SKKN Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1

phần i: đặt vấn đề

Làm gì cũng vậy, nếu có hứng thú làm việc thì việc làm sẽ đạt kết quả cao. Sự hứng thú có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống, sinh hoạt của con người. Khi con người có niềm vui, có hứng thú thì cảm thấy cuộc đời thật là hạnh phúc.

Đối với học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng thì hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách và hình thành tri thức. Nhà giáo dục nổi tiếng Nga đã nói: “Việc học tập không có hứng thú và chỉ do sức mạnh cưỡng bức sẽ giết chết mọi ham muốn nắm tri thức của học sinh”. Trong thực tế có nhiều em học sinh say mê chăm chỉ học tập, nhưng cũng có không ít em chưa có thái độ đúng đắn với việc học, còn lơ là thậm chí còn chán ghét việc học. Vì vậy những người giáo viên tiểu học cần phải làm gì để giúp học sinh của mình có hứng thú học tập?

Để đạt được mục tiêu trên chúng ta có thể  có nhiều biện pháp khác nhau.

Nhưng qua thực tế giảng dạy tôi thấy: Trò chơi học tập, những câu đố vui, ... là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với học sinh trong học Toán . các trò chơi toán học có quy tắc trong đó trẻ được vui chơi, cố gắng làm nhanh, làm đúng để thắng cuộc trò chơi, những câu đố vui, làm cho các em rèn luyện độ nhanh nhạy của các giác quan, độ khéo léo của đôi tay, phát triển năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, tư duy tưởng tượng, tăng cường chú ý có chủ định giúp các em đạt kết quả cao nhất trong giờ học.

Với những lý do trên đây, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” để làm nội dung nghiên cứu với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy Toán ở tiểu học cho bản thân sau này.
doc 19 trang Đào Bích 22/12/2023 5560
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_hoc_toan_cho_hoc_sinh_lop.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1

