Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh Lớp 2

1. Cơ sở lí luận:

Không biết từ bao giờ, trải qua hàng ngàn tiến hóa của loài người, ngôi ngữ nói có tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin và đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lí và là một yếu tố quan trọng để biểu lộ văn hóa, tính cách con người. Việc Giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được Ông cha ta rất coi trọng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Bên cạnh đó, với trẻ em, đây là lứa tuổi đang dần hình thành nhân cách. Chính vì vậy, ngay từ khi các em còn rất nhỏ chúng ta đã chú trọng: “Trẻ lên ba, cả nhà học nói”.

Mặt khác, như chúng ta đều biết, ngay từ những ngày đầu tiên trẻ cắp sách tới trường, trẻ đã được giáo dục đạo đức, giáo dục ăn nói lễ phép theo phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn”. Do vậy, từ các lớp đầu cấp Tiểu học chúng ta cần rèn cho trẻ biết nói năng lễ phép, lịch sự, biết nói lời biểu cảm trong giao tiếp. Không những thế mà chúng ta cần rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với mọi người và khi nói trước tập thể đông người.

Ngày xưa, ông bà ta rất coi trọng việc giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói là trao đổi thông tin, đóng vai trò biểu hiện tình cảm, qua lời nói thể hiện văn hóa, tính nết của con người. Do vậy cần phải giáo dục, rèn luyện lời nói của các em ngay từ nhỏ, từ các lớp đầu cấp Tiểu học để sau này các em có thói quen cư xử đúng mực, lịch sự trong khi giao tiếp.

Việc giáo dục lời nói từ xa xưa ông bà ta rất chú trọng. Ông cha ta thường dạy con, cháu qua các câu ca dao, tục ngữ như:

“Học ăn, học nói, học gói, học mở”

“Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Hay câu:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.

Ngoài ra, việc giao tiếp ứng xử khéo léo cũng giúp ta thành công trong nhiều lĩnh vực và trong công việc.

doc 22 trang Đào Bích 22/12/2023 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_noi_trong_gio_day_tieng_vi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh Lớp 2

