SKKN Công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại giống loài, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và con người ở bất kỳ phạm vi nào: từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế như vũ bão và sự gia tăng dân số quá nhanh, con người đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đã tàn phá môi trường, gây nên những tác động nặng nề dẫn đến sự suy thoái môi trường trên nhiều phương diện. Môi trường sống của chúng ta hiện nay thực sự đang lâm vào cuộc khủng hoảng với qui mô toàn cầu và trở thành nguy cơ trực tiếp đối với cuộc sống hiện tại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai.
Môi trường Việt Nam đã bị xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân chưa cao, điều đó thể hiện qua các hành động như: chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi, không biết giữ gìn trường lớp, nơi công cộng sạch đẹp, dùng nhiều túi ni lông hay việc sử dụng hoang phí các nguồn tài nguyên như điện, nước, chưa biết bảo vệ của công ... Chính những việc làm đó đã góp phần làm cho rừng ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên cạn kiệt, rác nhiều và xử lý rác chưa tốt đang là những vấn đề mang tính thời sự. Người dân thiếu hiểu biết, không có ý thức, những việc làm chỉ nghĩ đến lợi trước mắt đã làm cho không khí bị ô nhiễm, nguồn nước bị ô nhiễm, … làm khí hậu trái đất thay đổi đang dần nóng lên. Chúng ta đang chứng kiến sự tăng vọt của các căn bệnh hiểm nghèo mà y tế thế giới công nhận là hậu quả của việc ô nhiễm môi trường.
Việc giáo dục môi trường trong các nhà trường chưa được quan tâm thực sự, hầu hết mới chỉ dừng ở mức làm cho trường, lớp sạch đẹp chưa hình thành cho các em thói quen, kỹ năng biết bảo vệ môi trường.
Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục môi trường trong các môn học mà chỉ giáo dục trong các tiết cơ bản, đặc trưng rõ nét có liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Việc liên hệ thực tế cho học sinh trong bài giảng chưa sâu sắc, chưa gần gũi, liên hệ xa vời làm các em khó hiểu. Thời gian học sinh ở trường nhiều, học sinh được tham gia nhiều hoạt động: học, chơi, ăn, ngủ, nghỉ, … nhưng việc giáo dục bảo vệ môi trường mới chỉ được quan tâm trong hoạt động học. Nhiều phụ huynh chưa là tấm gương trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con.
File đính kèm:
- skkn_cong_tac_quan_li_trong_viec_nang_cao_chat_luong_hoat_do.doc