Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò

Trong công cuộc đổi mới của xã hội hiện nay, một nền giáo dục tiến bộ được coi là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Sinh thời Bác Hồ đã nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng với cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Đúng vậy, tất cả những điều đó đều bắt đầu từ giáo dục mà nên, mà khởi nguồn là giáo dục Tiểu học.

Trong bậc Tiểu học thì lớp Một là môi trường đầu tiên các em được làm quen với trường Tiểu học. Đây là một việc rất mới lạ nên các em thường bỡ ngỡ và lúng túng. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp Một là cầu nối rất quan trọng giúp các em làm quen và nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập.

Giáo viên chủ nhiệm lớp Một luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dạy dỗ và giáo dục học sinh. Ngoài việc truyền thụ kiến thức cho các em chúng ta còn phải uốn nắn, rèn luyện cho các em từ lời ăn, tiếng nói và rèn luyện kĩ năng hình thành nhân cách cho học sinh.

Đúng vậy, các cụ xưa đã có câu:

“Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc thôi.”

Mỗi viên ngọc muốn có một giá trị nhất định như chúng ta hằng mong muốn thì cần phải có những người thợ khéo tay mài dũa mà nên. Học sinh lớp Một ví như những viên ngọc thô nếu được giáo dục toàn diện thì sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước sau này. Đúng là: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.

Thực tế cho thấy việc định hướng, kích thích học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp Một hăng say học tập là một điều vô cùng quan trọng.

Học sinh lớp Một được ví như tờ giấy trắng rất hồn nhiên trong quan hệ với các bạn và mọi người xung quanh. Học sinh rất tin vào những điều được học, được nghe hằng ngày thầy cô dạy bảo. Vậy làm thế nào để tạo dựng được mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò để từ đó lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào việc học tập là điều mà tôi đã từng băn khoăn trăn trở bấy lâu nay. Cuối cùng tôi cũng tìm ra được một giải pháp tốt nhất cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm, đó là: “Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò.” Từ đó kích thích học sinh hăng say học tập 
 

pdf 33 trang Đào Bích 27/12/2023 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_moi_quan_he_gan_gui_than_thie.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò

  1. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. C¬ së lÝ luËn. 1.1.Những căn cứ khoa học. 1.1.1 Luật giáo dục (ban hành năm 2005) Chương 2, mục 2, điều 23 của luật giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục Tiểu học: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.” Chương 2, điều 3 có chỉ rõ hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội. 1.1.2 Điều lệ trường Tiểu học. Trong điều lệ quy định hoạt động giáo dục trong nhà trường Tiểu học được chia thành hai bộ phận: hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mỗi bộ phận trên đều có chức năng là thực hiện mục tiêu giáo dục. 1.1.3 Nhiệm vụ năm học của các trường Tiểu học. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội có hướng dẫn: Mục tiêu giáo dục Tiểu học được thực hiện thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học trong trường Tiểu học. Hoạt động dạy học được thực hiện với hình thức lên lớp là hoạt động đặc trưng, là hoạt động chủ yếu của nhà trường. Việc tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết, nhằm hỗ trợ và bổ sung cho hoạt độngdạy học chính khoá nhằm thay đổi không khí học tập, tạo nên hứng thú tích cực cho các em. 1.2 Cơ sở lí luận của đề tài. Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm, sự gần gũi, thân thiện của cô giáo có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn liền với sự nhận thức của trẻ. Sự thân thiện ấy không chỉ kích thích trẻ nhận thức mà còn thúc đẩy trẻ hoạt động, khám phá, tự vươn lên trong học tập. Học sinh lớp Một lần đầu tiên đến lớp nên rất e ngại khi tiếp xúc với cô, với bạn mới. Có em còn khóc lóc, bám chặt lấy bố mẹ không chịu vào lớp. Có em lại nhất định đòi bố mẹ phải vào ngồi cùng trong lớp. Đây cũng là lúc giáo viên cần khéo léo tạo sự an tâm, tin tưởng cho các em để các em có thể tự tin vào ngồi trong lớp học mà không còn lo sợ nữa. Sự gần gũi, ân cần, sự quan tâm nhẹ nhàng, sự cởi mở chân tình của cô giáo ngay từ lần đầu tiên đến lớp sẽ tạo nên những xúc cảm mạnh mẽ và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn trẻ thơ 3/29
  2. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG: Khảo sát thực trạng việc xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện với học sinh để từ đó kích thích tinh thần hăng say học tập cho các em nhằm mục đích là: - Xác định biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp mà tôi được phân công chủ nhiệm. - Phân tích thực trạng để tìm hiểu và xác định nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc giáo viên chưa thực sự gần gũi, thân thiện với học sinh và học sinh cũng rất lo sợ khi phải nói chuyện với các thầy cô giáo. Đây chính là cơ sở khoa học cần thiết để cải tiến, xây dựng những biện pháp đổi mới của đề tài nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạtđộng dạy học trong nhà trường. Để nghiên cứu thực trạng đạt kết quả tốt, cần thực hiện nghiêm túc một số yêu cầu: đảm bảo tính kế hoạch, có sự chuẩn bị chu đáo, có tính linh hoạt, mềm dẻo, tính thực tiễn, tính khoa học, tính kế thừa, tính hệ thống II. CÁCH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Tôi đã tiến hành phối kết hợp một số cách thức và biện pháp là: - Dự giờ đồng nghiệp đặc biệt là các tiết dự thi của các đồng chí tham gia hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi. - Tham khảo ý kiến của Ban giám hiệu về kế hoạch xây dựng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên. - Trao đổi, trò chuyện với học sinh và cha mẹ học sinh về mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh, thu thập thêm những thông tin cần thiết để xây dựng đề tài. III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ĐẦU NĂM 2016 - 2017: Kiến thức – Kĩ năng Năng lực Phẩm chất HTT HT CHT Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG 13HS 36HS 3HS 35HS 14HS 3HS 35HS 14HS 3HS Việc nghiên cứu để xác định rõ thực trạng và tìm hiểu kĩ về biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh chính là cơ sở để tôi suy nghĩ, mạnh dạn cải tiến và tìm ra các biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò để kích thích học sinh hăng say học tập đồng thời góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học. 5/29
  3. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. Học sinh tham gia chơi kéo co Học sinh chơi rồng rắn lên mây 7/29
  4. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. Tôi tin rằng với việc làm của mình các con sẽ cảm thấy vui thích khi đến trường Tiểu học.Với học sinh quá nhút nhát thì buổi học đầu tiên tôi cho em đó ngồi gần bạn cùng học ở trường Mầm non hay ngồi gần bạn cùng giới và nhanh nhẹn hơn để giúp bạn nhanh chóng làm quen với trường lớp mới. Từ đó làm giảm sự căng thẳng cho học sinh bằng cách cho các con vui hát những bài hát mà con yêu thích. Việc làm này vô cùng cần thiết nó vừa động viên khích lệ học sinh vừa tạo cho các con cảm giác yên tâm khi bước chân vào học lớp Một. II. TẠO SỰ GẦN GŨI, THÂN THIỆN VỚI HỌC SINH TRONG TỪNG TIẾT HỌC. Do đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học là trí nhớ trực quan – hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - logic. Các em thường nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Học sinh lớp Một có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần một vấn đề nào đó, có khi chưa hiểu hết những mối liên hệ, ý nghĩa của vấn đề đó. Chính vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là gây dựng cho học sinh tâm thế để ghi nhớ, hướng dẫn các em thủ thuật ghi nhớ tài liệu học tập, kiến thức mà cô truyền đạt. Chỉ cho các em đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học, tránh cho học sinh ghi nhớ máy móc hay chỉ là học vẹt. Trong khi dạy kiến thức mới tôi luôn luôn động viên khích lệ học sinh tự quan sát, nhận xét và tư duy để tìm ra kiến thức mới. Với câu hỏi tìm hiểu bài mà cô đưa ra cho học sinh trả lời tôi luôn động viên học sinh: “Các con hãy mạnh dạn lên nhé!”