SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1 - Nguyễn Thúy Anh

Giáo dục Tiểu học là nền móng vô cùng quan trọng của hệ thống giáo dục quốc gia, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện. Giáo dục Tiểu học vừa tạo điều kiện cơ sở cho trẻ có thể tiếp tục học lên trung học, vừa chuẩn bị kiến thức kĩ năng cần thiết để các em có thể bước vào cuộc sống lao động, dễ dàng thích nghi với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Như chúng ta đã biết: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trưởng thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2 – Luật giáo dục).

Môi trường là tập hợp các điều kiện vật lí và sinh học mà các sinh vật tồn tại trong đó. Môi trường của con người gồm các lĩnh vực khác nhau, các khu vực và nhiều địa phương. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà môi trường của con người đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Do đó việc giáo dục môi trường cần nhấn mạnh tới sự giải quyết và tham gia phòng ngừa các vấn đề bức xúc của môi trường.

Giáo dục môi trường có ý nghĩa rất quan trọng cho cuộc sống của mỗi con người. Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn của đất nước, của nhân loại, là một trong yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quan đến sự phát triển kinh tế  - xax hội, gắn liền với sự xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc gia. Công tác bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay và đã có quyết định: “Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông” (Điều 107, khoản 2, năm 2005).
doc 23 trang Đào Bích 22/12/2023 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1 - Nguyễn Thúy Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_bao_ve_moi_truong_long_ghep_trong_day_mon_dao.doc

Nội dung text: SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1 - Nguyễn Thúy Anh

  1. Sáng kiến kinh nghiệm B – Thực trạng tại trường TH Nguyễn Trãi: Trước đây, công tác giáo dục môi trường chưa phát triển theo hướng phát triển hoàn thiện cả về nội dung, đối tượng, cách tiếp cận và phương pháp tiến hành. Do đó công tác giáo dục môi trường chỉ chú trọng giáo dục về môi trường, nghĩa là mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức và nhận thức về môi trường trong nhà trường. Giáo viên chưa chú trọng nhiều đến giáo dục trong môi trường và việc giáo dục vì môi trường. Nên học sinh đã có một số kiến thức về môi trường nhưng thiếu đầy đủ, thiếu hệ thống và toàn diện, chưa có thái độ tích cực, chủ động và sẵn sàng vì môi trường. Thực tế, công tác giáo dục môi trường còn hạn chế cả về chất lượng và hiệu quả, hoạt động giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong môn đạo đức còn nhiều hạn chế. Tôi đã trao đổi các đồng nghiệp ở tất cả các khối lớp tại trường và nhận thấy rằng: (Cụ thể là) + Học sinh nhận thức về môi trường chưa phong phú, thiếu sâu sắc và chưa toàn diện, kiến thức thiếu tính hệ thống. Các em chủ yếu nhận thwucs các vấn đề về môi trường cụ thể ở địa phương, còn các vấn đề chung của đất nước và của thế giới thì hạn chế. + hiều em chưa quan tâm đến nguyên nhân và hậu quả của biến đổi môi trường đối với đời sống con người. Sự tác động của bài học trên lớp ở bộ môn Đạo đức còn ít. + Giáo viên và học sinh còn có khoảng cách giới hạn trong nhận thức về môi trường. + Công tác giáo dục môi trường chưa hướng vào yêu cầu về môi trường, vì môi trương và trong môi trường. + Đội ngũ giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức, hiểu biết nhiều về giáo dục môi trường. Nhận thức, thái độ, kĩ năng tổ chức các hoạt động cho học sinh có nhiều hạn chế. + Qua thực tế nhiều lần cho học sinh đi thăm quan, hàng ngày ở trường, có một số em tự ngắt hoa hoặc dẫm lên thảm cỏ; nhìn thấy bạn ngắt lá cây hoặc đu GV: Nguyễn Thúy Anh 5
