SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học - Nguyễn Thị Thùy Trang

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2010 - 2020, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác thể dục thể thao đối với thế hệ trẻ, xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần phải có chính sách chăm sóc, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức. Sức khỏe được xem như một bộ phận cấu thành của nền văn hoá xã hội. Đó là một mặt quan trọng của chất lượng đời sống, là nguồn tài sản quý báu của mỗi quốc gia, là sản phẩm phản ánh một cách khách quan thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể chất nói riêng.

Công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trong trường học các cấp là một hoạt động giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chính vì vậy hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992 có quy định "Chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học" .

Tại chỉ thị 36 CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới cũng chỉ rõ: "Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên". Công tác thể dục thể thao cần coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân tham gia rèn luyện thân thể hàng ngày. Giáo dục thể chất trong trường học là thực hiện mục tiêu phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên, góp phần vào việc đào tạo con người phát triển toàn diện, họ là những người chủ tương lai của đất nước, sứ mệnh lịch sử tương lai của dân tộc đều trông mong vào thế hệ trẻ. Học sinh Việt Nam ngày nay đang được sống và học tập dưới một chế độ ưu việt - chế độ Xã hội Chủ nghĩa, đang thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta để lại trong sự nghiệp chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chăm sóc. Trong di chúc của Hồ Chủ tịch, Người đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết". Thấm nhuần lời dạy của Người, thế hệ trẻ Việt Nam trong đó có lực lượng học sinh các nhà trường phổ thông đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
 

pdf 39 trang Đào Bích 22/12/2023 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học - Nguyễn Thị Thùy Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_the_duc_the_thao_ng.pdf

Nội dung text: SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học - Nguyễn Thị Thùy Trang

  1. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học - Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100giây. * Chạy con thoi 4 X 10m (giây). - Mục đích: Đánh giá năng lực phối hợp vận động và sức nhanh của người tập. - Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m bằng phẳng, không trơn, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu, hai đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất là 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, bốn vật chuẩn đánh dấu bốn góc đường chạy. - Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân chạm vạch, nhanh chóng quay 1800 chạy trở về vạch xuất phát và sau khi chân lại chạm vạch xuất phát thì lại quay trở lại. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số bốn lần 10m với ba lần quay. Quay theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng người. Thực hiện một lần. - Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây. * Chạy 5 phút tuỳ sức (m) - Mục đích: Để đánh giá năng lực sức bền chung (sức bền ưa khí). - Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy dài ít nhất 52m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m để chạy quay vòng. Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần lẻ quãng đường (± 5m) sau khi hết thời gian chạy. Thiết bị đo gồm có đồng hồ bấm dây, số đeo và tích kê ghi số ứng với mỗi số đeo. - Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao (tay cầm một tích kê tương ứng với số đeo ở ngực). Khi chạy hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5 phút. Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả tích kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất. Thực hiện một lần. - Cách tính thành tích: đơn vị đo quãng đường chạy được là mét. 4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Để khẳng định tính khoa học và đánh giá hiệu quả ứng dụng đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Tiểu học , đề tài đã chọn một cách ngẫu nhiên 330 học sinh khối lớp 4, lớp 5 trường Tiểu học nơi tôi công tác và đã lựa chọn hình thức thực nghiệm song song. 5/36
