Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy Âm nhạc cho học sinh Lớp 5
Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại.
Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng.
Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là việc làm không thể thiếu được.
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó, Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc Tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Những tuần cuối của lớp 3, các em bắt đầu được làm quen, tiếp cận với các ký hiệu âm nhạc như khuông nhạc, khoá Son, với 7 nốt nhạc cũng như các hình nốt cơ bản. Việc học Âm nhạc ở lớp 3 chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với các hoạt động phụ hoạ, thông qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu bài hát.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giang_day_am_nhac_c.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy Âm nhạc cho học sinh Lớp 5
- " Một số kinh nghiệm giảng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 5" KẾT QUẢ STT NGUYÊN NHÂN LỚP 5A LỚP 5B Do môn Âm nhạc hấp dẫn, 1 16/30HS = 53,3% 13/28HS = 46,4% dễ học Do môn Âm nhạc khó nhớ, 2 5/30 HS = 16,7% 6/28 HS = 21,4% hay quên 3 Do thầy dạy hay, dễ hiểu 9/30 HS = 30% 9/28HS = 32,2% 2. Khảo sát trình độ học sinh. a) Nội dung: Kiểm tra chất lượng đầu năm qua việc trình bày một bài hát hoặc đọc một bài tập đọc nhạc mà em đã học ở lớp 4. b) Kết quả: điều tra 2 lớp 5 năm học 2014- 2015 LỚP SỐ HS HOÀN THÀNH TỐT HOÀN THÀNH CHƢA HOÀN THÀNH 5A 58 11HS = 19 % 47 HS = 81 % 0 = 0,0% 5E 60 12 HS = 20% 28 HS = 80 % 0 = 0,0% Qua kiểm tra chất lượng cho thấy các em rất thích học bộ môn, nhưng để học tốt thì số lượng còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài hát hay đọc một bài tập đọc nhạc, bên cạnh những em có phong cách trình bày tự nhiên và khá thoải mái hoặc đọc chuẩn xác cao độ, trường độ các nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc, vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ hát với tính chất thuộc lòng, gần đúng giai điệu. Việc thể hiện tính chất của bài hát là rất hạn chế. Phần đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà không đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc. 3. Các biện pháp Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. 5/19
- " Một số kinh nghiệm giảng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 5" * Mẫu 2: * Mẫu 3: * Mẫu 4: * Mẫu 5: * Mẫu 6: Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát. Ở đây chỉ đưa ra phương pháp mà theo tôi là giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất, đó là phương pháp kết hợp giữa nghe giai điệu tập hát và hướng dẫn sửa lỗi thông qua truyền miệng từng câu. Để làm được điều này, sau khi đã giúp các em qua bước luyện thanh khởi động giọng, người giáo viên phải giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh, ngoài những từ ngữ dùng để mô tả những hình ảnh sinh động trong bài hát ra, giáo viên phải cho các em nghe giai điệu bài hát thông qua băng, đĩa nhạc. 7/19
- " Một số kinh nghiệm giảng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 5" Đọc: La la la la la la la la la la 2 4 Gõ: x x x x x x x x x x Đọc: La la la la la la la la la la Để các em đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, giáo viên chỉ bảng phụ và đọc mẫu hướng dẫn các em đọc theo mẫu. Khi tập hát cần tới sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với những trạng thái khác nhau và đặc biệt là hát rõ lời giáo viên luôn phải đặt ra kế hoạch hướng dẫn các em thực hiện tốt. Việc lấy giọng một bài hát cụ thể, phù hợp đúng tầm cữ chung cho cả lớp là hết sức quan trọng, điều đó giúp các em dễ dàng điều khiển giọng hát của mình đúng cao độ của bài. Để các em cảm nhận giai điệu của từng câu hát, không nhất thiết giáo viên lúc nào cũng phải hát mẫu, việc hát mẫu tốt nhất là chỉ dùng để trình bày toàn bài hát vào đầu tiết học giúp các em cảm nhận giai điệu, tiết tấu của bài hoặc dùng để sửa lỗi từng câu hát cho các em, việc dùng tiếng đàn (Piano) để đàn lên giai điệu của câu hát đó, các em nghe cảm nhận giai điệu sau đó tự hát lời ca theo giai điệu đó là tốt nhất. Cũng để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, việc các em thực hiện tự vỡ bài sẽ giúp cho tai nghe của mình phát triển nhanh hơn. Hơn nữa sự cảm nhận giai điệu và thể hiện giai điệu đó thành câu hát của chính các em sẽ dễ dàng chuẩn xác hơn. Sau mỗi câu hoặc mỗi đoạn, giáo viên nên tấu đàn, hát mẫu lại cho các em nghe và kiểm tra so sánh giai điệu của bài. Việc tập hát từng câu và kết nối theo lối móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát ngoài việc giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca ra còn giúp cho các em tự tin hát đúng cao độ, câu hát không rời rạc, 9/19
- " Một số kinh nghiệm giảng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 5" khoảng thời gian 1 tuần. Việc nhớ lại hoàn toàn giai điệu của bài hát không phải học sinh nào cũng làm được. Lúc này người giáo viên phải lấy giọng cho các em, lại phải thực hiện hát mẫu hoặc cho các em nghe bài hát qua băng để các em nhớ lại giai điệu của bài. Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại bài hát. Việc đầu tiên là phát hiện những câu, những từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa chữa cho các em. Khi các em thực hiện đúng cao độ của các câu hát trong bài, việc tiếp theo là giúp các em luyện tập, củng cố. Giáo viên cần đưa ra những yêu cầu, phải nêu rõ những nhiệm vụ mà các em phải thực hiện khi luyện tập. Việc luyện tập bắt đầu từ từng nhóm rồi từng bàn thậm chí từng cá nhân. Giáo viên lắng nghe, chữa từng lỗi sai sót nhỏ của các em, cũng có thể dùng đàn tấu các câu các em hát chưa đúng đó để các em nghe và tự sửa lỗi cho mình. Việc luyện tập hay sửa lỗi cho học sinh phải thực hiện một cách tổng quát, mặc dù ở thời điểm đó có thể chỉ sửa lỗi cho 1 em. VD: Trong bài “ Em vẫn nhớ trường xưa” câu hát thứ hai các em hay hát sai cao độ như sau: + Hát đúng bản nhạc: + Hát sai bản nhạc: 11/19
