SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Khối 3 nâng cao hiệu quả môn Nhảy dây

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước luôn đặt trọng tâm giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục Tiểu học của nước ta đang thực hiện những đổi mới đồng bộ và toàn diện nhằm góp phần tạo những con người lao động tự chủ, năng động. Xuất phát từ thực tiễn giáo dục, môn Thể dục được coi trọng, thể hiện ở sự đầu tư của ngành giáo dục và đào tạo trong việc biên soạn, đổi mới sách giáo khoa và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên chuyên trách. Nhất là đối với những trường thuộc mô hình học 2 buổi/ ngày.

Nâng cao đức - trí - thể - mỹ cho con người là vấn đề vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển toàn diện của xã hội và tiền đề của những yếu tố đó là sức khỏe.

Nhận thức được việc rèn luyện cho học sinh có sức khoẻ rất quan trọng. Vì vậy giáo dục Thể dục cần phải nâng cao chất lượng dạy học. Môn Thể dục nói chung và môn nhảy dây nói riêng là môn học không thể thiếu trong giáo dục toàn diện cho các em.

Từ những năm 2000 trở về trước, chất lượng giáo dục chưa phát triển theo kịp tiến độ khoa học kĩ thuật và nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Vì vậy Bộ giáo dục & đào tạo quyết định tiến hành đổi mới chương trình, phương pháp dạy và học môn Thể dục nói chung nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh.

Từ thực trạng nêu trên, bản thân tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh khối 3 nâng cao hiệu quả môn nhảy dây” để nghiên cứu, thực hiện. 
 

pdf 16 trang Đào Bích 22/12/2023 4340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Khối 3 nâng cao hiệu quả môn Nhảy dây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_khoi_3_nang_cao_hieu_qua.pdf

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Khối 3 nâng cao hiệu quả môn Nhảy dây