. Rồi hỏi học sinh ở dưới lớp: “Bạn nào muốn có câu trả lời?”. Khi có học sinh nào đó trả lời đúng nhưng chưa đủ ý của câu hỏi thì tôi vỗ về các con bằng câu nói: “Con trả lời tốt lắm, có ai muốn bổ sung gì cho bạn không nhỉ?”. Còn nếu học sinh trả lời đúng, trọn ý của của câu hỏi thì tôi lập tức khen luôn: “Đó là một câu trả lời xuất sắc, chúng mình cùng khen bạn nào.” Cứ như vậy học sinh sẽ mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, lớp học rất sôi nổi và các em tíếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Khi gọi học sinh đọc bài cũng vậy, tôi luôn luôn yêu cầu các con đọc bài to, rõ ràng. Cứ như thế tôi luôn vỗ về học sinh bằng những câu động viên, khích lệ rằng con cứ yên tâm, những âm nào, tiếng nào, từ nào không nhớ, đọc sai thì cô sẽ giúp con sửa sai,con đừng sợ. Vì vậy dần dần đã tạo cho học sinh thói quen mạnh dạn, tự tin và đãđọc to, lưu loát ngay từ tiết học đầu tiên. Tuy nhiên trong khi học sinh thực hành làm bài tập không thể tránh khỏi sai sót. Tuỳ vào 9/29
  5. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. cố gắng vươn lên trong học tập để theo kịp các bạn trong lớp và nhận được nhiều tràng vỗ tay của các bạn hơn. Ví dụ 2: Học sinh lớp Một thường hay mắc lỗi chính tả, ngay cả khi cô giáo đọc lại cho cả lớp soát lỗi mà vẫn không phát hiện ra. Hay làm sai một phép tính nào đấy, cho dù cô nhắc là con kiểm tra lại bài đi mà vẫn không phát hiện ra mình làm sai phép tính nào cả.Đây là chuyện thường gặp khi trực tiếp giảng dạy học sinh lớp Một học toán. Tôi đã tìm cách khắc phục tình trạng này như sau: 1. Tìm hiểu nguyên nhân: Đánh giá kết quả hoạt động học tập của bản thân là một việc làm rất mới với học sinh lớp Một. Nó chưa thể trở thành kĩ năng cho các em được vì khả năng tập trung chú ý vừa nghe, vừa nhìn, vừa viết bài còn rất kém. Khả năng ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp còn nhiều hạn chế, nó rất cần sự rèn luyện thông qua các hoạt động học tập dưới sự tác động sư phạm của cô giáo. Trong khi tính toán cũng vậy, nếu lần đầu tiên con đã tính ra kết quả thì lần sau con cũng sẽ dễ dàng tính sai kết quả. 2. Cách giải quyết. Với những bài học sinh viết sai chính tả, tôi viết lại từ đúng lên bảng và cho học sinh đối chiếu từ của cô với từ con viết trong vở. So sánh như vậy các em sẽ dễ dàng nhận ra lỗi sai của mình. Bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân để tránh trường hợp học sinh viết sai nhiều tôi hướng dẫn cho các con viết vào bảng trước. Đến lúc viết vào vở, tôi nhắc học sinh nhẩm đọc lại từ và tự nhớ lại quy tắc chính tả trước khi viết. Trong quá trình dạy học sinh tôi hình thành cho các con thói quen sau khi viết xong một chữ là con sẽ nhẩm lại xem mình viết đúng chưa, có đủ dấu thanh chưa, nếu thiếu thì phải bổ sung ngay lập tức. Như vậy các em sẽ ít sai lỗi chính tả hơn. Một việc làm rất quan trọng giúp học sinh phát hiện ra lỗi sai của mìnhlà tôi cho các con đổi chéo vở để tự kiểm tra bài của nhau. Trong môn Toán cũng vậy, ngoài việc hình thành cho các con kĩ năng tự kiểm tra bài của mình, tôi cũng tổ chức cho đổi chéo kiểm tra như môn Tiếng Việt. Việc làm đó cũng giúp học sinh dễ dàng phát hiện và sửa lỗi sai của bản thân. Cũng có thể giúp học sinh sửa sai bằng cách cô chỉ vào phép tính sai, bài toán sai và nhắc nhẹ nhàng “Con kiểm tra lại phép tính này đi!”. Khi đó học sinh sẽ tự tính toán lại và nhận ra ngay sai sót của mình. Cần lưu ý là thấy học sinh làm bài sai tránh quát mắng ầm ĩ làm cho các em hoảng sợ sẽ mất tập trung và không thể học được. Khi học sinh làm sai, tôi thường chỉ cho các em thấy mình sai ở đâu và sửa sai như thế nào. Từ đó, học sinh vừa yên tâm vì khi làm sai không bị cô mắng lại còn biết cách sửa sai kịp thời. Vì vậy các con hoàn toàn tự 11/29
