Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 3

Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em không chỉ đơn thuần là tính toán, mà điều chủ yếu là năng lực tư duy. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em mới có thể nhanh nhẹn, nhạy bén hơn không chỉ trong môn toán mà còn ở nhiều các môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kì vọng các em trở thành nhà khoa học, mà chính là rèn luyện tư duy cho các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong nhà truờng hoặc ở bất kì   lĩnh vực nào mai sau.

           Tiểu học là bậc nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.Vì vậy các em muốn học tốt môn toán ở tiểu học cũngg như các cấp học trên thì trước hết phải tạo cho các em sự say mê, hứng thú Vớimôn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần lựa chọn những phương pháp dạy học nào đó cho phù hợp để phát huy hiệu quả cao nhất trong từng bài học, đảm bảo những yêu cầu kiến thức và kĩ năng toán học, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới chương trình.

           Quá trình dạy học Toán trong chương trình tiểu học được chia thành  hai giai đoạn: Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5.

doc 24 trang Đào Bích 25/12/2023 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_tro_choi_gay_hung_thu_hoc_toa.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 3

  1. Thiết kế trò chơi gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 Số HS được khảo sát Học sinh đạt yêu cầu Học sinh còn nhầm nhận biết về gam và lẫn khi giải bài toán sự liên hệ giữa gam và có nội dung hình học ki-lô-gam 52 35 HS = 67,3% 17 HS = 32,7% Nhìn vào kết quả trên tôi thấy chưa hài lòng. Tôi bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân vì sao và thấy vướng mắc ở những vấn đề sau: Tôi nhận thấy đa phần giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc đưa trò chơi học toán vào giảng dạy. Hoặc có đưa trò chơi vào giờ học cũng chỉ trong những giờ thao giảng mà thôi. Sở dĩ có tình trạng trên là do các đồng chí giáo viên chưa nhận thức được hết tác dụng của trò chơi trong giờ học toán. Vì vậy mà giờ h ọc toán còn trầm, học sinh còn thụ động trong học tập, một số học sinh yếu kém còn ngại học toán, đến giờ học toán các em không hứng thú dẫn đến kết quả học tập không cao.Vì vậy tôi nhận thấy rằng đưa trò chơi vào giờ học toán ở tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ học toán của lớp 3. CHƯƠNG III BIỆN PHÁP I. TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI TOÁN HỌC Hoạt động vui chơi là hoạt động mà cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi. Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định rừ mục đích , kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không. Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc của nó gắn với kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gần Vớinội dung bài - 6 -
  2. Thiết kế trò chơi gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 II. MỘT SỐ TRÒ CHƠI TOÁN HỌC LỚP 3 1. Chuẩn bị và tổ chức trò chơi trong môn Toán: Căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện hiện có, Giáo viênlựa chọn trò chơi để đưa vào dạy học như một hoạt động dạy học toán. Giáo viên phải đặc biệt chú ý xác định được rừ mục đích của trò chơi. các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi như sau: 1.1. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, cú thể cho học sinh chuẩn bị những dụng cụ dễ Tìm, dễ làm. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống không còn xa lạ nữa. Và ngành giáo dục cũngg đã từng bước tiếp cận Với công nghệ hiện đại. Với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, đưa công nghệ thông tin vào trong các hoạt động của trường học, vào trong các bài giảng hàng ngày là một việc làm cần thiết và bài giảng điện tử mà chủ yếu là sử dụng phần mềm Power Point là một công cụ tất yếu để giúp các thầy cô giáo truyền đạt kiến thức đến người học một cách có hiệu quả, có chất lượng hơn. Yêu cầu về dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng ở hầu hết các môn học là vô cùng cần thiết, đặc biệt là môn Toán. Giáo viên có điều kiện chuẩn bị bài giảng bằng giáo án điện tử có phần trò chơi sẽ tạo hứng thú cho học sinh, tạo sự lôi cuốn các em vào trò chơi bởi việc tạo hiệu ứng sẽ làm tăng tính hấp dẫn lôi cuốn người xem. Học sinh tiểu học luôn hứng thú Với hình động và âm thanh nên việc bạn đưa chúng vào các trang chiếu cũngg sẽ lôi cuốn học sinh. Những câu hỏi, đáp án hay đồng hồ tính giờ được tạo hiệu ứng cũngg đem lại hiệu quả thiết thực, cuốn hút sự tập trung chú ý của học sinh, tạo cho các em có tâm thế sẵn sàng vào cuộc. Song bạn cũngg cần - 8 -
