Sáng kiến kinh nghiệm Việc cung cấp vốn từ và sửa lại việc dùng từ - Nguyễn Thị Thi
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Việc cung cấp vốn từ và sửa lại cách dùng từ làm tăng khả năng sử dụng vốn từ của trẻ là việc làm hết sức quan trọng rất cần thiết và đầy ý nghĩa đối với công tác giáo dục.
Đối tượng tôi dạy là trẻ lớp 1, vốn hiểu biết của các em quá ít ỏi. Tất cả mọi hoạt động học tập, vui chơi tiếp xúc với môi trường xung quanh đều là mới lạ, trẻ luôn muốn tìm hiểu, khám phá mọi sự việc, ngoài việc truyền đạt kiến thức, cô giáo còn làm nhiệm vụ một người mẹ chỉ bảo, dẫn dắt, giải đáp mọi thắc mắc của trò nhỏ. Nếu như giáo viên biết chú trọng việc bồi dưỡng vốn từ cho trẻ thì trong cuộc sống hàng ngày các em mới có đủ vốn từ để tự mình diễn đạt ý mình muốn thể hiện. Trẻ biết dùng từ ngữ chính xác, sử dụng từ cho phù hợp với hoàn cảnh, với từng trường hợp, là một yêu cầu rất cơ bản, có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức của học sinh.
Muốn cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ tốt cần thông qua các hoạt động tập thể, điều kiện và môi trường sống. Các hoạt động càng phong phú thì vốn hiểu biết càng rộng. Hình thức để tăng nhanh vốn từ tốt nhất là thông qua việc dạy học. Trong tất cả các môn, ta cần lưu ý rèn luyện tập nói cho trẻ như: học vần, đạo đức, kể chuyện tự nhiên xã hội… Giáo viên là người giúp cho trẻ nói đúng, biết chọn lời hay, ý đẹp để sử dụng.
Ví dụ: Bạn của mình học còn yếu nhưng không nên chê bạn là dốt mà chỉ động viên bạn và cho bạn nhận xét là bạn học chưa giỏi, vở bạn viết chưa sạch…
Giáo viên cần phát hiện những hiện tượng ngôn ngữ không bình thường của trẻ để kịp thời sửa chữa và uốn nắn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_viec_cung_cap_von_tu_va_sua_lai_viec_d.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Việc cung cấp vốn từ và sửa lại việc dùng từ - Nguyễn Thị Thi
- • Cặp âm: i: chỉ dùng khi ghép với phụ âm đứng trước y: chỉ dùng khi đứng trước không có phụ âm. Ví dụ: Chim yến Con kiến Khi bắt đầu tập tìm từ mới lần lượt hướng dẫn học sinh lắp ráp vào bảng đã kẻ sẵn tìm xem tiếng nào có nghĩa thì chọn ra và ghép với một tiếng khác. Bằng cách này học sinh tìm rất dễ, nhanh và được rất nhiều từ. Ví dụ: Hãy tìm ra tiếng mới trong đó có âm: O. Nếu chỉ riêng ghép O với B với 5 dấu ta được những từ sau: Bo, Bò, Bó, Bọ, Bõ, Bõ (cả 6 tiếng tìm ra đều có nghĩa cả). - Đối với học sinh yếu, các em chỉ dừng lại ở đây là đạt yêu cầu bài tập. - Đối với học sinh khá giỏi thì tôi cho tìm thành từ mới. Ở giai đoạn này học sinh chưa biết đọc, chỉ cho các em tìm miệng, cô giáo ghi hộ lên bảng. Ví dụ: Với từng tiếng một Bó – Bò – Bõ – Bọ - Bỏ Quần bò Con bò Bé bò Bò Sữa bò Bò gạo Bò lê bò càng 5
