Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, coi đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối với tiền đề của dân tộc và của đất nước. Là người giáo viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp “trồng người”. Làm sao cho học sinh yêu thích học tập cũng như hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, sao cho các con cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường của các con thực sự là một ngày vui...Để đạt được điều đó, trước tiên các con phải thích học. Từ kinh nghiệm thực tế, tôi nhận thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi tới lớp, những học sinh đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các con không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt.
Học sinh lớp Một được ví như tờ giấy trắng rất hồn nhiên trong quan hệ với các bạn và mọi người xung quanh. Học sinh rất tin vào những điều được học, được nghe hằng ngày thầy cô dạy bảo. Vậy làm thế nào để tạo dựng được mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò để từ đó lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào việc học tập là điều mà tôi đã từng băn khoăn trăn trở bấy lâu nay. Cuối cùng tôi cũng tìm ra được một giải pháp tốt nhất cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm, đó là: “Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò.” Từ đó kích thích học sinh hăng say học tập.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_quan_he.docx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò
- tức là chúng ta đã đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh lớp Một nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng. Lứa tuổi học sinh Tiểu học đang trong thời kì phát triển, đây cũng là lúc các con chuyển từ hoạt động chủ đạo chơi là chủ yếu (ở trường Mầm non) sang hoạt động học là chủ yếu (ở trường Tiểu học). Các con thường rất dễ nhớ những cũng rất dễ quên, mức tập trung chú ý còn thấp, vì vậy giáo viên cần tạo hứng thú học tập và niềm tin cho trẻ để trẻ có thể yên tâm ngồi học mà không phải lo sợ bất kì một việc gì cả. Có một câu nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn trong lớp nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của người thầy, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết tạo niềm tin và gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng,sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Đó là điều làm tôi phải suy nghĩ, trăn trở để tìm cách gây dựng được mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò từ đó gây hứng thú học tập cho học sinh. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG: Khảo sát thực trạng việc xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện với học sinh để từ đó kích thích tinh thần hăng say học tập cho các con nhằm mục đích là: - Xác định biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp mà tôi được phân công chủ nhiệm; - Phân tích thực trạng để tìm hiểu và xác định nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc giáo viên chưa thực sự gần gũi, thân thiện với học sinh và học sinh cũng rất lo sợ khi phải nói chuyện với các thầy cô giáo. Đây chính là cơ sở khoa học cần thiết để cải tiến, xây dựng những biện pháp đổi mới của đề tài nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học trong nhà trường. Để nghiên cứu thực trạng đạt kết quả tốt, cần thực hiện nghiêm túc một số yêu cầu: đảm bảo tính kế hoạch, có sự chuẩn bị chu đáo, có tính linh hoạt, mềm dẻo, tính thực tiễn, tính khoa học, tính kế thừa, tính hệ thống 2. CÁCH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Tôi đã tiến hành phối kết hợp một số cách thức và biện pháp là: - Dự giờ đồng nghiệp đặc biệt là các tiết dự thi của các đồng chí tham gia hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi; 4/29