  2. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHOÁ TRONG NHÀ TRƢỜNG 1.1. Các khái niệm có liên quan 1.1.1. Hình thức tổ chức dạy học Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học. Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học, các hình thức tổ chức dạy học được chia thành 02 loại: hình thức tổ chức dạy học trên lớp và hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp. - Hình thức tổ chức dạy học trên lớp: + Hình thức tổ chức dạy học trên lớp là hình thức tổ chức dạy học mà thời gian học tập được quy định một cách xác định và ở một địa điểm riêng biệt, giáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững tài liệu học tập một cách trực tiếp cũng như làm phát triển năng lực nhận thức và giáo dục học sinh tại lớp. + Đặc điểm của hình thức tổ chức dạy học trên lớp là lớp học có thành phần không đổi trong mỗi giai đoạn của quá trình dạy học, giáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của từng học sinh, học sinh nắm tài liệu một cách trực tiếp tại lớp. - Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp: + Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp là hình thức tổ chức dạy học trong đó giáo viên tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh ở địa điểm ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập. + Đặc điểm của hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp là hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, cho phép kiến tạo các môi trường học tập đa dạng, kích thích được hứng thú học tập của học sinh, làm cho việc học tập trong nhà trường gần hơn với thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh có điều kiện để trải nghiệm và thực hiện phương thức học tập bằng chia sẻ có hiệu quả. 1.1.2. Hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao chính khoá * Hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao chính khoá có những đặc 7/36
  3. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học động của học sinh đồng loạt tạo ra khả năng bao quát và điều khiển hoạt động của tất cả lớp học nhưng việc đối đãi cá biệt bị hạn chế. Ngược lại, sự hình thành tổ chức hoạt động nhóm và cá nhân thì khả năng đối đãi cá biệt cho cá nhân hoặc nhóm cá nhân được tăng cường, nhưng khả năng bao quát toàn bộ học sinh lại hạn chế. Nói chung, trong các giờ học chính khoá, người ta thường sử dụng tổng hợp cả ba hình thức tổ chức hoạt động kể trên. Trong phần chuẩn bị, hoạt động của học sinh thường đồng loạt. Trong phần cơ bản, học sinh tập theo nhóm hoặc cá nhân. Phần kết thúc thường lại được tổ chức theo hình thức tổ chức đồng loạt. Việc lựa chọn hình thức thực hiện bài tập trong giờ học tuỳ thuộc vào nhiệm vụ và tính mới lạ của nội dung học tập. * Theo xu hướng của nội dung, giờ học thể dục thể thao chính khoá được chia thành giờ chuẩn bị thể chất chung, giờ học thể thao, giáo dục chuẩn bị thể chất nghề. - Giờ học chuẩn bị thể chất chung: Được áp dụng chủ yếu trong các trường học mẫu giáo, phổ thông, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đặc điểm của giờ học loại này là nội dung học tập phong phú, tổng hợp lượng vận động vừa phải. - Giờ học thể thao: Áp dụng trong giảng dạy, huấn luyện một môn thể thao lựa chọn như giờ học điền kinh, thể dục thi đấu, Các giờ học loại này được tiến hành theo phương pháp riêng, đặc biệt chú ý tới định mức lượng vận động và phòng ngừa chấn thương. - Các giờ học chuẩn bị tính chất nghề nghiệp: được tiến hành cho các đối tượng thanh thiếu niên và người trưởng thành. Đặc điểm tiêu biểu của nội dung giờ học loại này là giảng dạy các động tác thực dụng và giáo dục tính chất thể lực phù hợp với lao động nghề nghiệp. * Theo đặc điểm hoạt động dạy học, người ta chia giờ học chính khoá thành các loại: Giờ học tiếp thu nội dung mới, giờ học ôn tập, giờ học kiểm tra và giờ học tổng hợp. - Đặc điểm của giờ học tiếp thu nội dung mới là mật độ vận động tương đối thấp do mất nhiều thời gian cho làm mẫu, giảng giải, sửa chữa lỗi sai. - Trong giờ học hoàn thiện và ôn tập, mật độ vận động tăng tới mức tối đa. - Giờ học tổng hợp các nội dung mới, hoàn thiện, củng cố, kiểm tra nội dung cũ được sử dụng rộng rãi hơn cả trong thực tiễn GDTC. 1.1.3 Hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá * Hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá là hình thức tổ chức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố sức khoẻ, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và chữa bệnh, giáo dục các tố chất thể lực và 9/36
