SKKN Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh Lớp 4

Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ đặc biệt là sự mạnh dạn,tự tin,tính tích cực,chủ động,sáng tạo.

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn tổ chức,theo dõi các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Ở đầu mỗi năm học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh tương đương nhau. Nhưng đến cuối năm, có lớp chất lượng học tập của học sinh lại vượt trội hơn so với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nếu có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để giúp cho học sinh thích học, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức và luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Bước vào năm học mới, tôi định hướng cho mình phải gây được tâm thế cho học sinh để các em bước vào năm học mới đầy tự tin và phấn khởi,tích cực chủ động nắm bắt kiến thức. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Để phát huy được tính tích cực,chủ động của học sinh trong các giờ học giáo viên cần chọn và tổ chức các hình thức dạy học hợp lí. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp và trên hết là tình thương yêu đối với học trò. Chỉ có tình thương yêu thực sự và lòng yêu nghề của giáo viên mới đem lại niềm vui,sự hứng khởi cho học sinh trong các giờ học khi các em chủ động tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn,gợi mở của giáo viên. 
 

pdf 15 trang Đào Bích 27/12/2023 4560
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_c.pdf

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh Lớp 4

  1. Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 4 theo ý hiểu của mình mà thường kể chuyện theo cách ghi nhớ máy móc. Với những học sinh chưa hiểu, chưa nắm được nội dung câu chuyện, các em rất sợ hoặc không dám kể chuyện trước lớp. Còn với những học sinh đọc nhỏ thì không xung phong đọc bài. Nhiều giờ học, chỉ có một vài học sinh kể chuyện hoặc một vài em xung phong đọc bài. Chính vì vậy, giờ học trở nên tẻ nhạt, không có sự hào hứng, sôi nổi trong học sinh. Trước tình trạng giờ học như vậy, trong các giờ tập đọc, tôi đã rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, to rõ và khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc cho học sinh đồng thời động viên, khuyến khích các em nói to, rõ ràng. Nếu em nào đọc nhỏ, đọc sai, tôi cho các em đọc lại 1 - 2 lần. Khi lần sau học sinh đọc có sự tiến bộ hơn lần trước, tôi động viên bằng những lời khen ngợi, tạo hứng khởi cho học sinh, giúp các em tự tin hơn vào bản thân mình. Đặc biệt là những học sinh đọc nhỏ, đọc c̣òn vấp luôn được gọi đọc nhiều trong các giờ tập đọc. Mặt khác, tôi còn yêu cầu các em tự theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả đọc của bạn và tự nhận ra sự tiến bộ của bạn, của mình trong mỗi giờ luyện đọc. Đối với tiết kể chuyện, tôi thường hướng dẫn các em kể từng đoạn truyện dựa vào từng bức tranh hoặc qua từng lời gợi ý chứ không nên dựa hoàn toàn vào văn bản. Lúc đầu các em kể chưa tốt chỉ cần kể lại một đoạn của câu chuyện. Mỗi lần học sinh lên kể chuyện trước lớp, bao giờ tôi cũng yêu cầu các em khác lắng nghe để nhận ra ưu, nhược điểm của bạn, từ đó tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình và bổ sung ý kiến cho bạn. Nhờ vậy, trong cùng một đoạn truyện, mỗi học sinh có một cách kể chuyện theo sự sáng tạo riêng của mình. Đặc biệt tôi thường động viên, khen ngợi những học sinh có sự sáng tạo và tự nhiên trong kể chuyện để các em tin vào khả năng diễn đạt của mình trước lớp. Qua một thời gian, tôi nhận thấy giờ học Tập đọc, Kể chuyện của lớp đạt hiệu quả rõ rệt, số học sinh đọc to, rõ ràng và kể chuyện lưu loát, tự nhiên tăng lên, giờ học trở nên sôi nổi, hào hứng hơn. Các em tham gia vào giờ học một cách tự tin hơn. 3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện tính tích cực, chủ động cho học sinh thông qua tinh thần phát biểu ý kiến xây dựng bài. Mục tiêu của quá trình dạy học không chỉ cung cấp cho các em tri thức và ngôn ngữ mà các em phải biết sử dụng ngôn ngữ đã được cung cấp để diễn đạt những tri thức mà mình đã có, đã hiểu. Đây là một vấn đề cực kì quan trọng cần được tổ chức trong các giờ học thông qua hoạt động phát biểu ý kiến xây dựng 5/14