  2. Sáng kiến kinh nghiệm - Về thái độ: Thông qua bài giảng, tôi đã khuyến khích học sinh tôn trọng và quan tâm tới vai trò quan trọng của môi trường, thúc dục học sinh có ý thức tham gia tích cực vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường; nhắc nhở người khác cùng thực hiện những hành vi cải thiện và bảo vệ môi trường. VD: Đồng tình với những việc làm đúng, khuyên ngăn những việc làm sai trong việc bảo vệ cây và hoa. - Về kĩ năng: Thông qua bài giảng, tôi đã hình thành và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng để cải thiện, bảo vệ và giữ gìn môi trường như: kĩ năng nhận biết và phân biệt, kĩ năng phân tích dấu hiệu với nguyên nhân để xác định, dự đoán, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề bức xúc của môi trường. Tôi tạo ra những tình huống (cơ hội) để thúc đẩy học sinh tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, giúp các em tự biết đưa ra những quyết định bảo vệ môi trường đúng đắn. VD: Biết bảo vệ cây hoa và hoa nơi công cộng Biết bảo vệ môi trường xung quanh. Nói tóm lại thông qua bài giảng nhằm giáo dục cho học sinh ý thức và trách nhiệm cải thiện môi trường, bảo vệ phát triển môi trường bền vững. 2. Lựa chọn thiết bị dạy học: + Tranh vẽ: Tranh phóng to SGK, tranh tư liệu về sự ảnh hưởng của môi trường tới thiên nhiên, tới con người. + Băng hình + Đồ dùng tổ chức trò chơi 3. Phương pháp và kĩ năng tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép giáo dục về môi trường, vì môi trường và trong môi trường: a) Lựa chọn và sử dụng có hiệu quả một số phương pháp dạy: Tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép giáo dục môi trường vào môn Đạo đức thường sử dụng một số phương pháp dạy học. Song để đạt kết quả cao thì người giáo viên phải biết sử dụng phối kết hợp các phương pháp với nhau một cách linh hoạt, phù hợp và sáng tạo, trên cơ sở xác định rõ phương pháp chính, phương pháp hỗ trợ. Một số phương pháp tổ chức trò chơi, điều tra thực tiễn, phương pháp động não, phương pháp báo cáo, đàm thoại, kể chuyện, giảng giải, GV: Nguyễn Thúy Anh 7
  3. Sáng kiến kinh nghiệm VD: Tôi dưa tranh cảnh báo lũ và hỏi : Bức tranh vè cảnh gì? ( Bão lũ, ngập lụt). VD1: Khi dạy song bài “ Gọn gàng, sạch sẽ” Để giáo dục bảo vệ môi trường thông qua bài dạy, tôi đề xuất đưa ra một số các giải pháp: Nếu con không biết giữ gìn thân thể sạch sẽ mắc bệnh tiêu chảy. * Phòng chống bệnh tiêu chẩy con phải: a- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. b- Đồ dùng ở lớp và ở nhà luôn đượ xếp gọn gàng, ngăn lắp. c – Thường xuyên vệ sinh nhà ở, lớp học và môi trường xung quanh. * Bệnh tiêu chẩy bị lây lan, sẽ ảnh hưởng đến môi trường như thees nào? a- Ô nhiễm nguồn nước. b- ảnh hưởng đến môi trường sống của mọi người. VD2: Hàng tuần học sinh vệ sinh lớp thường xuyên. Hàng tháng cá nhân báo cáo việc mình đã làm để giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh như thế nào. * GV: Môi trường có tránh được thảm họa này