Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân

1. Lí do chọn đề tài.

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục cấp tiểu học là nhằm trang bị kiến thức phổ thông cho học sinh theo yêu cầu ngày càng cao. Có thể nói giúp học sinh học tốt ngay từ những năm đầu cấp là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, đặt nền móng cho giáo dục phổ thông, cho toàn bộ sự hình thành nhân cách con người.

Toán là một trong những bộ phận cơ bản có vị trí rất quan trọng để hình thành những sản phẩm trí tuệ và năng lực sáng tạo. Do đó giúp học sinh học tốt, yêu thích môn Toán và phát huy được tính tích cực của học sinh là một việc quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên.

Mặt khác, với học sinh tiểu học, việc cung cấp toán học cho các em chính là chúng ta đặt viên gạch cho nền móng đầu tiên để xây dựng các kiến thức về sau. Nếu việc dạy cho các em kiến thức đúng và chính xác ngay từ đầu là rất cần thiết.

Ở bậc tiểu học từ khối 2 đến khối 5 ngày nào các em cũng được học Toán. Ở lớp 2 học sinh được học phép nhân, phép chia 2,3,4,5. Khi dạy bài hình thành phép nhân giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu được bản chất của phép nhân. Như vậy học sinh mới hiểu, nhớ lâu và biết vận dụng và tính toán sau này và còn là cơ sở cho phép nhân của lớp 3. Trong tiết dạy, giáo viên chỉ là người tổ chức, làm định hướng để phát huy trí lực của học sinh nên việc giúp học sinh nắm vững các phép nhân trong bảng nhân 3 là vô cùng quan trọng. Để đạt được hiệu quả cao trong giờ dạy Toán này, giáo viên phải có những phương pháp dạy tốt nhất. Chính vì lẽ đó tôi suy nghĩ tìm tòi phương pháp hình thức tổ chức dạy học hợp lý cho bài bảng nhân. Vì vậy tôi làm đề tài: “Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân” áp dụng tại lớp 2 ở trường tiểu học..

doc 16 trang Đào Bích 22/12/2023 3140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_kh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân

  1. “Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân” phương pháp giảng day, giáo viên phải biết dẫn dắt từ cái chưa biết, gây tò mò, thích hiểu biết để các em tìm tồi. Qua đây giáo viên phối hợp các phương pháp với nhau thì hiệu quả giờ dạy mới đạt kết quả cao. 2. Quá trình dạy học: Tôi nhận thấy muốn học sinh học tốt môn Toán thì phải có ĐDTQ. Vì vậy bằng công nghệ thông tin tôi đã sử dụng máy chiếu để học sinh từ tổng quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Hiểu và vận dụng kiến thức Toán một cách chắc chắn, vững vàng, tự tin. Dựa vào đồ dùng học Toán của học sinh, kết hợp với giáo cụ trực quan của giáo viên để giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn sao cho học sinh đi đúng hướng. Qua đó rèn cho các em tính độc lập, cẩn then, chính xác, hào hứng khi học toán. II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TOÁN LỚP 2 NÓI CHUNG VÀ LỚP 2C NÓI RIÊNG: Phần hình thành bảng nhân ở những năm trước giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng bằng bìa, bằng giấy để dán bảng và dùng dạy học mà dùng các biểu thức số để hình thành phép nhân. Giáo viên cho biểu thức có các số hạng bằng nhau. Yêu cầu các em tìm kết quả. Sau đó học sinh nhận xét về số hạng từ đó chuyển thành phép nhân. Dựa vào kết quả phép cộng, các em tìm được kết quả của phép nhân. Tiếp đó giáo viên đưa phép nhân, học sinh chuyển thành phép cộng để tìm kết quả. Giáo viên nêu 2,3 ví dụ, học sinh lập được bảng. Ví dụ: Khi dạy bài phép nhân 3 đồng nghiệp đã đưa ra ví dụ SGK. 1. Hình thành bảng nhân. a. 3 + 3 = ? Học sinh tính toán và kết quả bằng 6. Có mấy số hạng giống nhau? (2 số hạng) Đổi thành phép nhân 3x2=6 b. 3x2 (chuyển phép nhân bằng phép cộng) - Đổi tích thành tổng. 5/15
  2. “Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân” Sau đây sẽ là mô hình tiết dạy bảng nhân 3, tôi đã tiến hành: III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH. 1. Phương pháp sử dụng đồ dùng tổng quan. Ví dụ 1: Khi hướng dẫn thành lập bảng nhân 3. - Tôi sử dụng máy chiếu để giúp các em quan sát thành lập bảng nhân 3 - Tôi gắn 1 tấm bìa có 3 hình tròn lên bảng và hỏi có mấy hình tròn? (có 3 hình tròn) - Tôi đưa 3 hình tròn lên mà hình và hỏi: Có mấy hình tròn? (có 3 hình tròn) - 3 hình tròn được lấy mấy lần? (3 hình tròn được lấy 1 lần) - 3 được lấy mấy lần? (3 được lấy 1 lần) - 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 3 x 1 = 3 (Giáo viên đưa phép nhân 3 x 1 = 3) - Sau đó, từ lần thứ hai, tôi cho học sinh thực hiện hàng loạt các thao tác trên bộ thực hành Toán của các em theo hiệu lệnh của giáo viên. + Con lấy 2 tấm, mỗi tấm có 3 chấm tròn học sinh thực hành trên bộ đồ dùng. + Giáo viên gắn lên bảng và nói: có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 hình tròn. Vậy 3 hình tròn được lấy mấy lần? (3 hình tròn được lấy 2 lần) Vậy 3 được lấy mấy lần? (3 được lấy 2 lần) - Hãy lập phép tính tương ứng với 3 được lấy 2 lần? (đó là phép tính 3 x 2) - 2 nhân với 2 bằng mấy? (3 x 2 = 6) - Vì sao con biết 3 x 2 = 6? (vì 3 x 2 = 3 + 3 = 6 nên 3 x 2 = 6) - Giáo viên đưa phép nhân lên màn hình viết phép nhân 3 x 2 = 6 và yêu cầu học sinh đọc phép nhân này. - Tôi hướng dẫn học sinh lập phép nhân 3 x 3 = 9 tương tự như đối với phép nhân 3 x 2 = 6. - Bạn nào có thể tìm được kết quả của 3 x 4 = ? 3 x 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12 3 x 4 = 9 + 3 vì 3 x 4 = 3 x 3 + 3 7/15