  2. Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 4 Đối với những học sinh mà khả năng tiếp thu bài còn chậm và diễn đạt chưa tốt, tôi đặt ra các câu hỏi cụ thể hơn để các em có thể tự trả lời được, trình bày được sự hiểu biết của mình về nội dung bài học. Khi học sinh phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc sai, bao giờ tôi cũng để các em phát biểu hết ý kiến chứ không cắt ngang hoặc bắt các em dừng lại khi các em trả lời sai ý hoặc chưa hiểu ý của câu hỏi giáo viên đưa ra; đặc biệt, tôi không để tình trạng học sinh chê cười, chê bai khi các bạn phát biểu sai. Sau khi học sinh phát biểu xong ý kiến của mình, tôi mới giúp các em phân tích cái đúng, cái sai của ý kiến đã phát biểu. Nếu đó là ý kiến đúng, tôi yêu cầu 1 - 2 học sinh trình bày lại để cả lớp cùng hiểu bài và cùng khắc sâu kiến thức. Nếu đó là ý kiến sai, tôi hướng dẫn phân tích để thấy rõ lí do sai và yêu cầu chính học sinh đó phát biểu lại ý kiến đúng. Qua việc làm trên, tôi thấy các em hào hứng, sôi nổi hơn trong việc giơ tay xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài; các em không còn rụt rè, sợ phát biểu ý kiến trước tập thể lớp nữa. 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức hình thức học tập theo nhóm để giúp các em phát huy khả năng tích cực, chủ động, tự tin, bạo dạn trước tập thể. Vì trong giờ học, thời gian có hạn nên không phải bất cứ học sinh nào cũng được bộc lộ khả năng hiểu biết và diễn đạt sự hiểu biết của mình trước tập thể lớp. Để khắc phục tình trạng này và giúp các em được tham gia nhiều vào các hoạt động học tập, tôi thường tổ chức hoạt động nhóm. Trong hoạt động nhóm, học sinh được trao đổi bàn bạc với nhau về nội dung học tập, sinh hoạt, vui chơi, Được học bạn, được hợp tác với bạn nên tri thức của các em trở nên sâu sắc hơn, dễ nhớ, dễ thuộc và được mở rộng hơn. Mặt khác, nhờ không khí thảo luận thân tình, cởi mở mà những em nhút nhát trước tập thể lớp cũng được rèn luyện để trở nên bạo dạn hơn. Nhờ yêu cầu tôi đưa ra là mỗi bạn lần lượt phải góp ý 1 - 2 câu nên ai cũng phải tham gia hoạt động nhóm. Các em đã dần dần học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe và có sự nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn. Từ đó, các em trở nên dễ hòa đồng vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tin tưởng vào bản thân cùng sự tích cực chủ động, hứng thú trong mọi hoạt động học tập và sinh hoạt, vui chơi. Hình thức hoạt động nhóm không chỉ được tôi tổ chức trong giờ học mà tôi còn tổ chức ngoài giờ lên lớp với các hoạt động khác nhau như vui chơi giữa giờ, văn nghệ Trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm, tôi thường tổ chức 7/14
  3. Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 4 thức đã học trong các tiết học chính nhưng cũng có thể là những vấn đề liên quan đến chủ điểm như An toàn giao thông, tìm hiểu về Bác Hồ, tìm hiểu về ngày nhà giáo Việt Nam, tìm hiểu về ngày 8/3, tìm hiểu về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hình thức tổ chức "Giải ô chữ" tôi thường tổ chức là đưa ra các gợi ý về số chữ cái,về nội dung ô chữ để học sinh đoán từ. Để tổ chức tốt hoạt động" Giải ô chữ", giáo viên cần chuẩn bị tốt lời gợi ý về ô chữ, ô chữ và đáp án. Nội dung ô chữ cần tìm thường không quá khó hoặc quá dễ như tìm hiểu về những việc cần làm để thực hiện an toàn giao thông, thực hiện bảo vệ môi trường, Nội dung cần tìm cũng có thể là tên một bài thơ, hát một bài hát, có nội dung liên quan đến bài học hay chủ điểm sinh hoạt.Ví dụ trong tiết hoạt động tập thể vào thứ ba tháng 3 về chủ đề:‘‘Yêu quí mẹ và cô giáo” tôi đã cho học sinh giải những ô chữ sau: - Ô chữ gồm 10 chữ cái.