  1. Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. Bảng thống kê khả năng nói, giao tiếp của học sinh lớp 2 đầu năm học 2015-2016. Tổng số học sinh: 56 em Khả năng Số học sinh Tỷ lệ % Nói tốt 20 HS 35% Tạm được 20 HS 35% Chưa được 16 HS 30% Sau khi nắm được đặc điểm cũng như khả năng giao tiếp của từng học sinh bản thân tiến hành sắp xếp chỗ ngồi của học sinh sao cho phù hợp. Học sinh được phân bố đều khắp 3 đối tượng nói trên vào các nhóm, các tổ và ngồi hợp lí theo từng bàn. Trong các giờ học luyện nói của môn Tiếng Việt bản thân hướng dẫn các em giúp đỡ lần nhau trong quá trình học tập. Những em mạnh dạn, nói lưu loát, có lời nói biểu cảm trong giao tiếp giúp đỡ những em nhút nhát, giao tiếp kém, ngại giao tiếp dần dần mạnh dạn hơn trong giao tiếp và biết nói năng lịch sự, tình cảm khi giao tiếp. Từ đó rèn cho các em có lời nói lưu loát, mạch lạc. Sự giúp đỡ, cổ vũ, động viên của các bạn trong tổ, trong nhóm giúp các em nạnh dạn, năng động và tự tin hơn trong quá trình rèn nói và trước lời phát biểu của mình. Tạo cho các em sự hưng phấn và cố gắng nhiều trong học tập. Các em sẽ thi đua học cho bằng bạn. Đây là việc làm hết sức bổ ích và đem lại kết quả tốt. Như chúng ta đã biết: “Học thầy không tày học bạn”. Khi các em nhút nhát, giao tiếp kém có sự tiến bộ tôi sẽ phân cho các em đó làm nhóm trưởng trong các giờ học luyện nói của môn Tiếng Việt. Để các em phát huy được khả năng của mình, mạnh dạn nói trước tập thể và biết nói biểu cảm và nói lịch sự. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục. Nhằm quan sát giờ dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh trên lớp. Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua những lời phát biểu của học sinh trong 5
  2. Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. 3. Phương pháp thực hành luyện tập: Là một phương pháp chính giúp các em được thường xuyên thực hành luyện nói trong tất cả các tiết học Tiếng Việt. Nhờ đó, khả năng giao tiếp các em ngày được nâng cao và hoàn thiện hơn. Rèn cho các em nói sao cho trôi chảy, mạch lạc, lời nói thể hiện tình cảm và lịch sự. Biện pháp thực hiện: Học sinh được rèn kĩ năng nói qua các bài tập thực hành trong SGK Tiếng Việt 2. * Bài tập rèn luyện cho học sinh phát âm theo chuẩn. Loại bài tập này tôi thường chú ý đến những đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn các tiếng, từ khó trong phần rèn đọc từ khó của phân môn Tập Đọc ở tiết 1. Rèn cho các em phát âm chưa chuẩn, các em biết phát âm chuẩn, chính xác từ đó các em đủ tự tin phát biểu ý kiến và lời nói trong giờ luyện nói. Để các em phát âm đúng và chính xác bản thân lựa chọn các loại âm, vần mà các em thường phát âm sai do tiếng địa phương. Điều quan trọng là giáo viên phải phát âm chuẩn và chính xác. Đối với học sinh lớp 2 là lớp tôi đang chủ nhiệm, đa số các em phát âm sai âm x/s, âm d/gi, âm l/n, một số em ngọng các vần ên/ênh, vần an/ang, vần ân/âng, Do vậy trong tiết Tập Đọc tôi luôn lựa chọn những từ có âm đầu và từ ngữ có chứa dấu các âm, vần dễ lẫn để học sinh luyện phát âm. Để tạo sự hứng thú trong học tập tôi đã áp dụng những trò chơi vào các tiết học giúp học sinh vừa học vừa chơi tạo được sự thoải mái trong học tập nhưng đạt kết quả cao. Trò chơi 1: Thi đọc đúng, đọc nhanh. Tôi đã cho các em chuẩn bị mỗi em tự nghĩ hoặc sưu tầm một số câu thơ, câu văn có những cặp âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn lộn ghi vào vở nháp theo yêu cầu của giáo viên. (nhóm 1: tìm các câu thơ hay câu văn có âm đầu là s/x, nhóm 2: tìm các câu thơ hay câu văn có âm đầu là d/gi, nhóm 3: tìm các câu thơ hay câu văn có âm đầu là l/n. Sau đó các em thi đọc trong nhóm. Từng học sinh 7