- có nhiều năm trực tiếp giảng dạy học sinh lớp Một nên tôi đã rất quan tâm đến việc này và tôi đã cố gắng tạo sự an tâm, tin tưởng vào cô giáo cho các con để các con bớt đi phần nào sự sợ hãi đó. Đầu tiên tôi tươi cười, nhẹ nhàng giới thiệu cho các con biết đôi điều về bản thân mình cũng như về trường, lớp mới nơi mà các con sẽ học tập trong năm học này. Sau đó gọi những bạn nhanh nhẹn, hoạt bát tự giới thiệu về bản thân, về trường Mầm non, về cô giáo cũ của con và hỏi xem con có vui khi được đi học lớp Một không? Tiếp đến tôi bắt đầu trò chuyện với học sinh để các con nói lên suy nghĩ của mình. Tôi giới thiệu cho các con xem một vài hình ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi của các anh chị lớp trên. Một số hình ảnh như sau: Học sinh chơi Chi chi chành chành 6/29
- Học sinh tham gia văn nghệ chào mừng ngày 20/11 Tôi tin rằng với việc làm của mình các con sẽ cảm thấy vui thích khi đến trường Tiểu học.Với học sinh quá nhút nhát thì buổi học đầu tiên tôi cho con đó ngồi gần bạn cùng học ở trường Mầm non hay ngồi gần bạn cùng giới và nhanh nhẹn hơn để giúp bạn nhanh chóng làm quen với trường lớp mới. Từ đó làm giảm sự căng thẳng cho học sinh bằng cách cho các con vui hát những bài hát mà con yêu thích. Việc làm này vô cùng cần thiết, nó vừa động viên khích lệ học sinh vừa tạo cho các con cảm giác yên tâm khi bước chân vào học lớp Một. 2. TẠO SỰ GẦN GŨI, THÂN THIỆN VỚI HỌC SINH TRONG TỪNG TIẾT HỌC Do đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học là trí nhớ trực quan – hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - logic. Các con thường nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Học sinh lớp Một có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần một vấn đề nào đó, có khi chưa hiểu hết những mối liên hệ, ý nghĩa của vấn đề đó. Chính vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là gây dựng cho học sinh tâm thế để ghi nhớ, hướng dẫn các con thủ thuật ghi nhớ tài liệu học tập, kiến thức mà cô truyền đạt. Chỉ cho các con đâu là 8/29
- phân tích cho các con thấy chữ “q” có nét sổ thẳng ở bên tay phải còn chữ “p” lại có nét sổ thẳng ở bên trái (hai nét này đều là nét sổ thẳng được viết xuống dưới đường kẻ ngang thứ nhất là hai ô li). Hay chữ “d” có nét sổ thẳng ở bên phải còn chữ “b” lại có nét sổ thẳng ở bên trái (hai nét này đều là nét sổ thẳng được viết từ đường kẻ ngang số bốn xuống dưới đường kẻ ngang thứ nhất). Tương tự như vậy, dấu thanh “ /” được viết giống nét xiên phải còn dấu thanh “ \” lại được viết giống nét xiên trái. Để giúp học sinh ghi nhớ một cách dễ dàng, giáo viên có thể nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho các con ghi nhớ. Nếu trong quá trình dạy có con nào quên thì cô giáo lại nêu lại qui ước đơn giản đó để giúp các con tự phát hiện và nhớ ra tên của các chữ cái đó. Với học sinh tiếp thu chậm, thường xuyên nhầm lẫn giữa hai chữ cái này với nhau, ngay