Đây là hai vị nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.Bạn hãy cho biết họ là ai? (Đáp án: Hai Bà Trưng) - Ô chữ gồm 2 chữ cái. Bạn hãy tìm một từ còn thiếu trong câu thơ sau của nhà thơ Trần Đăng Khoa: là đất nước tháng ngày của con (Đáp án: mẹ) - Ô chữ gồm 8 chữ cái. Bạn hãy lắng nghe giai điệu sau đây và cho biết người nữ anh hùng trong bài hát là ai? (Đáp án: Võ Thị Sáu) Trong hoạt động "Giải ô chữ" bao giờ tôi cũng khuyến khích các em nói to, nói rõ ràng đáp án mình tìm được cho cả lớp nghe, đồng thời tôi cũng động viên, tạo hứng thú tham gia chơi bằng cách vỗ tay khen, thưởng một phần thưởng nhỏ (một cái bút chì, một quyển vở, ). Khi tổ chức hoạt động "Giải ô chữ", gần như tất cả mọi đối tượng học sinh đều muốn được tham gia và tham gia một cách nhiệt tình, tích cực và chủ động bởi các em tìm được đáp án bằng sự hiểu biết của mình, bằng những tri thức đã tích lũy đồng thời cũng được học tập, mở rộng những tri thức mới. Nhờ hoạt động vui mà học này mà các em đã được rèn luyện tính tích cực, chủ động, tự tin, bạo dạn của mình. b. Vui văn nghệ Hoạt động Vui văn nghệ thường được tổ chức vào các giờ sinh hoạt ngày thứ ba, cuối tuần hoặc trong dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn. Trong hoạt động văn nghệ, các em được hát, được đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, biểu diễn ảo thuật 9/14
  4. Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 4 chỉ định ngay tại lớp. Đặc biệt, tôi luôn động viên, khuyến khích những học sinh rụt rè, nhút nhát tham gia chơi. Trong quá trình học sinh chơi trò chơi, tôi luôn luôn theo dõi, uốn nắn và động viên kịp thời để các em hứng thú và tự tin chơi. Đối với những trò chơi vận động mang tính rèn luyện thể lực, tôi đặc biệt chú ý nhắc nhở các em chơi đúng luật, đúng cách chơi để đảm bảo an toàn cho các em, tránh xảy ra tai nạn trong khi chơi. Kết thúc trò chơi, thường thì đối với đội thắng, các em luôn luôn vui vẻ vì được khen thắng cuộc, nhưng đối với đội thua, các em thường đổ lỗi cho nhau, mắng mỏ bạn làm chậm, làm sai trong đội của mình dẫn đến việc các em chậm, rụt rè trở nên tự ti, không dám chơi tiếp lần sau. Để khắc phục tình trạng này, nhằm khuyến khích các em tích cực tham gia chơi ở những lần sau, tôi thường động viên các em bằng cách khen cả hai đội đã hoàn thành phần thi của mình. Sau đó đưa ra một vài lý do hợp lý để phân tích việc chậm chễ của các em và khuyến khích các em chậm sẽ cố gắng chơi trong lần chơi sau.Nhờ vậy, ban đầu các em còn rụt rè, nhưng dần dần các em đã hào hứng xung phong tham gia chơi các trò chơi tập thể. 4. Kết quả đạt được: Qua một năm thực hiện các biện pháp trên trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tôi nhận thấy các biện pháp tôi đề xuất đã góp phần nâng cao hiệu quả rèn luyện hứng thú học tập cũng như sự bạo dạn, tự tin của học sinh trong mọi hoạt động tập thể. Các em đã chủ động tham gia các hoạt động học tập, nội - ngoại khóa một cách tích cực, sáng tạo. Khả năng lĩnh hội, tiếp thu tri thức và khả năng diễn đạt trước tập thể của các em tiến bộ một cách rõ rệt. Số lượng học sinh xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài và xung phong tham gia các hoạt động tập thể nhiều hơn nhiều so với đầu năm học. Cụ thể: Số học sinh hăng hái Số học sinh chưa hăng hái phát biểu xây dựng bài phát biểu xây dựng bài Khi chưa áp dụng SK 15 HS - 25% 45 HS - 75% Khi áp dụng SK 40 HS - 66,7% 20 HS - 33,3% 11/14
  5. Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 4 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Khi thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy các tiết học đặc biệt là các tiết hoạt động tập thể của lớp rất sôi nổi. Các em luôn chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Kết quả học tập của học sinh được nâng cao, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn Để thực hiện một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh cũng cần được thông tin đến cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cùng với giáo viên thực hiện, theo dõi, động viên các em. Nếu được sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh thì việc thực hiện sẽ dễ dàng thành công hơn. Những điều nêu trên đây là một số việc làm và suy nghĩ của cá nhân tôi trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh. Mong được sự góp ý của Hội đồng các cấp để giáo viên chủ nhiệm chúng tôi tìm ra được thêm nhiều biện pháp giáo dục và dạy học thích hợp, giúp cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao hơn như mục tiêu giáo dục Tiểu học đề ra. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan SKKN này do tôi tự viết không sao chép ở đâu . HàNội, ngày 12 tháng 4 năm 2018 Người thực hiện Đỗ Thu Hà 13/14