Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Tiểu học được xác định là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sự hình thành, phát triển của bậc học này là cơ sở, đỉều kiện phát triển cho các bậc học tiếp theo. Mặt khác đây là bậc học bắt buộc với mọi trẻ em từ 6 đến 11 tuổi và là bậc học " Nhằm giúp đỡ học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cao. Có thể nói Tiểu học là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông”, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Vì vậy, giáo dục Tiểu học không chỉ đặt nền móng cho giáo dục phổ thông mà còn đặt nền móng cho sự hình thành toàn bộ nhân cách con người Việt Nam.

Hưởng ứng phong trào vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động. Mỗi giáo viên không chỉ không ngừng đổi mới nội dưng và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với quá trình, hội nhập và phát triển của đất nước mà còn không ngừng đổi mới cách tổ chức, quản lí lớp học, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp để các em đến trường với tâm trạng thoải mái, vui tươi, tạo không khí lớp học đầm ấm, nhẹ nhàng.

Ớ bậc Tiểu học ngoài những giáo viên dạy môn chuyên (Hát nhạc, Mĩ thuật, Ngoại ngữ, Tin học...) mỗi giáo viên đều được phân công phụ trách một lớp. Họ không những phải đảm nhiệm việc giảng dạy nhiều môn học mà còn phải làm công tác chủ nhiệm lớp. Khác với các bậc học trên, trẻ em Tiểu học còn nhỏ tuổi, các kĩ năng hoạt động còn hạn chế, ý thức tỗ chức kỉ luật và ý thức tự giác của các em chưa cao. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Nếu giáo viên biết làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, biết xây dựng và triển khai kế hoạch chủ nhiệm lớp một cách có hiệu quả sẽ có tác dụng rất tốt cho việc thực hiện thành công các chỉ tiêu giáo dục, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm ở bậc Tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt tập thể sư phạm nhà trường, thay mặt cha mẹ học sinh quản lý tập thể học sinh lớp mình phụ trách, giúp các em phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của nha trường. Mặt khác, người giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động sinh hoạt, học tập của học sinh, xây dựng và tổ chức tập thể học sinh, chịu trách nhiệm đối với tình hình học tập, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về khuynh hướng chính trị, tư tưởng vê nội dung và việc tổ chức công tác giao dục trong lớp và nhà trường đã được giao phó. 
 

pdf 18 trang Đào Bích 27/12/2023 3620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_ne_nep_lop_hoc_nham_nang_cao.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

  1. Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giảo dục toàn diện chủ nhiệm lớp và coi đây là một trong những việc làm quan trọng để đưa học sinh vào nề nếp. Vì vậy các đồng chí giáo viên trường tôi rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm của mình. Phong trào thi đua, phấn đấu trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi đã được hầu hết các giáo viên tham gia tích cực. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 3.1. Tìm hiểu, khảo sát, phân loại đối tượng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm, xây dựng chương trình làm việc kế hoạch công tác chủ nhiệm: Muốn giáo dục học sinh thì người giáo viên chủ nhiệm phải hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em. Khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu các em qua các mặt: hoàn cảnh gia đình, xếp loại từng nội dung giáo dục của năm học trước, năng khiếu và điểm yếu của từng em. Để tìm hiểu và nắm bắt được những nội dung trên tôi tiến hành làm các công việc sau: + Bước 1: - Điều tra lý lịch học sinh bằng cách cho các em viết vào phiếu thông tin có mẫu in sẵn của cá nhân tôi. PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÁ NHÂN Phần I: Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nam (Nữ). . . . Ngày, tháng, năm sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Học lực và năng lực phẩm chất :HL:. . . . . . . . . NL - PC. . . . . . . . Chức vụ đã làm năm học trước ( nếu có ):. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Những thành tích đã đạt đuợc (nếu có ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chỗ ở hiện nay ( ghi rõ ở nhà trọ hay nhà người thân) : . . . . . . . . . . . . . . . . Nơi thường trú ( Ghi trong hộ khẩu , phải chính xác): . . . . . . . . . . . . . . . . Số điện thoại :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Họ tên cha: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .nghề nghiệp: . . . . . . . . Điện thoại. . . . . Địa chỉ cơ quan công tác (nếu có) : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Họ tên mẹ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .nghề nghiệp:. . . . . . . . . . Điện thoại. . . . Địa chỉ cơ quan công tác ( nếu có) : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Gia đình có mấy anh chị em : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Em là con thứ mấy trong gia đình: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  2. Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giảo dục toàn diện Tổ chức cho lớp bầu ra Ban cán sự lớp. Ban cán sự được bầu là những học sinh có khả năng học tập khá và tốt, nhiệt tình trong công việc được giao, đối xử thân thiện, hoà đồng với bạn bè, được bạn bè trong lớp tin yêu. + Bước 4: - Tôi lên kế hoạch cho cả năm học, từng tháng, dựa trên kế hoạch của nhà trường và của tổ thông qua các buổi sinh hoạt chủ nhiệm hàng tháng. - Thông báo các chỉ tiêu phấn đấu của từng tổ, của lớp, của cá nhân để học sinh nắm được mà thi đua phấn đấu. 3.2. Xây dựng nội qui lớp học, xây dựng nền nếp tự quản cho học sinh: Dựa trên nội quy của nhà trường và của đội thiếu niên, tôi xây dựng nội quy của lớp rồi cho cả lớp học tập nội quy đó. Giúp các em nắm được nội dung đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, mức độ xếp loại hai nội dung trên vào 4 kì: giữa học kì I; cuối học kì I; giữa học kì II và cuối năm học để cùng bạn bè phấn đấu, thi đua. Để giúp học sinh thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ, tôi đã cho họp đội ngũ cán bộ lớp để phân công và nêu nhiệm vụ của từng em. Ví dụ năm học 2017- 2018, học sinh lớp tôi đã bầu em Triệu Đức Tùng làm lớp phó học tập và công việc tôi giao cho em sau khi trống vào lớp xong, em cho các bạn sắp xếp sách vở theo thời khóa biểu, nêu tên bài học hôm trước, tên bài sắp học, nhắc các bạn ghi thứ ngày tháng vào các quyển vở, xếp lần lượt các môn học vào ngăn bàn sau đó chuẩn bị tiết học mới. Yêu cầu các bạn cùng tổ nhắc nhở nhau thi đua phấn đấu. Vì thế khi tôi vào lớp là các em đã sẵn sàng học tập, tôi không bị mất thời gian chờ đợi. Mỗi tổ có 1 quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt động của từng tổ viên trong tổ. Cuối tuần vào tiết sinh hoạt tập thể, lớp trưởng tổng hợp báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. Sau đó tôi nhận xét đánh giá tình hình học tập của tổ, của lớp về việc thực hiện các nền nếp, tác phong, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, và hướng dẫn học sinh nêu phương hướng khắc phục. Trong đợt giao lưu văn nghệ chào mừng 20/11, tôi cho các tổ lựa chọn tiết mục và chuẩn bị với yêu cầu mỗi tổ 1 tiết mục, các tổ thi đua tập luyện văn nghệ, chọn ra tiết mục hay biểu diễn trước lớp. Tôi dựa trên kết quả đó chọn ra các em có năng khiếu về hát, múa và dàn dựng một tiết mục múa liên ca ba miền: Bắc, Trung, Nam đi giao lưu cấp trường. Cứ vào cuối mỗi buổi học các em bảo nhau luyện tập dưới sự dàn dựng của tôi, sự đoàn kết và biết chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau của các em đã mang lại một tiết mục múa rất đặc sắc. Tiết mục múa của lớp tôi đạt giải Nhì trong đợt giao lưu văn nghệ cấp trường.
  3. Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giảo dục toàn diện 3.4. Đưa học sinh vào các hoạt động tập thể để xây dựng ý thức kỷ luật. Tăng cường sự phối kết hợp của giáo viên chủ nhiệm với giáo viên Tổng phụ trách đội và các lực lượng giáo dục khác: Để giáo dục học sinh theo nguyên tắc này, giáo viên vận động các em tham gia các hoạt động tập thể trong phạm vi toàn trường như các buổi sinh hoạt tập thể, các tiết học ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, tổ chức giao lưu trong tập thể các lớp cùng khối tạo điều kiện để các em hình thành các mối quan hệ, gắn bó với nhau vì quyền lợi, danh dự chung, gây niềm vinh dự, tự hào về lớp mình. Việc làm này rất có ý nghĩa và tác dụng sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của học sinh. Từ đó nếp sống đạo đức của các em sẽ có chuyển biến tốt, trước hết là tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, biết giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động qua các buổi hoạt động ngoại khóa. Cụ thể: Hoạt động ngoại khóa trong học kì I: Các con được trải nghiệm tại Thiên Đường Bảo Sơn. Hoạt động ngoại khóa của cô và trò tại Thiên Đường Bảo Sơn Khi vào thăm thủy cung tại Thiên Đường Bảo Sơn các em đã biết bảo ban nhau thực hiện tốt nội quy, quy định không có học sinh nào vứt rác bừa bãi Đặc biệt các em biết chia sẻ cho nhau sự hiểu biết về động, thực vật sồng dưới nước.