  6. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. Đáp án: Hoa Sen Đáp án: Hoa Cúc trắng Đáp án: Hoa Đào 13/29
  7. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. Câu thơ Hoa đào ngoài Bắc Hoa gì trong Nam Cánh nhỏ màu vàng Cùng vui đón Tết? Hoa mai Sau khi học sinh nêu được tên hoa tôi cho các con so sánh với đáp án của cô xem có đúng hay không. Làm như vậy các con vừa hào hứng tham gia vào trò chơi vừa củng cố được nội dung của tiết học. Thêm vào đó để tạo sự hứng thú cho việc học tập tôi còn đưa các con ra thăm vườn hoa của trường: Học sinh thăm vườn hoa của trường 15/29
  8. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa IV.TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH. 4.1 Đổi mới phương pháp dạy học. Trên thực tế chúng ta thấy không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu. Bên cạnh những phương pháp dạy học hiện đại: thảo luận, động não, đóng vai Người thầy cần phát huy những phương pháp dạy học truyền thống: quan sát, hỏi đáp, thực hành, thí nghiệm, thuyết minh trong một tiết học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phải nhận thức được việc “dạy học có hiệu quả” có nghĩa là dạy học không chạy theo thành tích, mà phải dạy cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất. Dạy theo cách tiếp cận dần với việc phân hóa đối tượng học sinh. 4.2 Tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau * Hình thức 1: Tăng cường hoạt động nhóm trong các môn học. Tổ chức nhiều hình thức học tập như cá nhân, lớp, nhóm đôi, nhóm lớn. Tùy theo từng mục tiêu cần đạt, từng đặc trưng của môn học mà giáo viên lựa chọn, phối hợp một cách hợp lí các hình thức học tập với nhau. 17/29
  9. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. Ví dụ : Sau khi dạy bài “Phép trừ trong phạm vi 4” tôi cho học sinh chơi trò chơi “Tìm bạn” như sau: - Gọi sáu em học sinh lên bảng, ba em cầm các tấm thẻ mang số 1; 2; 3, ba em còn lại sẽ lấy tấm thẻ ghi các phép tính: 4 - 3 4 - 1 4 - 2 Khi có hiệu lệnh của cô thì những em cầm tấm thẻ ghi phép tính phải tự tìm đến với các bạn cầm tấm thẻ ghi số (là kết quả của phép tính mình đang cầm) để tạo thành một nhóm đôi. Chẳng hạn bạn cầm tấm thẻ có phép tính “4 – 1” thì phải tìm đến bạn cầm tấm thẻ mang số “3” để tạo thành một nhóm. Bạn nào tìm đúng và nhanh nhất là thắng cuộc. Ai không tìm được bạn cùng nhóm là bị thua, phải nhảy lò cò một vòng quanh lớp. * Hình thức 2: Tổ chức các hoạt động phân vai, sắm vai trong tiết học. Mỗi môn học có đặc trưng khác nhau nhưng nó lại luôn liên quan chặt chẽ với nhau. Thấy được điều đó, ngay từ đầu năm học tôi đã đặc biệt lưu tâm đến việc rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh ở tất cả các môn học. Trong Phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt cũng không ngoại lệ. Ở những tiết học này, ngoài việc rèn cho học sinh kĩ năng đọc to, rõ ràng, rành mạch tôi còn cho học sinh luyện đọc phân vai (với các bài có lời thoại) nhằm thay đổi không khí của tiết học và tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh. Chẳng hạn như khi dạy bài tập đọc “Mời vào” tôi đã hướng dẫn các em đọc phân vai như sau: - Một em đóng vai chủ nhà. - Một em đóng vai các nhân vật đến gõ cửa ngôi nhà (Thỏ, Nai, Gió). - Tiến hành luyện đọc: Nhân vật: Cốc, cốc, cốc! Chủ nhà: Ai gọi đó? Nhân vật: Tôi là Thỏ. Chủ nhà: Nếu là Thỏ Cho xem tai. Hay trong bài tập đọc “Vì bây giờ mẹ mới về” tôi cho học sinh luyện đọc sắm vai theo các nhân vật như sau: * Phân vai cho học sinh hoặc cho học sinh xung phong nhận vai: - Người dẫn chuyện. - Người mẹ - Cậu con trai 19/29