  3. Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. - Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng. * Ví dụ 2: Đọc phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn a. Phân biệt vần ên/ênh: - Cái gì cao lớn lênh khênh Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra - Tò vò mà nuôi con nhện Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi Tò vò ngồi khóc tỉ ti Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào? b. Phân biệt vần an/ang: Một năm trời hạn hán Suối cạn, cỏ héo khô Lờy gì nuôi đôi bạn Chờ mưa đến bao giờ Bê Vàng đi tìm cỏ Lang thang quên đường về Dê Trắng thương bạn quá Chạy khắp nẻo tìm Bê. c. Phân biệt ươn/ương: Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư. * Ví dụ 3: Loại bài tập xử lý tình huống: Loại bài tập này giúp các em phát triển ngôn ngữ nói, luyện tập cho học sinh các nghi thức lời nói. Đặc biệt chương trình SGK đã tạo điều kiện cho học sinh lớp 2 được thực hành rất nhiều loại bài tập này. Trong các phần luyện nói ở các bài Tập đọc, kể chuyện, Tập làm văn hs được chơi đóng vai, đóng kịch kể lại theo chủ đề của bài học. Học sinh được tham gia đóng các vai ông bà, cha mẹ các cháu nhỏ, người mua hàng, người bán hàng, cô tiên để luyện tập nghi thức lời nói (nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu đề nghị một việc gì, chào hỏi khi gặp 9
  4. Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. một vai nói đúng 1 câu sẽ được 1 điểm, nói đúng 2 câu sẽ được 2 điểm. Tổng số điểm của hai vai là số điểm của mỗi nhóm trong từng tình huống chơi. Sau mỗi tình huống, giáo viên ghi điểm cho từng nhóm lên bảng lớp. Khi các nhóm đã chơi đóng vai ở tất cả các tình huống thì giáo viên cộng điểm và công bố nhóm có điểm cao nhất để khen thưởng. * Ví dụ 4: Loại bài tập kể chuyện: Học sinh kể chuyện đã đọc, đã nghe, kể về những người xung quanh hoặc bản thân. Bài tập này áp dụng ở môn Tiếng Việt trong bài có nội dung kể chuyện, cần hướng dẫn học sinh có giọng kể thích hợp và diễn xuất theo vai, học sinh nắm nội dung câu chuyện định kể. Ví dụ: Phân vai dựng lại câu chuyện Giáo viên chọn bài tập ở tiết Kể chuyện, yêu cầu học sinh phân vai dựng lại câu chuyện trong SGK Tiếng việt 2. Ví dụ: Chuyện bốn mùa (SGK Tiếng Việt 2 trang 4). Giáo viên hướng dẫn học sinh dựng lại câu chuyện, học sinh nhập vai và khi kể giọng kể và diễn xuất phải phù hợp với nhân vật. Lời dẫn trong ngoặc đơn nhằm gợi ý thái độ, hành động, cử chỉ của nhân vật. Chuyện Bốn Mùa Nhân vật: - Người dẫn truyện - Xuân - Hạ - Thu - Đông - Bà Đất Chuẩn bị một số đồ vật cho các vai diễn xuất. Một vòng hoa cho nàng Xuân, quạt cho nàng Hạ, mâm quả cho nàng Thu, áo ấm khăn ấm cho nàng Đông, trang phục cho Bà Đất. Cách tiến hành cho học sinh nhập vai học thuộc lời thoại, nắm vững cách thể hiện tình cảm, thái độ, cử chỉ, giọng nói của từng nhân vật. 11
  5. Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. Bạn trai đang đứng trên sân khấu để nhận giải thưởng. Sau lưng bạn trai là tiêu đề cuộc thi: Thi kể chuyện đạo đức về Bác Hồ. Một bạn mang hoa lên tặng bạn trai được giải và nói lời chúc mừng. 5 chiếc mũ làm bằng dải bìa quây tròn, trên có điểm 10 và chữ KC (kể chuyện) Cách tiến hành: - Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm ít nhất 6 học sinh, sao cho cứ 2 em đóng vai để thực hiện 1 tình huống được minh họa trong tranh. Gợi ý: Hai học sinh đại diện cho một nhóm tham gia chơi, một học sinh đóng vai bạn đoạt giải nhất trong kỳ thi viết chữ đẹp của trường, một học sinh đóng vai bạn gái lên chúc mừng bạn đoạt giải và nói: “Chúc mừng bạn! chúng tớ rất tự hào về bạn!” rồi xiết chặt tay bạn đoạt giải. Bạn đoạt giải đáp: “Mình rất vui! Mình cảm ơn các bạn!”. - Cứ tiếp tục như vậy, các nhóm học sinh chơi đóng vai lần lượt từ tình huống đầu cho đến tình huống cuối như đã gợi ý. Khi hai học sinh trong nhóm chơi xong ở tình huống đầu thì nhóm lại cử hai học sinh chơi ở tình huống tiếp theo. Tiếp tục cử người chơi như vậy ở cả ba tình huống. Giáo viên làm trọng tài, 2 học sinh giúp giáo viên làm việc. 4. Phương pháp kết hợp với phụ huynh học sinh : Ngoài việc rèn luyện cho các em trong các tiết học luyện nói của môn Tiếng Việt trên lớp, bản thân thường xuyên gặp gỡ phụ huynh học sinh để trao đổi những tiến bộ và những hạn chế của các em. Bàn bạc tìm ra những biện pháp thích hợp để phụ huynh bày vẻ và rèn cho học sinh biết giao tiếp lịch sự, đúng mực khi ở nhà. Biện pháp này được phụ huynh đồng tình ủng hộ và đem lại hiệu quả rất cao. 13