  4. Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giảo dục toàn diện Hoạt động trải nghiệm được làm đầu bếp của các con Qua hoạt động tập thể, lòng nhân ái, tính vị tha, tinh thần dũng cảm, trách nhiệm vì tập thể được thể hiện rõ và chính những hoạt động đó đã đẩy mạnh phong trào học tập của các em hơn. Cũng qua các hoạt động này giáo viên mới dễ có điều kiện gần gũi với học sinh, dễ tìm hiểu được tâm tư nguyện vọng, chia sẻ những khó khăn, nắm được ưu điểm cũng như các biểu hiện lệch lạc của học sinh để từ đó có biện pháp uốn nắn kịp thời. - Phối hợp với giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy lớp học của học sinh trong các giờ học đó. Thông qua việc làm này, giáo viên chủ nhiệm sẽ phát hiện được năng khiếu, sở thích và những mặt còn tồn tại của từng học sinh để có kế hoạch phối hợp bồi dưỡng, giúp đỡ các em phát triển hoàn thiện hơn. - Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng với học sinh, truyền đạt nhiệm vụ, nội quy của nhà trường đến học sinh không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục cảm hoá, gương mẫu của bản thân mình. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm phát hiện kịp thời các
  5. Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giảo dục toàn diện Vì vậy, ở tiết hoạt động tập thể cuối tuần, tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt. Khi tổng kết, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, giáo viên không nên chỉ kiểm điểm học sinh hoặc có kiểm điểm thì cũng không nên máy móc. Đôi khi có thể biến giờ sinh hoạt thành những hội thảo nhỏ với những chủ đề phù hợp như trao đổi phương pháp học tập với bạn bè, sự lạc quan trong cuộc sống, những mơ ước của em và bạn bè, Có thể thay những lời phê bình gay gắt bằng một câu chuyện nào đó phù hợp (Ví dụ giáo dục ý thức tích cực tham gia công việc, không chủ quan, hợm hĩnh cho học sinh, tôi đã kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ cho các em nghe). Như vậy không kiểm điểm mà lại hoá ra kiểm điểm nhưng giờ sinh hoạt rõ ràng đỡ căng thẳng hơn và lại có hiệu quả - Vào các ngày lễ hay ngày kỉ niệm như 8/3; 26/3; 20/11; bao giờ tôi cũng cho các em tìm hiểu về ý nghĩa và giáo dục các em cách ứng xử trong tình huống cụ thể để giáo dục các em biết yêu thương, chia sẻ, biết quan tâm đến mọi người. Ví dụ trước ngày 6/3/2018 vừa qua, trong tiết hoạt động tập thể tôi cho các em đóng vai nói lời chúc bà, mẹ, chị gái, em gái và những bạn gái trong lớp. Tôi dặn các em hãy làm những việc vừa sức và nói những lời chúc với những người phụ nữ trong gia đình vào sáng ngày 8/3. Đúng vào ngày mồng 8/3 tôi bước vào lớp và đã được những món quà đầy ý nghĩa đó là cả lớp các em hát vang bài ca: Mồng tám tháng ba. Ngay sau đó, một nhóm học sinh của lớp tôi đã đứng lên xin hát bài hát bông hồng tặng cô. Giọng hát của em còn rất non nớt nhưng chứa đựng biết bao tình cảm và qua hỏi chuyện tôi được biết tối qua, các em đã cố gắng luyện để hát tặng cô giáo vào sáng mồng 8/3. Buổi học hôm đó, tôi thấy các em ngoan hơn, chăm hơn. Niềm vui trong tôi không sao tả xiết. Tiết Ngoài giờ lên lớp của tôi hôm trước đã thực sự thành công. 3.6. Giáo dục học sinh ý thức tham gia vào việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực học tập. Bằng những việc làm thiết thực như tổ chức cho học sinh tham gia trồng và chăm sóc cây, tham gia dọn vệ sinh lớp học, chăm sóc công trình măng non của lớp. Từ đó tôi giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, biết và thích tham gia làm đẹp cảnh quan môi trường. Chính vì được trực tiếp tham gia các công việc đó cùng bạn bè mà các em học tập cũng tốt hơn. - Tôi luôn tận tâm trong giảng dạy và giáo dục học sinh, đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Chẳng hạn trong các tiết Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh, tôi đã sắp xếp không gian lớp học theo mô hình trường học mới giúp các nhóm học sinh trao đổi, nhận biết được các hành vi, những chuẩn mực về đạo đức đối với người học sinh như lịch sự với mọi người, không nói tục, chửi bậy, giữ gìn và phát huy
  6. Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giảo dục toàn diện thân và học tập, chấp hành nội quy lớp học; các em đã biết cố gắng tự hoàn thành công việc, tự thực hiện nhiệm vụ học trên lớp tiến bộ, các em có khả năng tự học, tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập, tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, biết bày tỏ ý kiến rõ ràng, lịch sự; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; có ý thức bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; Học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm có ý thức tự quản tốt; có ý thức tham gia và đạt kết quả tốt trong các hoạt động do nhà trường, do Đội thiếu niên tổ chức, kết quả tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và học tập có tiến bộ rõ rệt, Tôi luôn được học sinh kính trọng, phụ huynh học sinh và nhân dân tin tưởng, yêu mến. * Kết quả cụ thể: - Duy trì tốt sĩ số của lớp mình chủ nhiệm. - Kết quả điều tra của năm học trước: năm học 2016 - 2017 tổng số HS 52 em Năng lực - Phẩm chất Học lực T Đ HTT HT CHT TS % TS % TS % TS % TS % 37 71,2 15 28,8 6 11,5 43 82,7 3 5,7 - Kết quả năm học 2017 - 2018 tổng số HS 52 em Năng lực - Phẩm chất Học lực T Đ HTT HT CHT TS % TS % TS % TS % TS % 45 86,5 7 13,5 8 15,4 44 84,6 0
  7. Xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao chất lượng giảo dục toàn diện XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT Lương Thị Hải Vân