  3. Thiết kế trò chơi gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 Ghép các thẻ ghi số Với phép tính tạo thành “cặp đôi hoàn hảo”. 32 48 8 × 8 + 3 × 7 56 0 4 8 × 8 + 8 × 8 + 8 × 8 + 8 × 8 + 8 × 8 + 4 4 4 4 4 Cách chơi: - Treo bảng phụ vẽ các thẻ ghi số và phép tính; chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử 3 bạn lên tham gia chơi. Bên dưới theo dõi, cổ vũ. - 3 bạn của mỗi nhóm thảo luận rồi phân công nhau nối các phép tính Với số thích hợp (là kết quả của phép tính). Ở bên dưới ghi các cặp đôi (số và phép tính) vào nháp tạo thành các cặp đôi hoàn hảo. Đội nào xong trước thì về chỗ, giáo viên thu thêm nháp của hai bạn bên dưới gắn lên phần bảng của đội. - Yêu cầu lớp kiểm tra chéo kết quả giữa hai đội, nhận xét. Đội có kết quả các bạn đều tạo được các cặp đôi hoàn hảo thì đội đó được nhận phần thưởng của lớp. * Ở bài Tính giá trị của biểu thức (trang 79), giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi này ở phần khởi động, tiến hành như sau: - Giáo viên chia lớp thành hai đội; mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi. Dưới lớp theo dõi và cổ vũ các đại diện. Giải thích trò chơi: Khi 4 bạn của mỗi nhóm đã xếp hàng 1, giáo viên đi từ phía sau đeo cho mỗi bạn một thẻ số hoặc thẻ có ghi biểu thức vào cổ. Khi đeo xong cho tất cả thì các bạn quay thẻ về trước mặt để xem thẻ gì. Các bạn cùng nhóm - 10 -
  4. Thiết kế trò chơi gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 * Khi dạy Bài 65. Gam, GV cũng có thể tiến hành trò chơi có tên gọi Tìm đội thông thái. Mục đích: Giúp học sinh gợi mở kiến thức. Chuẩn bị: Hai bộ phiếu yêu cầu ghi nội dung sau: a) Dụng cụ nào đo được mứ độ nặng, nhẹ của các vật? b) Đơn vị nào để đo mức độ nặng, nhẹ mà chúng ta đã học? c) Trong siêu thị, người ta tính số lượng gạo đóng trong túi theo đơn vị nào? d) Lượng mì nhiều hay ít trong mỗi gói mì tôm tính theo đơn vị nào? Cách chơi: Đặt hai bộ phiếu yêu cầu trên bàn, GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi. Dưới lớp cổ vũ. Mỗi bạn trong đội lần lượt rút một phiếu yêu cầu; thảo luận cùng các bạn trong nhóm rồi ghi câu trả lời vào phiếu. Đặt úp trả lại trên bàn Gv và về chỗ. GV cùng các bạn đại diện lật phiếu đã ghi câu trả lời, đọc to để cả lớp nhận xét. Nếu đội nào cả 4 câu trả lời đúng thì được nhận danh hiệu Đội thông thái. Sau khi nhận xét câu thứ tư, GV dẫn dắt vào bài mới. Trò chơi 3 AI NHANH – AI ĐÚNG Mục đích: Giúp học sinh củng cố kiến thức. Chuẩn bị: 10 bộ hình,trong đó có 3 hình chữ nhật, 3 hình tam giác. - 12 -
  5. Thiết kế trò chơi gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 Mục đích: Giúp học sinh ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài. Chuẩn bị: Khoảng sân vừa đủ xếp thành một vòng tròn. (HS có thể chơi ngay trên lớp) Cách chơi: Các em học sinh ngồi hoặc đứng thành một vòng tròn. Bắt đầu từ một em nào đó, ví dụ em A. Em A xướng to một đơn vị đo độ dài, chẳng hạn "mét" và cầm tay em B (ở bên phải A) để truyền điện. Lúc này, em B phải nói tiếp, chẳng hạn: "đề - xi - mét" rồi cầm tay em C (ở bên phải B) để "truyền điện". vậy là em C phải nói tiếp "xăng - ti - mét". Nếu C nói đúng thì C được quyền xướng to như A. Cứ làm như vậy, nếu bạn nào nói sai hoặc làm tính sai thì bị phạt đi kiểu người mẫu một vòng. Phạt xong, bạn đó được quyền xướng to một số để lại tiếp tục chơi. * Lưu ý: + Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng giáo cụ + Trò chơi này có thể áp dụng vào nhiều bài, ví dụ: Bài 3, tiết 134. Luyện tập; Bài 1, tiết 146. Diện tích hình chữ nhật; bài 1, tiết 143. Diện tích hình vuông. + Trò chơi này tuy không cầu kì nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em. Trò chơi 5 ĐI CHỢ (Áp dụng trong bài: Tiền Việt Nam - Tiết 125, 126, 127) Mục đích: - Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 100.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng) - 14 -