- Được 25 từ đồng âm khác nghĩ. Sau mỗi tiết dạy học vần, thường thường tôi bớt ra một ít phút để củng cố bài vừa học. Làm như vậy tôi thấy học sing giỏi lên nhanh chóng. Thuộc mặt chữ và rất hứng thú sau mỗi giờ học. Những từ mới vừa tìm được tôi cho cả lớp đọc lại. Những từ khó hiểu tôi giảng nghĩa ngắn gọn giúp các em vui cười rất thích thú. Ví dụ: Các từ khó hiểu như: - Quần bò: quần của người chăn bò (mỹ) khi mặc bó gọn, bền, trôn gkhoer mạnh. - Bó hẹp: bó là nén lại, hẹp là bị khống chế không được thoải mái cho lắm. - Bò lê bò càng: là một thành ngữ chỉ bị đánh đau đến nỗi phải bò, phải lê đi, bò càng: càng cua nó to, nặng nề khi cua bò càng của con cua kéo lê dưới đát. - Bõ bèn: là từ láy phụ âm đầu ý chỉ: hả hê, vừa ý. 2. Giai đoạn 2: học phần vần Khi việc tìm ra tiếng mới đã thành kỹ năng thì sang phần vần các em tìm ra từ mới đã thành thạo. Các em thi nhau đòi học bằng được những từ mình vừa tìm ra, kể cả những học sinh yếu nhất cũng dễ dàng tìm được từ mới. Qua thực tế dạy theo cách thức trên vốn từ mới được cung cấp rất phong phú với số lượng lớn. Bình quân mỗi một vần mới học, các em tìm được từ 5 đến 10 từ mới. Sau mỗi bài học vần việc rèn luyện tự tìm ra tiếng mới, từ mới trong đó có vần vừa học đã thành nếp thường xuyên. Ở giai đoạn đầu, cô viết hộ lên bảng, sang giai đoạn hai cho các em tự viết được vào vở của mình. Tôi chỉ nêu ví dụ: tìm tiếng, từ mới trong đó có vần “anh”. Nếu đem ghép vào bảng sẽ được ở bảng 1: 7
- Ở bảng 2: Âm \ / . ? ~ thanh Ch Chanh Chánh Chạnh Chành Th Thanh Thánh Thành Nh Nhanh Nhánh Nhành Kh Khanh Khánh Gh Thảnh Ng Ngạnh Ngành Nhảnh Ngh Khảnh Tr Tranh Tránh Gi Gianh Giành Ph Phanh phành Qu Quanh quánh Quạnh Ở bảng 1: theo cách này tìm được 55 tiếng mới, ở bảng 2 tìm được 26 tiếng mới. Nếu như ghép thành từ và tìm từ đồng âm khách nghĩa thì nhiều vô kể. Trong phần bài tập này, lớp tôi đã có nhiều em học sinh giỏi, tìm tiếng từ mới rất nhanh, nhiều đúng nghĩa(các em Tú, Trang, Mai, Hoa, Đào ) Có em nghĩ ra rất nhiều từ có nghĩa và hình tượng đẹp có sức gợi cảm từ đó giúp các em học tốt môn văn ở các lớp trên. Ví dụ: Em Hoàng Lan tìm từ: cảnh giác, nhanh nhanh(từ láy) Em Diệp Anh tìm từ: đẹp tuyệt diệu, yêu tha thiết Em Đào tìm từ: thanh danh Em Thanh Hải: sung sức, hùng mạnh, mỉm cười, bùng cháy, tung tăng. Em Hồng Vân: lim dim, thoang thoảng 9
