Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu Lớp 4
1. Lý do chọn sáng kiến:
- Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:
+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
+ Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kỹ năng đọc cho học sinh. Khác với các lớp dưới, ở lớp 4 bắt đầu có những tiết học dành riêng để trang bị kiến thức cho học sinh, giúp học sinh:
a. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.
b. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
c. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giang_day_luyen_tu.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu Lớp 4
- Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu lớp 4 Ví dụ: rặng + dừa = rặng dừa Trong câu “ Con gà trống nhà em có bộ lông rất mượt.”, học sinh cho “ con gà trống” là danh từ. Qua khảo sát đầu năm tại lớp 4B tôi chủ nhiệm thu được kết quả như sau: Số học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn sinh thành SL TL SL TL SL TL 62 12 19.3% 42 83.8% 8 12.9% Với những lý do trên đây, tôi đã chọn “ Kinh nghiệm dạy một số bài khó trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 4” với mong muốn khắc phục tình trạng nêu trên góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học. 6
- Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu lớp 4 - Mục đích: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động tìm ra các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ. - Khó khăn: Khi dạy đối với bài tập này là ở chỗ học sinh lúc đầu tìm được (cả đúng và cả sai) nắng, mưa, con sông, rặng dừa, cha ông, tôi, chân trời, ông cha; như vậy cái khó ở chỗ học sinh khó tìm ra các danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị; có một số em không tìm được danh từ chỉ hiện tượng; các em cho danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật là danh từ (con sông) và đó chính là chỗ khó khi dạy bài tập này. - Biện pháp khắc phục: Giáo viên chuẩn bị một cuốn truyện cổ, tra từ điển về nghĩa của một số từ. Khi dạy giáo viên gợi ý để giúp học sinh nhận ra truyện cổ, cơn, cuộc sống, tiếng, xưa, con, rặng, đời là danh từ. Chẳng hạn hỏi: “cơn nắng” là một từ hay là hai từ? Cho học sinh thảo luận để có kết luận hai từ; hỏi tiếp “ Người ta gọi nắng bằng gì?”. Và tương tự cách như vậy đối với các từ “cơn mưa”, “rặng dừa”, “con sông”, “tiếng xưa” Tuy nhiên giáo viên có thể bằng cách tách “cơn” và “nắng” trong “cơn nắng” để làm mẫu. ở bài tập này thì trong sách giáo viên chỉ nêu lên cách tổ chức hoạt động chứ chưa đưa ra ví dụ minh hoạ học sinh tìm sai hoặc tìm không được và gợi ý cách tháo gỡ. Bài tập 2: Xếp các từ em mới tìm được vào nhóm thích hợp. + Từ chỉ người: ông cha, + Từ chỉ vật: sông, + Từ chỉ hiện tượng: mưa, + Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, + Từ chỉ đơn vị: cơn, - Khó khăn: Đối với bài tập này khó khăn ở chỗ là khả năng sắp xếp, liệt kê và nhầm lẫn giữa danh từ chỉ khái niệm với danh từ chỉ đơn vị. - Biện pháp khắc phục: Giáo viên phải bám sát từng nhóm để hướng dẫn và 8
- Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu lớp 4 Bài tập 2: Đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm em vừa tìm được. - Mục đích: Học sinh đặt được câu với danh từ chỉ khái niệm vừa tìm được ở bài tập1. - Khó khăn: Nhiều học sinh rất yếu trong đặt câu, hay nhầm giữa danh từ “điểm” với “điểm” mà cô giáo cho hàng ngày - Biện pháp khắc phục: Giáo viên dựa vào các câu trong sách giáo khoa để gợi ý cho học sinh : - có một đáng quý - phải rèn luyện để vừa học - có một nồng nàn - kinh nghiệm học tập tốt. - tháng tám năm 1945 Giáo viên chép vào bảng phụ, chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm làm một câu. Sau đó yêu cầu mỗi em tự đặt một câu khác 5 câu cả lớp vừa làm. 2.2. Bài "Danh từ chung và danh từ riêng" (tiết 1 - tuần 6). a. Cấu trúc : 3 phần , có 5 bài tập. b. Nội dung từng phần: Phần1: Nhận xét: có 3 bài tập. Bài 1: Tìm các từ có nghĩa như sau. a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. b. Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta. c. Người đứng đầu nhà nước phong kiến. d. Vị vua có công đánh giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta. - Mục đích: Học sinh tìm ra được hai cặp danh từ chỉ người và chỉ vật. 10
- Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu lớp 4 Phần 2: Ghi nhớ. 1. Danh từ chung là tên của một loại sự vật. 2. Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn được viết hoa. - Khó khăn: Học sinh khó nêu lên được định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng. - Biện pháp khắc phục: Dùng phiếu tổ chức hoạt động nhóm. Hãy viết tiếp vào chỗ chấm: - Tên của một loại sự vật gọi là - Tên riêng của một sự vật gọi là - Danh từ luôn luôn được viết hoa. Học sinh nêu kết quả, sau đó đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa. Phần 3: Luyện tập: có 2 bài tập. Bài tập 1: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau: Chúng tôi đứng ttrên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ. Theo Hoài Thanh và Thanh Tịnh - Mục đích: Dựa vào dấu hiệu để nhận biết danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn để củng cố kiến thức vừa học. - Khó khăn: Một số nhầm lẫn giữa danh từ chung với tiếng đầu câu được viết hoa, đó là từ “Chúng”; từ “Nhìn”; tìm thiếu các danh từ “ánh”, “cái”, “phải”, “giữa”, “trước”. - Biện pháp khắc phục: + Giáo viên lưu ý học sinh các tiếng đầu câu người ta viết hoa cần phải xem có phải danh từ không? 12
- Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu lớp 4 về điều gì? ”. Làm mẫu một câu. Bài tập 3: Nêu ý nghĩa của chủ ngữ. - Mục đích: Học sinh nêu được ý nghĩa của chủ ngữ. - Khó khăn: Học sinh đọc yêu cầu không hiểu ý nghĩa là cái gì? - Biện pháp khắc phục: Hãy cho biết các chủ ngữ trên chỉ người hay con vật? Sau đó nói rõ đó chính là ý nghĩa của chủ ngữ trong câu. Bài tập 4: Cho biết chủ ngữ của các câu trên do kết hợp từ ngữ nào tạo thành. Chọn ý đúng. a. Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành. b. Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành. c. Do tính từ và các từ kèm theo nó (cụm tính từ) tạo thành. - Mục đích: Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Khó khăn: Học sinh khó xác định đâu là danh từ và đâu là cụm danh từ mà chỉ nói chung là danh từ, “một đàn ngỗng”, “đàn ngỗng” học sinh cho là danh từ chứ không phải là cụm danh từ làm chủ ngữ. - Biện pháp khắc phục: Giáo viên dùng biện pháp tách từ “một/đàn/ ngỗng”, “đàn / ngỗng”. Từ đó học sinh nhận thấy các chủ ngữ trên do 3 danh từ và 2 danh từ tạo thành nhiều hơn một danh từ nên người ta nói là cụm danh từ.` Phần 2: Ghi nhớ. 1. Trong câu kể Ai làm gì?, chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật, hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ. 2. Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành. Phần 3: Luyện tập (có 3 bài tập) Bài 1: Đọc lại đoạn văn sau. 14
- Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu lớp 4 - Mục đích: Học sinh biết đặt câu. - Khó khăn: Học sinh lúng túng nếu như không có sự hỗ trợ của giáo viên vì học sinh chủ yếu là học sinh trung bình trở xuống nên rất yếu trong đặt câu. - Biện pháp: Nêu câu hỏi để học sinh nêu lên từng nhóm người (nông dân, các bạn học sinh, chú lái máy); vật (máy cày) và hỏi “ nông dân đang làm gì?” “Các bạn học sinh đang làm gì?” Với cách làm này học sinh rất dễ đặt câu đúng. * Riêng với bài dạy này có đến 7 bài tập ở hai phần Nhận xét và Luyện tập theo chúng tôi là quá nhiều đối với học sinh vùng này nên chúng tôi giảm bớt bài tập 3 ở phàn luyện tập mà chỉ tập trung hoàn thành tốt ở bài tập 1 và bài tập 2, còn bài tập 3 dành cho dạy học buổi 2. 2.4. Bài "Chủ ngữ trong câu kể “Ai thế nào?” " a. Cấu trúc: 3 phần, có 5 bài tập. b. Nội dung từng phần. Phần 1: Nhận xét (có 3 bài tập) Bài tập1: Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau: Ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ. Theo Võ Nguyên Giáp - Mục đích: Cung cấp ngữ liệu để học sinh tìm được các câu kể Ai thế nào? - Khó khăn: Học sinh xác định khó đúng các câu kể Ai thế nào? vì nắm không chắc kiểu câu kể Ai thế nào? - Biện pháp: Gợi ý các câu kể Ai thế nào? Là những câu kể không kể về hoạt động làm gì của người hoặc vật và giáo viên nêu câu hỏi để làm mẫu, đó là “Hà Nội 16
- Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu lớp 4 Câu 2: Câu 4: Câu 5: Vậy Chủ ngữ của các câu đều chỉ có đặc điểm, tính chất nêu ở vị ngữ. b. Chủ ngữ Là do danh từ riêng hay do nhiều danh từ tạo thành - Hà Nội - Cả một vùng trời - Các cụ già - Những cô gái thủ đô Phần 2: Ghi nhớ. 1. Chủ ngữ của ncâu kể Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. 2. Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành. - Biện pháp: Dựa vào bài tập 3 ở phần nhận xét đã tách thành 2 bài tập nhỏ để rút ra ghi nhớ. Phần 3: Luyện tập (có 2 bài tập) Bài tập 1: Tìm chủ ngữ của các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn dưới đây: (1) Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!(2) Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.(3) Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.(4) Cái đầu tròn và hai mắt long lanh như thuỷ tinh.(5) Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.(6) Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ.(7) Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân. 18
- Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu lớp 4 + Vỏ có màu như thế nào? Có đẹp không ? + Mùi thơm có dễ chịu không ? Sau đó mời một em khá trả lời trước lớp, rồi yêu cầu cả lớp làm việc. Qua việc áp dụng các biện pháp như đã phân tích và trình bày ở trên, tôi thấy đã mang lại cho học sinh kết quả rõ rệt. Kết quả đó đã được minh chứng qua lần khảo sát sau (học kỳ II): Số học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn sinh thành SL TL SL TL SL TL 62 30 48.3% 32 51.5% 0 0 20
- Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu lớp 4 2. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4 , bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm không chỉ riêng đối với những bài dạy khó, mà còn vận dụng đối với tất cả các bài dạy. Tôi thiết nghĩ để hoàn thành tốt việc giảng dạy Luyện từ và câu lớp 4 cần có các bước sau: - Xác định mục đích. - Lường trước những khó khăn có thể gặp. - Kế hoạch biện pháp khắc phục. Với các bước trên khồng chỉ xác định ở từng bài dạy mà cần xác định rõ cụ thể hóa ở từng phần, từng bài tập cụ thể trong bài dạy. Để làm được điều đó yêu cầu người giáo viên phải có sự đầu tư lớn , có tâm huyết với nghề và chắc chắn rằng các em sẽ tiếp thu bài tốt không riêng gì đối tượng học sinh khá giỏi mà con đối với học sinh yếu. Từ đó chất lượng giáo dục sẽ tốt hơn. Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết, không sao chép ở bất cứ đâu. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2018 Người viết sáng kiến Lê Thanh Hương 22