cả khi tôi đã nhắc lại quy ước đó mà con vẫn không nhớ ra thì có thể gọi bạn khác nhắc bạn rồi yêu cầu con học sinh đó đọc lại. Lần sau khi gọi học sinh đọc bài mà bạn đó đọc đúng tên chữ cái thì giáo viên tuyên dương ngay trước lớp để động viên khích lệ học sinh. Tôi cảm thấy học sinh đó rất vui khi mình được cả lớp vỗ tay cổ vũ, như vậy lần sau con đó sẽ cố gắng vươn lên trong học tập để theo kịp các bạn trong lớp và nhận được nhiều tràng vỗ tay của các bạn hơn. Ví dụ 2: Học sinh lớp Một thường hay mắc lỗi chính tả, ngay cả khi cô giáo đọc lại cho cả lớp soát lỗi mà vẫn không phát hiện ra. Hay làm sai một phép tính nào đấy, cho dù cô nhắc là con kiểm tra lại bài đi mà vẫn không phát hiện ra mình làm sai phép tính nào cả. Đây là chuyện thường gặp khi trực tiếp giảng dạy học sinh lớp Một học toán. Tôi đã tìm cách khắc phục tình trạng này như sau: a. Tìm hiểu nguyên nhân: Đánh giá kết quả hoạt động học tập của bản thân là một việc làm rất mới với học sinh lớp Một. Nó chưa thể trở thành kĩ năng cho các con được vì khả năng tập trung chú ý vừa nghe, vừa nhìn, vừa viết bài còn rất kém. Khả năng ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp còn nhiều hạn chế, nó rất cần sự rèn luyện thông qua các hoạt động học tập dưới sự tác động sư phạm của cô giáo. Trong khi tính toán cũng vậy, nếu lần đầu tiên con đã tính ra kết quả thì lần sau con cũng sẽ dễ dàng tính sai kết quả. b. Cách giải quyết. Với những bài học sinh viết sai chính tả, tôi viết lại từ đúng lên bảng và cho học sinh đối chiếu từ của cô với từ con viết trong vở. So sánh như vậy các con sẽ dễ dàng nhận ra lỗi sai của mình. Bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân để tránh trường hợp học sinh viết sai nhiều tôi hướng dẫn cho các con viết 10/29
- Câu thơ Hoa gì thắm dịu màu sen Đón hoa đón cả tân niên vào nhà? Hoa Đào Câu thơ Tên mua được nhiều thứ Mà lại là loài hoa Nép trong đám cỏ loà xoà Cuống dài không lá, hoa mà chẳng thơm? Hoa Đồng Tiền Câu thơ Hoa gì nở hướng mặt trời Sắc vàng rực rỡ thắm tươi vườn nhà? Hoa Hướng Dương Câu thơ Hoa gì màu trắng, Cánh mỏng khum khum Như vòng tay mẹ Đón gió thu về? Hoa Cúc Trắng 12/29
- Lễ hội bánh chưng Học sinh thi gói bánh chưng 14/29
- Tổ chức nhiều hình thức học tập như cá nhân, lớp, nhóm đôi, nhóm lớn. Tùy theo từng mục tiêu cần đạt, từng đặc trưng của môn học mà giáo viên lựa chọn, phối hợp một cách hợp lí các hình thức học tập với nhau. Cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi trong tiết Tập đọc vừa có tác dụng giúp học sinh được đọc nhiều hơn, vừa giúp cho các con dễ dàng phát hiện ra lỗi sai của bạn để từ đó giúp bạn sửa sai. Ví dụ: Khi dạy bài “Hoa ngọc lan” tôi đã cho học sinh luyện đọc theo nhóm như sau: - Chia bài tập đọc thành ba đoạn: đoạn 1 từ đầu đến xanh thẫm; đoạn 2 từ hoa lan đến khắp nhà; đoạn 3 là phần còn lại; - Cho học sinh luyện đọc theo nhóm ba (ba con trong cùng một bàn tạo thành một nhóm, một con đọc đoạn 1, một con đọc đoạn 2, một con đọc đoạn 3 và ngược lại); - Học sinh đọc xong trong nhóm thì tôi gọi các con đọc trước lớp. Sau mỗi nhóm đọc tôi luôn mời các bạn nhận xét và cho ý kiến về bài đọc của ba bạn trong nhóm. Tôi cũng hướng dẫn học sinh nhận xét cụ thể bạn nào đọc tốt, bạn nào đọc còn có điểm gì cần khắc phục để giúp nhau cùng đọc tốt hơn. Ngoài việc cho học sinh đọc theo nhóm ba như trên tôi còn