  1. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” + Tôi đưa hình ảnh các cây cao, thấp khác nhau và gọi học sinh dùng bút kéo trên bảng tương tác các cây theo thứ tự từ thấp đến cao nhất. Qua trò chơi này học sinh sẽ nắm chắc được khái niệm, biểu tượng cao và thấp. - Khi dạy về số: Để rèn khả năng chú ý nghe nhớ và đếm chính xác. Tôi cho học sinh chơi trò chơi: “truyền tín hiệu” (gõ trống, vỗ tay hoặc chơi bán hàng) + Nội dung trò chơi: Cô là người truyền tín hiệu học sinh nghe, đếm nhẩm, rồi đáp lại bằng đúng tín hiệu của cô. + Ví dụ: cô giơ số 5 lên cho hai học sinh lên gõ trống thì 2 em đó phải gõ đúng 5 tiếng. Cả lớp vỗ tay theo tiếng gõ và trả lời cho cô là bạn vừa gõ bao nhiêu tiếng trống. Trò chơi này còn được sử dụng trong việc hình thành hoặc củng cố các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10. - Khi dạy về các phép cộng và trừ trong phạm vi 10, để củng cố về đếm và thêm bớt, tính nhẩm nhanh, học thuộc các bảng cộng trừ nhanh ngay trên lớp. Tôi động viên khuyến khích sự thi đua của các em bằng nhiều hình thức chơi, như: Tìm số chưa biết bằng cách dùng bút phủ màu trắng trùng với màu nền phủ lên số. - Đối với học sinh yếu kém khi học thuộc bảng cộng, bảng trừ tôi đưa ra 1 slide xen lẫn số và hình ảnh như sau: + 5 = 6 + 2 = 6 2 + = 6 + 1 = 6 3 + = 6 - Đặc biệt nhận xét bảng cộng trong phạm vi 6: 1 + 5 = 6 2 + 4 = 6 3 + 3 = 6 4 + 2 = 6 5 + 1 = 6 Khi học sinh nhận xét các số ở cột 1 theo thứ tự từ 1 đến 5 thì giáo viên dùng bút phủ màu xanh chấm vào từng số 1, 2, 3, 4, 5 thì học sinh sẽ tập trung 5/17
  2. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” Ví dụ 1: Dạy về số (bài số 9) Tôi soạn các bài như: Bài 1: Điền số vào ô trống 9 9 Bài tập này nhằm mở rộng về phân tích cấu tạo số. Bài 2: Điền số vào ô trống: - Số lớn nhất có 1 chữ số là số - Giữa số 7 và số 9 là số - Số liền trước số 9 là số - Số liền sau số 8 là số Bài tập này giúp học sinh củng cố thứ tự các số tự nhiên. Bài 3: Điền vào ô trống: 6 > 4 Bài tập này giúp học sinh mở rộng so sánh các số tự nhiên từ 1 9 Ví dụ 2: Dạy về phép cộng trong phạm vi 9. Tôi cho học sinh làm bài tập phiếu các dạng: Bài 1: Cho các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Hãy tìm các cặp số mà đem cộng lại có kết quả là 9: Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống để có kết quả là 9: + + + + + + + = 9 Bài 3: Tô màu cánh hoa sao cho cộng 2 cánh hoa cùng màu bằng số ở nhị hoa: 9 1 1 2 3 2 6 5 9 3 4 7 0 9 0 6 8 7 4 5 8 9 7/17
  3. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” cây hoa. Tất cả là 10 cây. Bài 2: Vừa trống vừa mái Đếm đi đếm lại Tất cả mười lăm Mái hơn mười ba Còn là gà trống Đố em tính được Trống, mái mấy con? Giải: Ta thấy số gà mái hơn 13 và nhỏ hơn 15. Do đó gà mái chỉ có thể là 14 con Số gà trống là: 15 – 14 = 1 (con). iii. Kết quả: Qua các tiết học sử dụng những biện pháp trên tôi thấy học sinh nắm chắc bài ngay tại lớp đạt tỉ lệ 90% - 100%. Các em phần lớn đều làm bài nhanh và tích cực phát biểu, lớp học sôi nổi, sinh động. So với trước khi chưa tiến hành các biện pháp trên hoặc chỉ tiến hành luyện tập ở sách giáo khoa thì học sinh nắm chắc bài trên lớp chỉ đạt 60% - 70%, trong tiết học các em tiếp thu bài còn thụ động, việc luyện tập và nâng cao kiến thức không nhiều, còn bị hạn chế. Từ khi vận dụng các biện pháp trên các bài tạp ở sách giáo khoa được làm hết ngay tại lớp dưới hình thức luyện tập. Học sinh được làm quen với nhiều dạng bài tập nâng cao mà tiết học vẫn thoải mái không bị gò bó. Kết quả thu được tiến bộ rõ rệt. Sĩ số: 47 học sinh Giữa kỳ I Cuối kỳ I Chưa hoàn thành 15 7 Hoàn thành 35 20 Hoàn thành tốt 7 20 Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên số học sinh tiếp thu bài nâng lên rõ rệt. Khi nghe cô giáo đọc đầu bài xong thì học sinh đã xác định được yêu 9/17