- " Một số kinh nghiệm giảng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 5" các em mới cảm nhận thực sự những âm thanh và đặc biệt là gây sự hứng thú cho các em. 3.2) Xây dựng phƣơng pháp tập đọc nhạc. Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn “Tập đọc nhạc” đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si. Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp ; dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình nốt đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng. Đôi khi để đỡ nhàm chán có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh Việc giúp học sinh tập đọc một bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, về cao độ gồm nốt gì? Về trường độ gồm hình nốt gì? Trong bài có sử dụng các ký hiệu âm nhạc nào? Mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể 13/19
- " Một số kinh nghiệm giảng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 5" em thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó bổ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả. VD: Cách sử dụng dấu luyến, dấu tăng trường độ, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện về nhà. Một phương pháp ghi chép nhạc nữa có thể nêu ra ở đây bởi phương pháp này hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển tai nghe của các em là phương pháp “Nghe đàn ghi nhạc”. Trong Âm nhạc chuyên nghiệp thì đây là một môn cơ bản, phương pháp ghi âm. Với học sinh lớp 5, mục tiêu của phương pháp này là giúp các em thoải mái hơn, đặc biệt là giúp các em phát triển tai nghe tốt hơn, đồng thời củng cố cho các em các kiến thức ban đầu đã học. Với học sinh lớp 5, nghe đàn và ghi nhạc là hoàn toàn mới. Do vậy, muốn thực hiện và có kết quả giáo viên phải hướng dẫn thật kỹ cách thực hiên cho học sinh nắm được, đặc biệt là việc làm mẫu phải dễ hiểu để các em nắm được cốt lõi của vấn đề. Hơn nữa, các bài tập ghi nhạc thực hành phải đơn giản, giáo viên đàn phải thật rõ ràng, thậm chí lúc đầu giáo viên còn phải vừa đàn vừa gõ phách giúp các em phân biệt trường độ các nốt nhạc. 15/19
- " Một số kinh nghiệm giảng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 5" càng tốt. Sau khi cho các em kể lại chuyện, giáo viên khái quát lại toàn bộ nội dung chuyện và đặt câu hỏi cho các em trả lời xem chuyện muốn nói điều gì, qua chuyện các em đã biết được điều gì hay đã học đuợc điều gì , từ đó giáo viên gợi ý các em liên hệ với cuộc sống, học tập của bản thân và động viên các em cố gắng hơn nữa. Trước khi kết thúc một câu chuyện âm nhạc, giáo viên nên cho học sinh nghe lại tác phẩm trong chuyện hoặc một vài trích đoạn khác của tác giả đã nói trong chuyện. 4. Kết quả sau khi triển khai và thực hiện: Sau thời gian dài giảng dạy tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi , tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy Âm nhạc với các phương pháp theo các bước trên và thấy các em rất say mê hứng thú học tập. Do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt. Trên cơ sở từ thực tiễn giảng dạy Âm nhạc trong trường Tiểu học nói chung và cho học sinh lớp 5 nói riêng. Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc thù của bộ môn, tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp giảng dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Qua quan sát thực tế nhận thấy các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả học tập cũng như chất lượng của công tác phong trào văn hoá văn nghệ đã nâng lên, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi thực hiện. Khả năng nhận thức của con người nói chung, của học sinh Tiểu học nói riêng là rất lớn và sẵn có. Điều cơ bản là người giáo viên giảng dạy phải nắm được đối tượng, tìm hiểu cụ thể những sở thích của các em để tìm ra phương pháp giáo dục, giảng dạy thích hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tạo sự say mê trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Về phía bản thân, với một số phương pháp nêu trên, qua thực tế giảng day tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi , tôi nhận thấy hiệu quả của các phương 17/19
- " Một số kinh nghiệm giảng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 5" C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết học là rèn cho học sinh có thói quen và cách thức xác định được. Giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập. Có những em cần phải cầm tay hướng dẫn cụ thể từng từ, tiếng cho đến câu. Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong một giờ học người giáo viên phải hoà mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh, cũng như đặc điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn khác nhau. Vì trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng mà giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo thì khả năng phát huy được năng khiếu cũng như tinh thần say mê học tập của học sinh. Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy, học sinh trong lớp đều tham gia ca hát rất tích cực. Rất ít học sinh còn rụt rè do sợ hát và gõ đệm sai . Học sinh trong lớp đều biết cách phân biệt từng cách gõ đệm cho lời ca, điều đó đã tạo niềm vui cho tôi khi bước vào lớp. Trên đây là vài ý nhỏ của cá nhân tôi rất mong quý cấp lãnh đạo và quý đồng nghiệp có ý kiến đóng góp để những năm sau tôi thực hiện tốt hơn. II. KHUYẾN NGHỊ: Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc cho học sinh tiểu học tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau: - Tăng cường chỉ đạo và tổ chức công tác phong trào văn hoá văn nghệ ở các cấp nhiều hơn nữa, tạo cơ hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong lĩnh vực nghệ thuật. - Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập, trong công tác văn hoá văn nghệ, đặc biệt là các em có năng khiếu nổi trội. Hà Nội, ngày 2 tháng 04 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác 19/19