  10. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. Ngoài việc sử dụng có hiệu quả bộ tranh được trang bị tôi luôn học hỏi, tìm tòi để đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm thay đổi không khí lớp học và thu hút sự tập trung chú ý của học sinh. Ví dụ: Dạy học vần bài 38: ao- eo Ở phần luyện đọc câu, đoạn thơ ứng dụng, học sinh được luyện đọc đoạn thơ: Suối chảy rì rào Gió reo lao xao Bé ngồi thổi sáo Nếu trong khi dạy mà cô chỉ dùng lời để giải thích về nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ này thì hầu hết các em chưa cảm nhận được. Còn khi cô cho học sinh xem tranh như trong sách giáo khoa và lại còn lồng âm thanh tiếng suối chảy, tiếng sáo thì học sinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hết nội dung mà đoạn thơ muốn truyền tải. Tranh môn học vần bài 38 : eo – ao 4.4 Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú cho học sinh. Học sinh lớp một còn rất nhỏ nên rất thích được cô khen. Cô thường xuyên khen để trẻ tự tin khi phát biểu ý kiến xây dựng bài, thamgia thảo luận hay trình bày quan điểm của mình về một vấn đề gì đó. Tránh chê bai hay dùng những câu nói thiếu tế nhị ( như “Con nói sai rồi”; “Có thế mà cũng không biết” ) khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng dẫn đến chán học và không nói điều gì trong lớp vì sợ sai cô lại mắng. Trái lại trong khi học sinh đọc bài hoặc phát biểu ý kiến xây dựng bài, tôi luôn luôn động viên các em bằng những lời lẽ rất gần gũi như: 21/29
  11. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. dạn giơ tay phát biểu ý kiến và sẵn sàng bổ sung ý kiến cho bạn. Tôi nghĩ như vậy tôi đã thành công trong việc kích thích học sinh hăng say học tập. V. KẾT HỢP CHẶT CHẼ VỚI CHA MẸ HỌC SINH Kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi những điều cô dạy trên lớp các con được thực hành mọi lúc, mọi nơi. Cũng có khi ở lớp cô dạy thế nào thì về nhà các con sẽ làm như vậy, khi đó chúng ta rất cần sự hỗ trợ từ phía các bậc phụ huynh học sinh. Chính vì vậy mà trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi đã thống nhất với các phụ huynh về cách quản lí và giáo dục con sao cho hiệu quả tốt nhất. Cụ thể: - Về mặt đạo đức: Phụ huynh học sinh cùng thầy cô giáo hướng dẫn con em mình nói to, rõ ràng, nói đủ ý thành câu. Kết hợp cùng cô giáo nhắc nhở các con biết chào hỏi, thưa gửi khi nói chuyện với người trên. Biết đưa hay nhận một vật gì đó từ tay người lớn bằng hai tay. Biết dùng từ cảm ơn khi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của người khác, nói lời xin lỗi khi mắc lỗi hoặc làm phiền người khác. - Về học tập: tự tin trong học tập, nói năng to tát rõ ràng. Nói, trả lời đủ câu, không nói trống không. Có ý thức tự giác trong học tập, tự chuẩn bị sách vở trước khi tới lớp.Động viên khích lệ học sinh học tập, tránh chê bai, đánh mắng các con. Cùng cô giáo giúp con nhận ra sai sót của mình trong khi làm bài và hướng dẫn con cách sửa sai. Tôi cũng giải thích cho phụ huynh học sinh hiểu về sự đổi mới trong cách đánh giá học sinh đó là không chấm điểm hàng ngày mà cô chỉ chấm đúng sai rồi nhận xét dựa trên thực tế bài làm của học sinh. Trong môn Toán thì các bậc phụ huynh dễ dàng nhận ra sai sót của con mình, còn trong môn Tiếng Việt tôi giải thích cho phụ huynh hiểu khi cô chấm bài viết của con cô thường gạch dưới chữ con viết chưa đẹp và sửa sai những lỗi cơ bản mà con thường mắc phải. Nếu chấm bài ở trên lớp cô sẽ gạch dưới chữ con viết chưa đúng và nói cho con biết con viết sai ở điểm nào và cách sửa sai ra sao. Khi về nhà các bậc phụ huynh kiểm tra bài vở của con cũng làm tương tự như vậy. Cần giải thích cho con hiểu cô gạch dưới chữ này của con là con viết chưa đẹp (do nét khuyết, nét móc ) và hướng dẫn cho con cách sửa sai chứ không nên quát mắng các con. - Về các hoạt động khác: + Khuyến khích con em mình tự tin tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp. Có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh. 23/29