cho các con tập làm quen với cách đọc hỏi đáp theo nội dung bài học.Việc làm này vừa giúp học sinh luyện đọc được nhiều hơn vừa giúp các con hiểu thêm về nội dung của bài học mà lại tạo cho các con nguồn hứng thú mới khi tham gia luyện đọc. Ví dụ: Khi dạy bài tập “Kể cho bé nghe”, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài xong tôi cho các con luyện đọc đối đáp như sau: - Hai con trong một bàn tạo thành một nhóm; - Con A đọc dòng thứ nhất: Hay nói ầm ĩ; - Con B đọc dòng thứ hai: Là con vịt bầu; - Con A đọc dòng thứ ba: Hay hỏi đâu đâu; - Con B đọc dòng thứ tư: Là con chó vện Cứ như vậy lần lượt đến hết bài. Tôi thấy hầu hết học sinh đều rất hứng thú khi tham gia vào hoạt động đọc theo nhóm này. Các con thích thú khi tham gia luyện đọc cùng đồng nghĩa với việc kĩ năng đọc của học sinh ngày được nâng cao và như vậy tôi đã thành công trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Tăng cường tổ chức cho học sinh làm việc nhóm (nhóm 2, 3, nói chuyện tay đôi, nói chuyện tay ba ) để học sinh có cơ hội trao đổi bàn bạc. Tuy nhiên, không phải lúc nào học tập nhóm cũng là tốt. Chúng ta chỉ nên cho học sinh làm việc nhóm khi câu hỏi đặt ra khá rộng, khó, cần sự góp ý của nhiều người thì làm việc nhóm mới thật cần thiết và đạt hiệu quả. 16/29
- - Người dẫn chuyện; - Người mẹ; - Cậu con trai * Tiến hành đọc: Người dẫn chuyện: Đọc từ đầu đến hoảng hốt Người mẹ: Con làm sao thế? Cậu con trai:Con bị đứt tay. Người mẹ: Đứt khi nào thế? Cậu con trai: Lúc nãy ạ! Người mẹ: Sao đến bây giờ con mới khóc? Cậu con trai: Vì bây giờ mẹ mới về. Hình thức luyện đọc này thường được tiến hành sau phần tìm hiểu bài. Bởi lúc này các con đã nắm được nội dung bài tập đọc nên sẽ dễ dàng đọc đúng ngữ điệu, phù hợp với nhân vật mà mình đang đọc sắm vai. 4.3.Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học. Bên cạnh những lời giảng giải của giáo viên thì đồ dùng trực quan cũng là một phương tiện hỗ trợ hiệu quả giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Lúc này tôi thường sử dụng những đồ dùng trực quan như tranh ảnh, video, clip để giúp học sinh dễ dàng cảm nhận được điều cô muốn truyền tải. Vì vậy đi đâu gặp bất cứ hình ảnh, cảnh đẹp nào có thể làm tư liệu dạy học tôi đều chụp lại hoặc quay video mang về để làm kho tư liệu dùng chung. Ví dụ: Khi dạy học vần bài 34: ui – ưi học sinh được học từ mới là: “Đồi núi” mà đối tượng học sinh của tôi là thành phố, có nhiều con chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy đồi núi. Nên khi dạy tôi đã vừa giải thích vừa chỉ vào tranh cho các con thấy đâu là đồi, đâu là núi. Tôi nghĩ làm như vậy học sinh sẽ dễ dàng hình dung ra và nhận biết về đồi và núi. 18/29
- Tranh môn học vần bài 52: ong – ông 4.4.Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú cho học sinh Học sinh lớp một còn rất nhỏ nên rất thích được cô khen. Cô thường xuyên khen để trẻ tự tin khi phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia thảo luận hay trình bày quan điểm của mình về một vấn đề gì đó. Tránh chê bai hay dùng những câu nói thiếu tế nhị (như “Con nói sai rồi”; “Có thế mà cũng không biết” ) khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng dẫn đến chán học và không nói điều gì trong lớp vì sợ sai cô lại mắng. Trái lại trong khi học sinh đọc bài hoặc phát biểu ý kiến xây dựng bài, tôi luôn luôn động viên các em