  6. Thiết kế trò chơi gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 Trò chơi 6 RUNG CHUÔNG VÀNG Mục đích: Củng cố kĩ năng tính nhẩm. Chuẩn bị: Nội dung bài tập 4, trang 165 Cách chơi: - Sau khi hướng dẫn phân tích phép tính mẫu, GV lần lượt giơ các thẻ có phép tính. Ai có tín hiệu trước (rung chuông trước) có quyền trả lời; mỗi kết quả đúng được 10 điểm. Sau khi chơi được 5 phút, lớp tổng kết, khen thưởng những học sinh có nhiều điểm nhât. * Trò chơi này có thể áp dụng trong phần khởi động ở các tiết luyện tập. Ví dụ bài 4. tiết 89. Luyện tập chung ; bài4, tiết 152. Luyện tập IV. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MINH HỌA TRƯỜNG TH PHƯƠNG LIỆT KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP: 3A6 TIẾT: 133 TUẦN: 27 MÔN: TOÁN Ngày dạy: Người soạn: Trần Hông Hạnh Bài 133: Các số có năm chữ số (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kiến thức: - Nhận biết các số có năm chữ số (trường hợp chữ số hàng nghìn/ trăm/ chục/ đơn vị là 0). - Biết đọc, viết các số có năm chữ số có dạng nêu trên và biết được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có năm chữ số. - Biết thứ tự các số trong 1 nhóm các số có năm chữ số. - Luyện ghép hình. - 16 -
  7. Thiết kế trò chơi gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 +Vậy ta viết số này nhóm bàn như thế nào? + Số này đọc như thế nào? - Lần lượt các dãy bàn lên viết, đọc số * Nêu cách viết, cách - Yêu cầu hs chọn một đọc các số 32.500; số trong bảng, viết và 32.560; 32.505; 32.050; đọc số đó. 30.050; 30.005 - Tổ chức cho học sinh chữa bài theo nhóm. - Chữa, hoàn thành bảng - Yêu cầu học sinh nhận xét về các số có trong bảng. - GV lưu ý Hs cách đọc số: 32 505; 30 005 - Cho HS đọc đồng thanh các số. - Yêu cầu HS cho ví dụ về các số có 5 chữ số - 3 HS nêu ví dụ (trường hợp chữ số hàng nghìn/ trăm/ chục/ đơn vị là 0). c. Luyện tập, thực 7' hành: - Bài tập yêu cầu chúng * Bài 1: Viết (theo ta làm gì? mẫu) - Hướng dẫn mẫu Củng cố cách đọc viết số - Yêu cầu HS tự làm có 5 chữ số. - HS làm bài vào - 18 -
  8. Thiết kế trò chơi gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 - Cho Hs đọc đồng thanh 2 dãy số. - Yêu cầu Hs lấy ví dụ số tròn trăm/ số tròn chục/ số tròn nghìn. * Bài 4: Xếp 8 hình tam - 1 HS nêu yêu cầu giác như hình vẽ. - Yêu cầu HS lấy 8 hình tam giác vuông, * Trò chơi: Xếp hình suy nghĩ thảo luận tìm nhanh - Tạo hình đẹp cách xếp hình trong 1 4' phút. - HS xếp hình theo nhóm bàn, thi đua Tổ chức thi xếp hình - Tổ chức cho HS thi xếp đúng, nhanh. theo nhóm bàn và thi xếp hình giữa các tổ. đua giữa các tổ xem tổ nào trong cùng 1 thời gian có nhiều nhóm bàn - Nhận xét, chốt kết xếp hình nhanh và đẹp. quả. - Nhận xét tiết học. III. CỦNG CỐ - DẶN - Dặn về luyện đọc, DÒ viết, lấy ví dụ về các số có 5 chữ số (trường hợp chữ số hàng nghìn, 1' trăm, chục, đơn vị là 0). V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Qua tiến hành dạy thực nghiệm Các số có năm chữ số như kế hoạch bài giảng trên, tôi có kết quả như sau: - 20 -
  9. Thiết kế trò chơi gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 PHẦN KẾT LUẬN Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nú cũng kớch thích được trí tưởng tượng, tũ mũ, ham hiểu biết ở trẻ. Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà cũng giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mìnhvà tự đánh giá nhau trong học tập. Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên qua lạm dụng phương pháp này, ở mỗi tiết học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút hoặc cùng lắm 10 phút. Do vậy người giáo viên cần có kĩ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện trò chơi thật hợp lí và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và mụn Toán lớp 3 nói riờng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trương, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức trò Toán học được có hiệu quả đũi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng hạn chế, rất mong sự đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ và phong phú hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2019 Người viết Trần Hồng Hạnh - 22 -
  10. Thiết kế trò chơi gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 MỤC LỤC  Trang Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2 III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 Phần nội dung Chương I. Cơ sở lí luận 4 Chương II. Cơ sở thực tiễn 4 Chương III. Biện pháp 6 I. Tác dụng của trò chơi toán học 7 II. Một số trò chơi toán học lớp 3 8 1. Chuẩn bị và tổ chức trò chơi trong môn Toán 8 2. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 3 9 IV. Kế hoạch bài giảng minh họa 16 V. Kết quả thực nghiệm 20 Phần C: Kết luận 22 Tài liệu tham khảo 23 - 24 -