sau: - 2 dãy sẽ cử các bạn đại diện của dãy mình lên bốc thăm để giành quyền đọc trước. Bạn đại diện của dãy đọc trước sẽ đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài, sau đó chỉ định thật nhanh một bạn bất kì của dãy đối diện đọc bài. Bạn vừa được chỉ định sẽ phải đọc câu thơ tiếp theo của bài. Nếu bạn đó đọc đúng thì có quyền chỉ định một bạn của dãy đối diện đọc câu thơ tiếp theo (Nếu bạn nào được chỉ định đứng lên mà không thuộc bài thì đứng ra một bên) và nhóm được chỉ định sẽ chỉ định bạn khác. Cứ như vầy cho đến khi kết thúc bài, nhóm nào có số học sinh đứng ra ngoài nhiều thì nhóm đó thua cuộc. * Trò chơi 5: “Thi đọc bài hay” Cách chơi như sau: - Giáo viên thiết kế trên bài giảng điện tử các bông hoa hoặc các con vật. Dưới mỗi bông hoa hoặc con vật là các yêu cầu (Có thể ghi từ đầu tiên, dòng thơ đầu tiên của khổ thơ hoặc ghi yêu cầu đọc thuộc khổ thơ nào hay đọc thuộc cả bài thơ), số lượng bông hoa hoặc con vật tương ứng với số khổ thơ trong bài. - Mời học sinh tham gia chơi: Mỗi học sinh sẽ chọn cho mình một bông hoa hoặc một con vật mà mình thích, sau đó thực hiện yêu cầu được ghi dưới bông hoa hoặc con vật đó. Cả lớp và giáo viên theo dõi, bình chọn cá nhân đọc 21/32
- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA Tập đọc BẬN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: sông Hồng, vào mùa, đánh thù, bận, rộn vui. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài "Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời" . 2. Kĩ năng: - Đọc đúng các từ ngữ: chảy, lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu, - Đọc bài với giọng vui, khẩn trương , thể hiện sự bận rộn của mọi người, mọi vật. Học thuộc lòng bài thơ. - Giáo dục học sinh kĩ năng nhận thức và lắng nghe tích cực. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức chăm chỉ làm việc, có ý thức với công việc để góp phần cho cuộc sống thêm vui. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy tính. 2. Học sinh: Sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Phương pháp và hình thức tổ chức TG Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động của Hoạt động của HS GV A. Ổn định tổ chức: - Nêu yêu cầu - Cả lớp hát tập 1’ - Hát tập thể bài một bài . B. Khởi động: 5’ - Ôn lại bài tập đọc “ Trận bóng - Mỗi HS kể 1 - 3 HS kể nối tiếp dưới lòng đường”. đoạn theo lời của 3 đoạn của câu một nhân vật. chuyện theo lời - Câu chuyện một nhân vật. khuyên các con - Lớp nhận xét điều gì ? bạn kể . 1’ C. Bài mới - NhËn xÐt. 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu vào - Ghi đầu bài “ Ở lớp 2, các con đã được học bài trực tiếp bài “ Làm việc thật là vui” nói về niềm vui của mọi người, mọi vật, nhờ làm việc mà thấy mình có ích. Qua bài tập đọc hôm 23/32