  3. “Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân” Ví dụ: Khi đã thuộc bảng nhân rồi, các em cần luyện tập khắc sâu bài học. Để đạt được hiệu quả cao đối với mỗi tiết dạy, tôi phải phối hợp các hình thức tổ chức dạy học hợp lý trong môn Toán làm cho giờ học hấp dẫn. Hệ thống các bài tập đưa ra phải đa dạng, phong phú. Sau bảng nhân, tôi có những bài tập sau: Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động Phương Nội dung các hoạt TG dạy học tiện sử động daỵ học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò dụng Bài tập 1: -Yêu cầu HS đọc đề bài - HS làm vào SGK Tính nhẩm - Gọi 2AS lên bảng chữa ? Dựa vào đâu để tính nhanh kết Bảng nhân 3 quả của các phép nhân này? Bài tập 2: Bài toán - Yêu cầu HS đọc đề bài - 1HS đọc đề bài có lời văn. - Đề bài cho biết gì? Bài toán - Suy nghĩ trả lời, hỏi ta điều gì? GV tóm tắt quan sát. lên bảng. - HS lên bảng chữa bài tập, cả - 1HS lên bảng lớp nhận xét, chữa chữa, cả lớp nhận xét trả lời ? Vì sao con lấy 3x10? - HS đổi vở kiểm tra chéo bài - Kiểm tra vở bạn làm của bạn để đánh giá kết phát hiện bài làm quả học tập của học sinh. sai Bài tập 3: Đếm - Đưa phần hướng dẫn bài tập - Quan sát thêm 3. 3 lên màn hình. ? HS yêu cầu của bài. - 1HS đọc yêu cầu ? Cho thảo luận cách làm và - Thảo luận nhóm làm bài vào SGK 2 9/15
  4. “Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân” nhẩm để tìm kết quả hoặc sẽ phải tìm đúng phép tính của mình. Đội nào tìm nhanh và đúng là thắng cuộc (3 đội, mỗi đội 2 em). 3 x 3 + 9 = 3 x 5 - 7 = 3 x 8 - 20 = Kết qủa ghi trong giấy ghi là: 18 , 8 , 4 Với trò chơi này học sinh được củng cố lại kiến thức vừa được học, đồng thời rèn luyện cho học sinh tính nhanh nhẹn, tự tin trong việc học Toán. Tóm lại để phát huy tính tích cực trong học sinh phải có sự phối hợp các phương pháp với các hình thức khác để tiết dạy đạt hiệu quả cao. IV. GIÁO ÁN MINH HỌA: Sau đây tôi xin minh họa bằng một giờ dạy cụ thể đã phối hợp các phương pháp với các hình thức tổ chức khác để phát huy tính tích cực của học sinh. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN BÀI: BẢNG NHÂN 3 1. Mục tiêu: - HS nắm vững và thuộc bảng nhân 3. - Vận dụng bảng nhân 3 để làm tốt các bài tập. - Quan tâm đến các đối tượng học sinh. 2. Bài mới: Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt Phương Nội dung các hoạt TG động dạy học tiện sử động daỵ học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò dụng Bước 1: Thành lập - GV đưa 3 hình tròn lên - Quan sát, trả lời bảng nhân 3. màn hình và hỏi: Có câu hỏi. mấy hình tròn? ? - 3 hình tròn được lấy - 3 hình tròn được mấy lần? lấy 1 lần. ?- 3 được lấy mấy lần. - 3 được lấy 1 lần. 11/15
  5. “Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân” * KẾT QUẢ: Trên đây là tiến trình tôi đã áp dụng trong giờ Toán khi dạy bài phép nhân 3. Tôi nhận thấy rằng: Trong giờ Toán của lớp tôi, học sinh tiếp thu bài nhanh, hiểu bài, nhớ bài lâu và giải được tất cả các bài tập có liên quan với phép nhân từ dễ đến khó. - Phát huy được tính tích cực của học sinh. Các em chủ động, tự tin trong việc chiếm linh kiến thức mới, học sinh hứng thú khi được thực hành trên đồ dùng tạo ra không khí sôi nổi, thầy trò làm việc nhịp nhàng, từ chỗ học sinh sợ học Toán nay các em đã rất hứng thú học tập, mong được tìm hiểu, khám phá ra những kiến thức mới. Các em phấn khởi với kết quả mình đạt được. - Tôi không phải nói nhiều, chỉ là người gợi mở cho các em. Kết quả qua các bài kiểm tra định kỳ với số liệu sau: Cuối kì 1 Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt 0 30 50% 30 50% Với phương pháp tôi đã nêu ở trên được đồng nghiệp, Ban giám hiệu ủng hộ, đồng ý. Sau giờ dạy người dự cảm thấy giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn học sinh nắm chắc bài một cách thoải mái không gò bó, căng thẳng. Nhìn bảng thống kê trên ai cũng nhận thấy sự chênh lệch về tỷ lệ học sinh giỏi về môn Toán trong 1 năm. Tôi nghĩ rằng phương pháp mà tôi tiến hành trong tiết dạy Toán đã có hiệu quả tốt. 13/15
  6. “Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy các bài hình thành các bảng nhân” NhËn xÐt cña héi ®ång xÐt duyÖt SKKN 15/15