- nghĩa gốc là từ Hán Việt các em rất thích thú khi tìm tìm ra một từ mới. Những từ khó hiểu và nghĩa gốc là từ Hán Việt các em thường được tôi giải thích nghĩa của nó. Ở trình độ của học sinh lớp 1 không nên yêu cầu quá cao. Các em tùy theo khả năng tìm ra nhiều hay ít từ không bắt buộc. Nhưng giáo viên cần nắm bắt được để giải thích cho học sinh khi cần thiết. Nhìn vào những từ đồng nghĩa với đỏ bừng ta có thể chia theo ba mức độ: Mức độ cao: đỏ chóe, đỏ chót, đỏ lừ, đỏ ối, đỏ rực . Mức độ bình thường: đỏ au, đỏ tươi, đỏ ửng, đỏ lựng Mức độ thấp: đỏ hoe, đỏ khè, đo đỏ Khi đọc các bài tập đọc, hoặc trong giao tiếp hằng ngày, những từ các em thường gặp rất nhiều từ Hán Việt. Mặc dù sử dụng từ đó nhưng thực tế các em không hiểu hết các từ mình nói. Người giáo viên phải mang trang bị cho mình những kiến thức rộng gặp khi trẻ thắc mắc hỏi han mới có thể giải đáp thắc mắc cho trẻ được. Ví dụ: - Kỷ luật: kỷ: khuôn phép; luật : luật lệ (mỗi người phải tuân theo luật lệ, khuôn phép đã có sắn) - Trật tự: trật: bậc, có thứ bậc; tự: thứ tự, thứ tự của các lớp bậc (phải thực hiện đúng quy định) - Học sinh: học: đi học; sinh: sự sống (cuộc sống của người đi học) - Điểm danh: điểm: chỉ (chấm vào); danh: tên gọi (gọi tên, chấm vào từng người) - Giáo viên: giáo: dạy; viên: nhân viên (người dạy học) - Bác sĩ: bác: rộng, học rộng; sĩ: kẽ sĩ (người có trình độ học vấn cao) - Gia đình: gia: nhà, sân nhà; đình: sân (chỉ tổ ấm riêng mỗi người, gần gũi thân thiết nhất) - Lao động: lao: vất vả; động: vận động (người lao động vất vả) - Chủ nhiệm: chủ: người làm chủ; nhiện: trách nhiệm (người có nhiệm vụ chính) - Lao công: lao: vất vả; công: chung (người làm công việc vất vả cho việc chung) - Bảo vệ: bảo:che chở; vệ: giữ gìn (ngưởi làm công việc trông coi giữ gìn) - Sĩ số: sĩ: học trò; số: số lượng (số học trò) Giáo án minh họa: 11
- 7’ b. LuyÖn ®äc c©u: - Bµi tËp ®äc gåm mÊy c©u? - HS tr¶ lêi - GV hái HS ®Ó x¸c ®Þnh c¸c - HS tr¶ lêi c©u. (tõ c©u 1 c©u 6) C©u 1 - ë c©u 1 khi ®äc con lu ý - HS tr¶ lêi ®iÒu g×? - §Ó ®äc hay ngoµi viÖc ng¾t - 2 HS ®äc. sau dÊu phÈy, c¸c con nhÊn giäng ë tiÕng chîp? C©u 2 - Ai xung phong ®äc c©u 2? - 2HS ®äc - NhËn xÐt b¹n ®äc C©u 3 GV ®äc mÉu - Y/c HS nghe vµ ph¸t hiÖn - HS tr¶ lêi xem c« ng¾t sau tiÕng nµo? - Khi ®äc c©u hái con cÇn - HS tr¶ lêi ®äc nh thÕ nµo? - Gäi HS ®äc c©u 3 - 3HS ®äc C©u 4 - GV híng dÉn HS nhÊn - 2HS ®äc giäng ë tiÕng vuèt vµ xoa. C©u 5 - Y/c HS ®äc thÇm vµ suy - 1HS tr¶ lêi nghÜ xem nªn nhÊn giäng ë tiÕng nµo? - 1HS ®äc C©u 6 - §Ó ®äc hay c¸c con ng¾t - 2HS ®äc h¬i sau tiÕng giËn? - Gäi 2 HS ®äc l¹i c©u c. LuyÖn ®äc ®o¹n - Bµi TËp ®äc h«m nay gåm - HS tr¶ lêi mÊy ®o¹n? §o¹n 1 tõ ®©u ®Õn ®©u? - HS tr¶ lêi §o¹n 2 tõ ®©u ®Õn ®©u? §o¹n 3 tõ ®©u ®Õn ®©u? §o¹n 1 - GV gäi HS ®äc - 2HS ®äc §o¹n 2 - GV gäi HS ®äc - 2HS ®äc §o¹n 3 - GV gäi HS ®äc - 2HS ®äc - 1HS ®äc toµn bµi, c¶ líp ®äc ®ång thanh. * NghØ gi÷a giê * LuyÖn ®äc SGK - GV gäi 2 d·y ®äc nèi tiÕp - 2 d·y ®äc c©u - NhËn xÐt. - GV gäi 2 nhãm lªn ®äc nèi - 2 nhãm ®äc ®o¹n tiÕp theo ®o¹n - 1HS ®äc toµn bµi 13