  4. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học Người như ánh dương toả chiếu, soi sáng, định hướng cho sự hình thành và phát triển của một nền thể thao mới do Người sáng lập. Câu nói "Tự tôi ngày nào cũng tập" đến "Khoẻ vì nước" (năm 1946) và nay là "Cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" đã trở thành tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao Việt Nam. Thể dục thể thao là một công tác trong những công tác cách mạng khác. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đặt nền tảng xây dựng sự nghiệp thể dục thể thao của nước ta khẳng định rõ thể dục thể thao là một công tác cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần chúng, một sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của thể dục thể thao là bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống Việt Nam, làm cho dân cường, nước thịnh. Tiêu biểu cho điều mong muốn thiết tha của Bác là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khoẻ mới thành công, mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân khoẻ mạnh tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ. Vậy rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước". Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển thể dục thể thao vì sức khoẻ nhân dân, việc gì cũng cần tới sức khoẻ mới thành công. Bác kêu gọi toàn dân thường xuyên rèn luyện thân thể nhằm giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực cho con người, tin yêu thế hệ trẻ. Người luôn quan tâm và chăm sóc đến sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ. Thực hiện tâm nguyện của Người, trong những năm qua Đảng ta với chủ trương: "Để đảm bảo cho sự nghiệp thể dục thể thao của nước ta phát triển vững chắc, đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân. Công tác thể dục thể thao cần coi trọng, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân rèn luyện thân thể hàng ngày". Trước tình hình mới, định hướng của Đảng về sự nghiệp thể dục thể: "Phát triển thể dục thể là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác thể dục thể phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang". Pháp lệnh thể dục thể thao đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X thông qua và ban hành: thể dục thể thao là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của 11/36
  5. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học động thể thao trong trường học đã có nhiều khởi sắc. Liên Bộ đã phối hợp xây dựng pháp lệnh thể dục thể thao và đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, các vụ chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban thể dục thể thao và Bộ Y tế đã phối hợp xây dựng quy chế về giáo dục thể chất và y tế trường học được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt ký và ban hành. Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện để nhà trường các cấp và các địa phương triển khai tốt công tác giáo dục thể chất trong giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Hai ngành đã và đang nghiên cứu cải tiến nội dung chương trình và sách hướng dẫn giáo dục thể chất , các hoạt động vui chơi trong ngày học, định hướng giảm tải và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quy chế có quy định rõ trách nhiệm của học sinh, sinh viên: Học sinh, sinh viên có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập môn thể dục và môn sức khoẻ. Theo thông tư liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Uỷ ban thể dục thể thao thống nhất ban hành, thể dục thể thao trường học là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thể dục thể thao trường học là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước. Phát triển thể dục thể thao trường học theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khoá, đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoại khoá, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với người học. Tăng cường phối hợp liên ngành giáo dục và thể dục thể thao, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá và chuyên nghiệp hoá, tranh thủ các nguồn lực từ xã hội để xây dựng và phát triển thể dục thể thao trường học. Tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể dục thể thao trường học, góp phần nâng cao vị thế của thể thao Việt Nam trong khu vực và thế giới. 1.3. Giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá trong các trường phổ thông Công tác giáo dục thể chất nói chung và hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nói riêng trong các trường phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt. Giáo dục thể chất là điều kiện hết sức cần thiết để học sinh phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển năng lực, dễ thích nghi đối với những hoạt động, học tập trong điều kiện mới. Trong giờ học thể dục và các hoạt động thể thao sẽ giúp cho người học hình thành và hoàn thiện được những phẩm chất ý chí như lòng dũng cảm, tính 13/36