  6. Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. vai từng tình huống. qua từng tình huống. - Mở rộng: Yêu cầu nói các - HS luyện nói nhiều cách khác nhau để đáp lời câu mang nhiều ý diễn cảm ơn phù hợp. đạt nhưng cùng một nội dung. - Nhận xét những HS nào chưa thật tốt, khen HS nói tốt 15’ Bài 3: Đọc bài văn - GV yêu cầu 1. - HS đọc yêu cầu và nội Slide sau và làm bài tập: dung bài tập 3. Chim Chim chích bông Chích bông. - Lớp đọc thầm. - Yêu cầu 2: a) Tìm những - HS tìm. câu văn tả hình dáng của chim chích bông? - GV sửa câu. b) Tìm những câu tả HĐ của - HS tìm. chim chích bông. - Cho HS luyện nói nhiều, khen HS nói tốt, động viên giúp đỡ hS nói chưa tốt. - Yêu cầu 3: - 2-3HS nói miệng đủ 2 ý. - Yêu cầu 4: - HS viết 3-5 câu tả về chim chích bông. - Yêu cầu 5: -2HS khá giỏi đọc bài - 2HS trung bình đọc bài. - GV nhận xét sửa câu, từ, ý * Chốt kiến thức toàn bài. - Lắng nghe, trả lời. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, tìm hiểu - Lắng nghe. thêm một số loài chim khác. 15
  7. Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết dạy ngoại khóa, các buổi sinh hoạt tập thể với nhiều chủ đề, nội dung phong phú, đa dạng về hình thức tổ chức để cuốn hút các em tham gia. Trong năm học này, bằng các biện pháp nói trên, bản thân đã tổ chức cho học sinh trong lớp thực hiện tốt những yêu cầu luyện nói đã đề ra, làm cho các buổi học đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Những học sinh chưa mạnh dạn, thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người và khi nói trước tập thể đông người ngày một giảm. Từ những học sinh khả năng nói chưa tốt, bây giờ các em đã có nhiều tiến bộ về mọi mặt. Kết quả học tập các môn có sự thay đổi rõ rệt. Nhiều học sinh đã chủ động, tích cực, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà được các em thực hiện đầy đủ. Trong tất cả các giờ học và giờ luyện nói trên lớp học sinh đã biết trả lời các câu hỏi của bạn mình và của giáo viên với nội dung đầy đủ, trọn vẹn. Các em biết trả lời một cách rõ ràng, trọn câu, trôi chảy, mạch lạc. Học sinh tự tin, cởi mở khi giao tiếp với bạn bè trong lớp, trong trường, không còn rụt rè hay nhút nhát và trả lời không đủ ý như lúc đầu năm học. Đa số học sinh trong lớp 2 đến thời điểm này đều có khả năng giao tiếp với bạn bè ở lớp, ở trường và mọi người xung quanh rất tốt. Cụ thể như: Các em đều biết sử dụng lời nói biểu cảm khi giao tiếp để bày tỏ lịch sự, lễ phép của mình. Các em biết giao tiếp lễ phép, lịch sự với thầy cô giáo, các cô chú công nhân viên trong nhà trường, biết cư xử đúng mực. 17
  8. Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. nhằm thỏa mãn nhu cầu ham học hỏi của học sinh. Bên cạnh đó, sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với việc học tập của con em mình sẽ chính là động lực mạnh mẽ nhất giúp học sinh thực sự trở thành những con ngoan, trò giỏi, là những công dân văn minh lịch sự, có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội. Rất mong được BGH nhà trường, tổ chuyên môn cùng các đồng nghiệp đóng góp bổ sung để SKKN của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2016 T«i xin cam ®oan ®©y lµ s¸ng kiÕn kinh nghiÖm do m×nh viÕt kh«ng sao chÐp néi dung cña ng­êi kh¸c 19
  9. Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN 21