  4. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” * Giáo án minh họa: kế hoach bài dạy môn: toán Bài: Phép trừ trong phạm vi 5 I. Mục tiêu - Thuộc bảng trừ trong phạm vi 5 - Biết làm các phép tính trừ trong phạm vi 5 - Làm bài 1, 2 (cột 1, 2), bài 3 (4 pt đầu), bài 4a (T59) ii. Đồ dùng dạy học GV: - Tranh ảnh trong sách giáo khoa - Máy chiếu. HS: - SGK + bộ TH - Vở ô li toán iii. các hoạt động dạy học chủ yếu Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức - Giới thiệu người dự - Cả lớp hát - Cả lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ 1. Điền dấu >, <, = 2. Điền số: 4 – 1 4 1 + 3 = 4 – 2 3 – 2 - 1 = 3 4 - = 1 - Nêu yêu cầu đầu bài - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét đúng sai Dưới lớp: - 4 trừ đi 1 bằng mấy? (3) - 4 trừ đi mấy bằng 2? (2) - Số nào trừ đi 3 bằng 1? (4) - Gọi HS đọc thuộc bảng trừ 4. (2 HS) (HS1): 4 -1 < 4 ở phép tính này tại sao con - Con lấy 4 – 1 = 3, sau đó điền dấu bé? co so sánh 3 với 4 thì 3 < 4. 11/17
  5. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” - Cả lớp đồng thanh đọc phép tính. b) Giới thiệu phép tính trừ : 5 – 2 Sử dụng bộ thực hành: Con lấy 5 hình vuông, bớt đi 2 hình vuông, còn - HS thực hành: lại mấy hình vuông, nêu phép tính thích hợp. 5 – 2 = 3 - HS nhận xét: - GV ghi bảng nhanh 5 – 2 = 3 Cá nhân cả lớp đồng thanh. c) Giới thiệu phép tính 5 -3 , 5 – 4 - Con lấy 5 que tính, bớt đi một số que tính tùy ý - HS thực hành: ,khác với cách bớt của cô , còn lại mấy que tính, 5 – 3 = 2 nêu phép tính thích hợp. 5 – 4 = 1 - GV ghi bảng 5 _ 3 = 2 Cá nhân cả lớp đồng thanh. 5 – 4 = 1 d) Giới thiệu bảng trừ Bật Slide 2: 5 – 1 = 4 5 – 2 = 3 5 – 3 = 2 5 – 4 = 1 - Các số ở cột 1 đều là số 5, nên đây là phép trừ trong phạm vi 5. - Gọi HS đọc - Cá nhân đọc. - Cả lớp đọc. - Che dần từng phép tính. - Cá nhân, tổ chức, cả lớp thực hiện. e) Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - GV đưa hình vẽ trong SGK (chấm tròn) Bật Slide 4: - Trên bảng có mấy chấm tròn (4 chấm tròn) - Thêm một chấm tròn, cô có tất cả mấy chấm Tất cả có 5 chấm tròn. tròn. - Nêu phép tính 4 + 1 = 5 - Ai có phép tính khác. 1 + 4 = 5 13/17
  6. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” Nghỉ giữa giờ. Hát - Cả lớp hát. 2. Hoạt động 2: Luyện tập ? Vừa rồi con được học phép tính trong phạm vi - Phạm vi 5. mấy? Vận dụng phép trừ trong phạm vi đã học các con sẽ luyện tập làm các bài tập sau: Bài tập 1: Tính: ? Bài tập 1 yêu cầu gì? - Tính. - HS làm SGK - Cả lớp. - GV chữa bài trên slide. - Nhận xét đáp số. - Chấm 1 số bài trên máy chiếu đa vật thể. Chốt: ở bài 1 chúng ta được ôn tập bảng trừ các số trong phạm vi 3, 4, 5. Hiện slide: 2 – 1 = 1 4 – 1 = 3 5 – 1 = 4 - Cả lớp đọc. 3 – 1 = 2 4 – 2 = 2 5 – 2 = 3 3 – 2 = 1 4 – 3 = 1 5 – 3 = 1 5 – 4 = 1 Bài tập 2: Tính: Các con sẽ tiếp tục được củng cố và vận dụng phép cộng, phép trừ trong phạm vi 5 ở bài tập 2. Yêu cầu của bài tập 2 là gì? - 1 HS nêu. - Các con sẽ làm cột 1, 2 trong SGK. - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài. -2 HS làm trên bảng tương tác Yêu cầu HS làm vào SGK. - Cả lớp làm SGK. HS1: 5 – 1 = 4 HS2: 1 + 4 = 5 - Nhận xét đáp số. 5 – 2 = 3 4 + 1 = 5 5 – 3 = 2 5 – 1 = 4 5 – 4 = 1 5 – 4 = 1 HS1: Các phép tính này là phép tính trừ trong - Phạm vi 5. Vì các phép tính phạm vi mấy? đều là số 5 ở cột 1 và dấu “-”. 15/17
  7. “Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” Phần iii : kết luận và kiến nghị Để đạt được kết quả trên đây, tôi nhận thấy người giáo viên không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ mà còn có tinh thần trách nhiệm, có sự học hỏi, cải tiến phương pháp và sự sáng tạo không ngừng để gây hứng thú cho học sinh yêu thích, say mê, chờ đợi tiết học ngay từ khi mới đặt chân vào ghế nhà trường. Trên đây là một vài việc làm nhỏ của tôi trong quá trình dạy toán ở lớp 1. Tôi mong sự góp ý, giúp đỡ của Ban Giám hiệu và đồng nghiệp để giúp tôi đạt kết quả tốt hơn nữa trong giảng dạy. Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết không sao chép nội dung của người khác 17/17