  6. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học 1.3.2. Mục đích của tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa Những buổi tập ngoại khóa có nội dung khác nhau giúp cho các em học sinh nắm được nội dung trong chương trình học tập về thể dục thể thao, ngoài ra giúp cho việc hoàn thiện các môn thể thao. Giáo dục thể dục thể thao ngoại khóa giúp cho các em hình thành được những phẩm chất ý chí đạo đức, giúp cho việc phát triển những kỹ năng chung và giáo dục tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập ở nhà trường. Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên thể dục thể thao . Giữa hình thức tập luyện chính khóa và ngoại khóa có mối liên hệ lẫn nhau. Tập luyện ngoại khóa giữ vị trí là bổ sung và củng cố hiệu quả công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, góp phần tạo nếp sống mới lành mạnh, sôi nổi, phong phú, tươi vui, tránh xa các tệ nạn xã hội, chơi bời lêu lổng của các em học sinh trong thời gian nhàn rỗi. Việc kết hợp tốt giữa tập luyện thể dục thể thao nội khóa với ngoại khóa giúp con người có sức khỏe tốt tạo điều kiện nâng cao thành tích học tập. 1.3.3 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong công tác giảng dạy ở nhà trường Quá trình sư phạm là một quá trình khép kín có tổ chức chặt chẽ, nghĩa là nó mang đầy đủ những nét đặc trưng cơ bản của quá trình giảng dạy, giáo dục và tự giáo dục. Về giáo dục thể chất, quá trình sư phạm là một phức hợp gồm các thành tố như hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, nhờ ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố ngoài tác động làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học. Trong lý luận cũng như trong thực tiễn, nói đến giảng dạy là nói tới tất cả các mặt của quá trình đào tạo để làm cho người học có thể đạt được những trình độ nhất định. Đó là một trong những cơ sở quan trọng nhất của công tác giảng dạy. Song việc học lý luận và thực hiện các bài tập là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển cơ thể một cách hài hòa, bảo vệ và củng cố sức khỏe, hình thành năng lực làm việc chung và chuyên môn. Từ đó nhanh chóng thích nghi với điều kiện hoạt động, học tập và nâng cao thể chất. Để làm được điều đó, trong những năm gần đây trường Tiểu học chúng tôi nói chung và đặc biệt là giáo viên giảng dạy môn thể dục nói riêng đã tích cực đổi mới hoàn thiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nội dung giảng dạy và tổ chức tập luyện ngoài giờ học chính khóa, nhà trường và giáo viên hết sức coi trọng và đã có nhiều hình thức được áp dụng trong thời gian qua. 15/36
  7. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học mang tính thời vụ và hạn chế số lượng học sinh tham gia tập luyện. Qua đánh giá tổng hợp các loại hình hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh trường Tiểu học nơi tôi công tác cho thấy các loại hình này chưa thu hút được đông đảo học sinh tham gia cũng như chưa thúc đẩy được tính tự giác tập luyện của học sinh. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tìm ra những hình thức hợp lý để tổ chức, quản lý tốt các hoạt động TDTT của học sinh qua đó phát triển thể lực cho các em nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo con người mới trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.2. Thực trạng tập luyện thể dục thể thao ngoại khoá của trƣờng Tiểu học nơi tôi công tác. Trên cơ sở hoạt động ngoại khoá, tôi tìm hiểu thực trạng việc tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa qua phỏng vấn 330 học sinh khối lớp 4,5 năm học 2012-2013 tại trường Tiểu học nơi tôi công tác. Kết quả phỏng vấn được thể hiện ở bảng 1 như sau: Bảng 1: Kết quả về nguyện vọng, động cơ và hứng thú tập luyện thể dục thể thao ngoại khoá của trƣờng Tiểu học nơi tôi công tác ( n=330) Kết quả phỏng vấn TT Nội dung phỏng vấn n % Số lượng học sinh tập luyện thể dục thể thao ngoại khoá 1 - Thường xuyên 94 28.5 - Không thường xuyên 106 32,1 - Không tập 130 39,4 Động cơ tập luyện thể dục thể thao ngoại khoá 2 - Ham thích 88 26,7 - Nhận thấy tác dụng RLTT 172 52.1 - Sử dụng thời gian rảnh rỗi 70 21,2 Nhu cầu tham gia tập luyện câu lạc bộ thể dục thể thao 3 - Có 188 57,0 - Không 142 43,0 Nhu cầu tập luyện các môn thể dục thể thao ngoại khoá - Đá cầu 22 6,7 - Cờ vua, cờ tướng 49 14,8 - Bóng bàn 25 7,6 - Bóng đá 70 21,2 4 - Điền kinh 45 13,6 - Cầu lông 57 17,3 - Bóng rổ 22 6.7 - Khiêu vũ thể thao 40 12,1 17/36