  1. - Học sinh vận động tập luyện ít không phát huy tính tích cực tốt, ngoài 2 tiết học ở trường các em về nhà không tập luyện thêm do đó chưa nâng cao kết quả học tập từ đó các em không ham thích học môn nhảy dây. - Dụng cụ tập luyện đôi khi còn thiếu do các em quên, nhà thể chất còn bé cho nên chưa đáp đủ nhu cầu cho các em. - Trang phục cho các em còn hạn chế như: Giày .Do đó không phục vụ tốt cho luyện tập môn nhảy dây. - Học sinh Tiểu học đang tuổi ăn, tuổi chơi, các hoạt động vui chơi, học tập, đều mang tính chất trẻ con. Vì vậy chúng ta phải tạo cho các em mọi điều kiện vui chơi giải trí để các em ham thích. Từ đó các em có lòng tin ở bản thân mà cố gắng học tập, tạo nên thói quen luyện tập hàng ngày dần dần các em sẽ ham thích học môn nhảy dây. 4. Các biện pháp tiến hành *Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh nhiều trò chơi, kết hợp tổ chức các hoạt động dạy học phong phú, phù hợp với học sinh. - Tổ chức cho học sinh chơi nhiều trò chơi. Hầu hết các trò chơi vận động được sử dụng trong giáo dục thể chất ở trường Tiểu học đã mang sẵn tính mục đích một cách rõ ràng. Trong quá trình chơi, học sinh tiếp xúc với nhau, cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thể có trách nhiệm động viên, giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ của mình, vì vậy tình bạn, lòng nhân ái tinh thần tập thể, được hình thành. Cũng trong quá trình chơi, đã xây dựng cho học sinh tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỉ luật, sự sáng tạo, để hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Do vậy, giáo viên đã mạnh dạn linh hoạt trong việc tổ chức cho học sinh chơi nhiều trò chơi và chủ yếu chơi những trò chơi nghiêng về phát triển thể lực và phản xạ nhanh nhẹn cho học sinh. Ví dụ: Trò chơi: “Chạy tiếp sức” nhằm rèn luyện kĩ năng chạy, phát triển sức 5
  2. nghiêm túc cho từng tiết dạy Dưới đây là tiết dạy minh họa: BÀI 45: ÔN NHẢY DÂY I.MỤC TIÊU 1. Nội dung - Củng cố và nâng cao kỹ năng động tác nhảy dây kiểu chụm 2 chân. - Chơi trò chơi “ Chuyền bóng tiếp sức” 2. Yêu cầu a. Kiến thức - Yêu cầu HS thực hiện động tác ở mức độ tương đối đúng, nhanh, nhịp nhàng, khéo léo. - Yêu cầu HS biết cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động. - HS phải giữ trật tự, ổn định lớp học, giờ học và làm theo sự hướng dẫn của GV. b. Kỹ năng - HS nắm được kỹ thuật và nâng cao được thành tích nhảy dây. - Qua trò chơi rèn luyện cho các em tính kéo léo, nhanh nhẹn. c. Thái độ - Hành vi - HS nghiêm túc trật tự, tác phong nhanh nhẹn, tính tập thể cao II. ĐỊA ĐIỂM – PHƢƠNG TIỆN: - Địa điểm : Nhà thể chất. - Phương tiện : Còi, dụng cụ, mỗi 1 HS một dây nhảy cá nhân, 04 bóng . III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP LÊN LỚP: ĐL Nội dung TG SL Phƣơng pháp giảng dạy 7
  3. *Biện pháp 3: Chuẩn bị các phương tiện đồ dùng dạy học Căn cứ vào mục tiêu của các tiết dạy, tôi chuẩn bị đồ dùng mỗi học sinh một dây nhảy, bóng, một số ảnh các nhóm nhảy dây sao cho phù hợp. Đồ dùng dạy học ở buổi học này không đòi hỏi quá cao siêu nhưng không thể thiếu và phải đảm bảo tính an toàn. Có như vậy mới cuốn hút, gây hứng thú học tập cho các em. Ví dụ: Đối với sau tập luyện có sự thi đua giữa các tổ * Biện pháp 4: Sáng tạo phần thưởng cho học sinh Phần thưởng rất có tác dụng trong công tác giáo dục. Ngoài việc khích lệ tinh thần học tập và rèn luyện của học sinh còn tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong lớp học, ở các tiết dạy này chủ yếu là tổ chức các hoạt động mang tính thi đua nhẹ nhàng, thoải mái. Sau mỗi cuộc thi tôi thường tổng kết tuyên dương trước lớp nhất là được tặng 1 phần thưởng để trao tặng ngay sau mỗi tiết học thì các em rất hứng thú. Vì vậy tôi đã sáng tạo một số phần thưởng như sau: + Phần thưởng trong các tiết học: Quả cầu chinh, dây nhảy với những phần thưởng này các em có thể tập luyện ở nhà hoặc những giờ ra chơi ở trường học. + Phần thưởng sau mỗi học kỳ: Sau mỗi học kỳ tổng kết số lượng phần thưởng của học sinh em nào đạt được nhiều giải thưởng trong các tiết học sẽ được trao giải đặc biệt của học kỳ và đề nghị được nhận thưởng cuối năm học. Đề xuất của biện pháp : Mua phần thưởng và trao cho các em đạt được nhiều thành tích, đó là những em chăm chỉ học tập có nhiều thành tích, thể hiện tài năng ở nhiều mặt: đá bóng, đá cầu, chơi trò chơi, đồng diễn dành giải nhất, nhì bài thể dục và những em đạt giải thưởng trong các cuộc thi “ Hội khoẻ phù Đổng” cấp trường và các hoạt động thể thao do huyện và thành phố tổ chức. * Biện pháp 5: Không ngừng rèn luyện kỹ năng chuyên môn, trau dồi kiến thức. Để thực hiện tốt các biện pháp trên, ngoài giờ lên lớp tôi còn thường xuyên rèn luyện kỹ năng nhiệm vụ như: Luyện đọc, luyện nói, luyện tập các môn Thể dục 9
  4. + Giáo viên cần tham khảo, đọc thêm sách báo, xem đài để có những thông tin chính xác. + Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, đẹp mắt để gây hứng thú cho các em. + Phải có kĩ năng nhảy dây khi lên lớp. + Tìm ra những trò chơi dân giân có thể thay thế những trò chơi trong sách để các em không nhàm chán vì phải chơi lại những trò chơi cũ. - Ở lớp: + Giáo viên cần quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, thường xuyên quan sát sửa sai cho các em. + Phần lý thuyết cần truyền thụ ngắn gọn, cần chú trọng vào nội dung chính, cần nhiều thời gian tập luyện. + Giáo viên tổ chức phân chia nhóm tập luyện đồng thời theo dõi các nhóm để giúp đỡ các em. + Tổ chức cho các em thi đua thường xuyên, gây hứng thú trong khi học. + Tổ chức trò chơi thường xuyên và cho các em chơi nhiều trò chơi mới lạ để tránh sự nhàm chán. Đối với học sinh: - Ở nhà: + Học sinh cần rèn luyện đúng theo qui tắc tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý, tập vừa sức, liên tục. Phương pháp tập nhóm với học sinh gần nhà hoặc cá nhân, tự rèn luyện kĩ năng nhảy dây theo hướng dẫn của giáo viên. - Ở lớp: + Học sinh tập trung chú ý nắm kiến thức kĩ năng nhảy dây. + Chấp hành nghiêm túc sự hướng dẫn tập luyện của giáo viên. + Học sinh tập luyện ở tổ nhóm phải biết sửa sai theo hướng dẫn của cán sự hay tổ trưởng. 5. Kết quả đạt đƣợc. Với các biện pháp nêu trên, qua thời gian học vừa qua tôi đã đạt được kết quả khả quan thông qua bảng số liệu sau: 11
  5. Bài học kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh khối 3 nâng cao hiệu quả môn nhảy dây” - Người giáo viên phải yêu nghề, luôn lấy giáo dục làm trọng tâm. - Luôn luôn tìm tòi học hỏi rút ra kinh nghiệm để nâng cao tay nghề. - Giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng nhảy dây, yêu nghề mến trẻ. - Quan tâm chăm sóc, giúp đỡ các em xem các em là người thân. - Áp dụng phương pháp dạy phát huy tính tích cực. - Vận dụng nhiều phương pháp dạy nhằm tạo tính tích cực, hứng thú cho các em. - Tăng khối lượng vận động, thời gian luyện tập, khi dạy chương trình mới thì phải đổi mới phương pháp dạy cho phù hợp với nội dung chương trình, tránh sự lập đi lập phương pháp cũ học sinh dễ nhàm chán. - Thường xuyên tổ chức thi đua ở các nhóm, tổ, tạo sự hứng thú cho các em. 13
  6. Trên đây là một vài biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng để dạy tốt nhảy dây trong các tiết học của các em khối 3. Đề tài không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót , kính mong sự đóng góp ý kiến của cấp trên và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết không sao chép nội dung của người khác. SÁCH THAM KHẢO STT TÊN SÁCH TÊN TÁC GIẢ 1 Bồi dƣỡng phƣơng pháp giảng dạy môn Đinh Phƣơng Luyện thể dục 2 Sách giáo viên thể dục 3 Phạm Vĩnh Thông 3 100 trò chơi vận động cho học sinh tiểu Trần Đồng Lâm (chủ biên) học 15