  12. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. III. Các hoạt động dạy học: TG NDKT cơ bản Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ĐD 5’ 1. Kiểm tra bài - Kể tên các bộ phận - 2 – 3 em trả lời cũ của cây rau? - Bạn khác nhận MT: HS kể tên - Ăn rau có ích lợi gì? xét và bổ sung được các bộ phận của cây rau và lợi ích của cây rau 2. Bài mới Giới thiệu cây hoa Quan sát Các 2’ *Giới thiệu cây * Bài mới - Yêu cầu học sinh để - Học sinh tự nói hoa 8’ a.Hoạt động 1: cây hoa của đã chuẩn về cây hoa của học Nhận biết các bộ bị lên bàn và giới mình với các bạn sinh phận của cây hoa thiệu với các bạn trong nhóm 4. tự sưu MT: HS kể được trong nhóm - Đại diện các tầm các bộ phận của - Tên của cây hoa? nhóm lên trình bày cây hoa - Đâu là rễ, thân. lá, - Các bạn khác hoa của cây hoa? nhận xét và bổ * Hướng dẫn học sung sinh đàm thoại, liên hệ: - Nêu màu sắc và mùi - Từng cá nhân học thơm của các loài hoa sinh trả lời con mang đến lớp. - Con có tên các loài - Nhiều học sinh hoa được trồng ở các trả lời bồn hoa ven sân - Các bạn khác trường mình không? nhận xét và bổ * Giáo viên nêu kết sung cho bạn. luận 7’ b. Hoạt động 2: - Hướng dẫn học - Cả lớp mở sách Biết ích lợi của quan sát tranh, đọc và - Từng cặp học việc trồng hoa trả lời câu hỏi trong sinh đọc và trả lời MT: HS biết sách giáo khoa câu hỏi. được ích lợi của - Hướng dẫn học sinh các loài hoa đàm thoại: 25/29
  13. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. (tranh đã nêu ở phần cùng tham gia theo trên). nhóm đội. + Lần thứ hai: Đọc các câu đố nói về hoa (câu đố đã nêu ở phần trên) - Tổng kết trò chơi dựa trên câu trả lời thực tế của hai đội để tuyên dương đội chiến thắng. 3’ Củng cố - Dặn - Cây hoa có những - Nhiều học sinh dò bộ phận chính nào? trả lời - Hoa dùng để làm gì? - Kể tên một số loài hoa mà con biết? - Để cây hoa mau lớn và cho hoa đẹp con cần làm gì? - Dặn học sinh biết bảo vệ và chăm sóc cây hoa. Bổ sung Rút kinh nghiệm 27/29
  14. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò. - Phát huy được tính chủ động, gây được hứng thú học tập cho học sinh.Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú cho các em. - Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là học hỏi về mặt công nghệ thông tin để từng bước đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trên đây là những kinh nghiệm mà trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc kết được.Tôi nghĩ rằng việc gây hứng thú học tập cho học sinh là điều mà mọi giáo viên đứng lớp điều quan tâm.Và tôi tin chắc rằng với cái tâm của một nhà giáo,với lòng yêu nghề mến trẻ thực sự thì giáo viên chúng ta sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh và đó sẽ là một thành công lớn trong cuộc đời giảng dạy của mỗi người.Từ những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện và qua việc phân tích những biện pháp trên, tôi tin rằng kinh nghiệm này có thể áp dụng cho mọi lớp ở bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. II. KHUYẾN NGHỊ Để nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh, chúng tôi rất mong Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và đào tạo quan tâm tăng cường thêm đồ dùng dạy học như băng đĩa môn Tập viết phục vụ giờ học để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Một số kinh nghiệm “Xây dựng mối quan hệ gần gũi thân thiện giữa cô và trò”trình bày trên được tôi rút ra qua nhiều năm giảng dạy và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như mục đích đề tài đã đặt ra. Qua đề tài này, tôi kính mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các cấp lãnh đạo, Hội đồng khoa học cơ sở, các bạn đồng nghiệp trao đổi góp ý để tôi làm tốt hơn nữa công tác giảng dạy và giáo dục của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! 29/29