  8. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học Kết quả được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Kết quả kiểm tra thể lực của học sinh trƣờng Tiểu học nơi tôi công tác ( n = 150) Nam (n=73) Nữ (n=77) TT Chỉ tiêu X  1 Nằm ngửa gậpbụng (lần/30s) 8,8 1,23 7 0.25 2 Bật xa tại chỗ (cm) 148 12,8 140 13.7 3 Chạy 30m XPC (s) 7,0 0.23 7,5 0,42 4 Chạy con thoi 4x10m (s) 10,3 0,88 13,02 1,88 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 780 30,8 710 28 Các số liệu trong bảng 2 cho thấy, các chỉ số thể lực trên của cả 6 nội dung kiểm tra của nữ và nam học sinh đều thấp hơn hoặc bằng so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quyết định số 53/2008/QĐ- BGĐT ngày 18/9/2008. 2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất. 2.4.1.Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học nơi tôi công tác Trong quá trình xây dựng và phát triển của trường Tiểu học nơi tôi công tác, đội ngũ giáo viên thể dục thể thao của nhà trường không ngừng học tập rèn luyện phấn đấu. Trình độ chuyên môn, trình độ chính trị ngày càng được nâng cao đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và các hoạt động khác, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Để làm rõ thêm nhân tố giáo viên đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy giáo dục thể chất chính khóa và các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của nhà trường, đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng về số lượng, trình độ, tuổi đời, thâm niên dạy học kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3 Bảng 3: Thực trạng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trƣờng Tiểu học nơi tôi công tác Giới tính Trình độ Thâm niên Tổng Tỷ lệ Trên Dƣới Đảng GV Giai đoạn Đại Cao số HS/1GV Nam Nữ 10 10 viên giỏi học học năm năm Trƣớc 2013 3 1300 0 3 2 1 0 2 0 1 2013 2015 3 866 0 3 2 1 2 0 0 1 2015 4 650 0 4 3 1 2 2 1 2 đến nay 19/36
  9. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC 3.1. Cơ sở đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học. Giáo dục Tiểu học của nước ta đang thực hiện những đổi mới đồng bộ và toàn diện nhằm góp phần tạo nên những con người lao động, tự chủ, năng động, sáng tạo góp phần tạo nên một nền giáo dục Tiểu học có chất lượng. Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành các kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của học sinh. Bậc học này nhằm bồi dưỡng, phát huy những tình cảm, thói quen và đạo đức, đức tính của con người. Vì vậy các môn học ở bậc Tiểu học đều có mối quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau nhằm phát triển một cách toàn diện cho học sinh. Cùng với các môn học trong trường phổ thông nói chung và trong các môn học ở bậc Tiểu học nói riêng. Môn giáo dục thể chất (Môn thể dục) là môn học có vị trí quan trọng, có chức năng giáo dục cao, góp phần không nhỏ trong việc trang bị kiến thức toàn diện cho học sinh và tạo ra môi trường khuyến khích cho học sinh học tập nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Nó góp phần cho các em đầy đủ những yếu tố về Đức – Trí – Thể - Mĩ. Nó giúp các em bước vào đời mà không bị khiếm khuyết tụt hậu trong một xã hội văn minh. Để phát huy được vai trò của môn Thể dục trong nhà trường đòi hỏi mỗi giáo viên giảng dạy phải không ngừng phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng môn học. Hiện nay nhiều phụ huynh và học sinh chỉ coi trọng những môn học khác như: Toán, Tiếng Việt, tiếng Anh mà lơ là bỏ qua môn Thể dục, coi đó là môn học không cần thiết. Mà không biết rằng tập thể dục không những giúp các em tăng cường sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất mềm dẻo, khéo léo tạo điều kiện cho các em phát triển theo quy luật giới tính Mà còn trang bị cho các em một số tri thức, kĩ năng nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kĩ năng vận động để các em học tập và sinh hoạt hiệu quả hơn góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, vui tươi có tổ chức kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức tạo tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người. Bên cạnh đó phát triển và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về thể dục thể thao để tạo 21/36