hay không chính là nhờ bàn tay của cá con. Bảo về bằng nào? và bao giờ? Các con cần pahir bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ và bảo vệ bằng cách tham gia trồng cây. Trồng và bảo vệ cây như thế nào các con sẽ học qua Bài 14: “ bảo vệ hoa và cây nơi công cộng” - Kỹ năng thu thập, phân tích và sử lý thông tin về các vấn đề môi trường. VD: Từ các bài tập 3,4 ở SGK, tôi tổ chwucs các hoạt động để cho học sinh nhận biết được những việc làm nào thể hiện biết bảo vệ cây và những việc làm nào chưa biết bảo vệ cây. Từ đó học sinh biết mình cần phải học tập ai và phải làm gì để bảo vệ cây (bảo vệ môi trường) 1. Kĩ năng đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ giữ gìn về các vấn đề môi trường. 2. Kĩ năng tổ chức chức xây dựng thực hiện kế hoạch hành động giáo dục bảo vệ môi trường. 3. Kĩ năng thiết kế giáo án lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học. GV: Nguyễn Thúy Anh 9
  4. Sáng kiến kinh nghiệm III. Thiết kế bài giảng: Giáo dục môi trường lồng ghép trong môn Đạo đức lớp 1 Bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 2) Giáo viên: Nguyễn Thúy Anh Trường Tiểu học Nguyễn Trãi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu - Lợi ích của cây và hoa đối với cuộc sống con người. - Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. - Trẻ em có quyền được sống trong môi trường trong lành. 2. Kĩ năng: - Biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. 3. Thái độ: - Đồng tình với những việc làm đúng. Khuyên răn những việc làm chưa đúng tỏng việc bảo vệ cây và hoa. II. Phương pháp: - Phối hợp các phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân, đống tiểu phẩm. - Trọng tâm: Quan sát, thảo luận nhóm. III. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Tranh phóng to bài tập 3. - Thẻ số - Nội dung các bài tập, nội dung tiểu phẩm - 3 mũ cây - Băng đĩa có hình ảnh tranh vẽ về giáo dục môi trường 2 – Học sinh: - Mỗi học sinh 1 vở bài tập Đạo đức; 1 bút sáp màu. - Thuộc bài thơ: Chăm vườn hoa. - Thuộc bài hát: Ai trồng cây + Ra chơi vườn hoa GV: Nguyễn Thúy Anh 11
  5. Sáng kiến kinh nghiệm + Nối việc làm đúng với khuôn mặt cười. + Nối việc làm chưa đúng với khuôn mặt mếu. - Nối – 1hs chữa - Ai nhất trí với cách nối của - Học sinh giơ tay bạn - Tại sao con nối tranh 1 với - Hs trả lời và nêu ý khuôn mặt cười? kiến - tranh 2, 3, 4 nối với khuôn mặt cười, vì sao? - Vì sao tranh 5, 6 nối với - Nhận xét bổ sung khuôn mặt mếu? - Vậy qua bài này các bạn nhỏ - Hs nêu đã làm gì để bảo vệ hoa và cây? - Con biết những việc làm nào 3 – 4 hs nêu bảo vệ hoa và cây. Ngoài tất cả những việc các con vừa kể, các rác thải, khói bụi (đưa tranh) của nhà máy cũng làm ảnh hưởng đến sự sống của cây. - Quan sát tranh - Đọc đề bài 5’ - Treo tranh bài tập 3 Bài tập 3 yêu cầu gì? - Con tô màu vào bức tranh có - Tô màu việc làm góp phần làm cho môi trường trong lành. - Con tô màu vào những tranh - HS trả lời nào? Vì sao? - Tranh nào con không tô? Vì sao? - Con đã làm gì để bảo vệ cây? Cần trồng cây, tưới cây, vun gốc, làm hàng rào để bảo vệ hoa và cây GV: Nguyễn Thúy Anh 13