- giao tiếp sẽ mạnh dạn, cách diễn đạt trong giờ tập văn sẽ có số lượng từ ngữ phong phí, giàu hình ảnh và liên tưởng sẽ tốt hơn. 2. Về đạo đức: Biết dùng lời hay ý đẹp để giao tiếp với người lớn, bạn bè. Với người lớn phải dùng từ kính trọng, với anh chị em phải dùng từ thân ái. Ví dụ: với bạn mình sức học còn kém nhưng không nên trách bạn thô thiển nên dùng từ khác đi, chẳng hạn: “bạn học chưa giỏi cần cố gắng lên” hay “ vở bạn viết chưa sạch”. Những từ đó khiến cho bạn bạn mình không tự ái và yêu mến mình hơn, sẽ cố gắng học tập cho tốt. Trong lớp không có hiện tượng nói tục chửi bậy vì các em biết đó là những từ xấu không hay. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Muốn thực hiện được mục đích giúp trẻ tăng nhanh được vốn từ tôi nhận thấy người giáo viên phải ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết xã hội. Thầy hiểu 10 dạy học trò 1, nói cách khác thầy phải giỏi mới có trò giỏi. - Có tâm huyết với công việc giảng dạy lớp trẻ, nhất là khi muốn thực hiện được mục đích của mình. - Chuẩn bị chu đáo cho bài giảng của mình để xử lý tình huống trước học sinh - Luôn luôn tìm tòi những cách dạy hay nhất, có hiệu quả nhất. - Kiên trì, chịu khó trước những khó khăn trong giảng dạy (gặp học sinh chậm hiểu, lười học phải hướng dẫn cặn kẽ, đi từ những kiến thức đơn giản, dễ hiểu đến kiến thức khó hơn) - Động viên kịp thời những em tìm được nhiều tiếng mới có ý nghĩa. Chú ý học sinh yếu, bước đầu những em này chưa tìm được từ mới ta cho đọc lại bài viết, đọc lại từ mà bàn vừa tìm để từ đó nâng dần khả năng học tập. - Đừng cho rằng học sinh còn bé mà không dạy nâng cao kiến thức của bài. - Ta cứ dạy dần dần kiến thức sẽ thấm dần qua ngày, tháng, các em sẽ tiến bộ không ngừng. - Chú ý 3 đối tượng học sinh. Giao những bài tập vừa sức. - Công sức của thầy, cô bỏ ra ví như người trồng vườn, đợi đón những bông hoa tuơi thắm tràn đầy hương sắc do chính tay mình trồng nên. 15
- TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm Tác giả N.Đ.Lê Vi Tốp (NXB Giáo dục Hà Nội) 2. Từ điển trái nghĩa – đồng nghĩa tiếng Việt Tác giả: Dương Kỳ Đức – Vũ Quang Hào (NXB Giáo Dục) 3. Từ Hán Việt (Bộ GD&ĐT – trường Đh Tổng hợp) Chủ đề tài: Lê Anh Xuân và một số tài liệu, tập san của Ngành giáo dục. 17