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Kết luận: Con nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành. 4. Hoạt động 3: Giới thiệu tranh và kế hoạch bảo vệ hoa và cây. - Mục tiêu: Học sinh tự giới thiệu việc đã làm, kế hoạch bảo vệ hoa và cây. - Tiến hành: Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung gian 5’ - HS tự để tranh của nhóm mình trên mặt bàn - Treo 3 bức tranh (đại diện) - 3HS giới thiệu nội dung bài tập của nhóm mình. - GV nhận xét những tranh - HS nêu ý kiến và trả khác: khen vẽ đẹp, đúng chủ đề lời. bảo vệ hoa và cây. - Con nêu kế hoạch chăm sóc cây và hoa ở trường. - Nêu kế hoạch chăm sóc cây và hoa ở nhà. - Các con chăm sóc hoa và cây ở nhà, ở trường để làm gì? - Ngoài biết bảo vệ hoa và cây ở nhà, ở trường còn biết bảo vệ hoa và cây ở đâu? GV: Nguyễn Thúy Anh 15
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung gian 2’ - Nêu yêu cầu HS hát hoặc đọc - Đọc thơ. bài thơ. - Hát 1 bài Kết luận: Các bài thơ, bài hát Chăm sóc và bảo các con vừa trình bày đều thể vệ hoa và cây. hiện bảo vệ hoa và cây. Vậy từ nay các cón ẽ tiếp tục bảo vệ hoa và cây thường xuyên để sân trường luôn mát mẻ, không khí trong lành, các con khỏe mạnh và học tập tốt. C. Mở rộng và dặn dò: (2’). a) Bật vô tuyến có hình ảnh và nêu: Không có cây xanh và hoa môi trường sẽ mất đi vẻ đẹp và bị ô nhiễm, con người sẽ bị mắc rất nhiều bệnh dịch nhất là bệnh tiêu chảy hiện nay. Bệnh dễ lây lan và có thể dẫn đến chết, con vật cũng không có nơi sinh sống. (GV đưa hình ảnh: Bệnh nhân cấp cứu ở bệnh viện, cá ở ao bị chết do môi trường ô nhiễm). Vậy ngay từ hôm nay, các con hãy tham gia trồng cây và bảo vệ cây ở nhà hoặc ở trường, ở mọi nơi, tuyên truyền để mọi người cùng tham gia bảo vệ hoa và cây xanh, cấm chặt cây phá rừng vì hoa và cây xanh không chỉ tạo môi trường đẹp và trong lành, đem lại sức khỏe cho mọi người mà còn là nơi sinh sống của rất nhiều động vật quý hiếm cần được bảo tồn. Cây xanh là tài nguyên vô giá cần được bàn tay con người chăm sóc, bảo vệ và phát triển. (Đưa hình ảnh rừng cây xanh các con thú sống trong rừng). - Bật nhạc bài hát: Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có còn đẹp mãi được không. Điều đó còn tùy thuộc vào bạn, tùy thuộc vào bạn mà thôi. b) Một số bài có nội dung lồng ghép một phần mang nội dung giáo dục môi trường. - Bài “Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập” (T2) GV: Nguyễn Thúy Anh 17
  8. Sáng kiến kinh nghiệm phần iii: kết luận Giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện thông qua việc tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Đạo đức đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển ở học sinh ý thức và hiểu biết về môi trường, hình thành thái độ tích cực, chủ động, tự giác và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ, giữ gìn và cải thiện môi trường, hình thành ở các em những giá trị ban đầu, cơ bản, đúng đắn về môi trường, bước đầu hình thành ở các em những năng lực cần thiết để các em có khả năng tham gia các hoạt động thực tế nhằm bảo vệ, gìn giữ và cải thiện môi trường. Hình thức tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Đạo đức là phương thức giáo dục rất thiết thực, có hiệu quả cao, phát huy ảnh hưởng rất lớn đến các em và mọi người. Các giải pháp đúc rút trong đề tài này có ý nghĩa và giá trị thực tiễn cao. Góp phần không nhỏ vào chương trình hành động bảo vệ môi trường tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi nói riêng và trường TH nói chung. GV: Nguyễn Thúy Anh 19
  9. Sáng kiến kinh nghiệm Nhận xét của hội đồng xét duyệt SKKN trường Nhận xét của hội đồng xét duyệt skkn phòng gd Thanh Xuân GV: Nguyễn Thúy Anh 21