bằng những lời lẽ rất gần gũi như: - Con cứ nói (đọc) to lên cho cả lớp cùng nghe không sợ sai, nếu sai cô sẽ giúp con; - Con nói gần đúng rồi đấy, có bạn nào muốn bổ sung gì cho bạn không? (khi học sinh lời chưa đầy đủ); - Con nói hơi nhầm một tí thôi (khi học sinh trả lời sai) Để giảm bớt áp lực cho học sinh, trong quá trình giảng dạy tôi chỉ chấm bài đúng, sai cho học sinh và nhận xét cụ thể những mặt mạnh cần phát huy cũng như động viên những con cần cố gắng hơn trong học tập với lời nhận xét như: - Con làm bài tốt, cần phát huy; - Con làm bài khá tốt, nếu viết cẩn thận hơn thì bài viết sẽ đẹp hơn nhiều; - Con có tiến bộ rất nhiều song cần cẩn thận hơn nhé; 20/29
- hoa. Nêu được ích lợi của hoa. Có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng. - Kỹ năng sống: + KN kiên định từ chối lời rủ rê hái hoa nơi công cộng. + KN phê phán hành vi bẻ cây hái hoa nơi công cộng. + KN tìm kiếm và xử lí thông tin về cây cây hoa. + Phát triển KN giao tiếp thông qua các HĐ HT. - Thái độ:Có ý thức chăm sóc cây hoa, không bẻ cây, hái hoa ở nơi công cộng. II. Chuẩn bị: - GV : MT, MC Tranh một số loài hoa, cây hoa, một số câu đố nói về hoa, hai cái bảng con để học sinh chơi trò chơi. - HS sưu tầmcác cây hoa mang đến lớp. III. Các hoạt động dạy học: TG NDKT cơ bản Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ĐD 5’ I. Kiểm tra bài cũ - Kể tên các bộ phận - 2 – 3 em trả lời MT: HS kể tên của cây rau? - Bạn khác nhận được các bộ phận - Ăn rau có ích lợi gì? xét và bổ sung của cây rau và lợi ích của cây rau II. Bài mới 2’ 1. Giới thiệu Giới thiệu cây hoa Quan sát Các 2. Bài mới cây 8’ a.Hoạt động 1: - Yêu cầu học sinh để - Học sinh tự nói hoa Nhận biết các bộ cây hoa của đã chuẩn về cây hoa của học phận của cây hoa bị lên bàn và giới mình với các bạn sinh MT: HS kể được thiệu với các bạn trong nhóm 4. tự sưu các bộ phận của trong nhóm - Đại diện các tầm cây hoa - Tên của cây hoa? nhóm lên trình bày - Đâu là rễ, thân. lá, - Các bạn khác hoa của cây hoa? nhận xét và bổ * Hướng dẫn học sung sinh đàm thoại, liên hệ: - Nêu màu sắc và mùi - Từng cá nhân học 22/29
- bông hoa (ghi câu trả lời ra bảng con). Cuối cùng đội nào ghi - Học sinh chơi được nhiều hơn là đội theo nhóm tổ, suy đó giành chiến thắng. nghĩ và nói tên - Trọng tài là cô giáo hoa. và bạn lớp trưởng. - Tiến hành chơi thử - Lớp trưởng vào vị - Chơi thật trí trọng tài + Lần thứ nhất: Đưa - Hai bạn đội ra một số tranh tự sưu trưởng của hai đội tầm cho học sinh xem Các bạn khác quan và đoán đó là hoa gì? sát (tranh đã nêu ở phần - Học sinh cả lớp trên). cùng tham gia theo + Lần thứ hai: Đọc nhóm đội. các câu đố nói về hoa (câu đố đã nêu ở phần trên) - Tổng kết trò chơi dựa trên câu trả lời thực tế của hai đội để tuyên dương đội chiến thắng. - Cây hoa có những 3’ III. Củng cố - bộ phận chính nào? - Nhiều học sinh Dặn dò - Hoa dùng để làm trả lời gì? - Kể tên một số loài hoa mà con biết? - Để cây hoa mau lớn và cho hoa đẹp con cần làm gì? - Dặn học sinh biết bảo vệ và chăm sóc cây hoa. 24/29
- + Phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ con của mình với các bậc phụ huynh khác trong buổi họp cha mẹ học sinh. + Tham mưu và cùng cô giáo tổ chức tốt các ngày lễ, hội cho học sinh như: Vui Tết Trung thu; đón giáng sinh nhân dịp Noel, Hội Chợ Quê . Liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, trao đổi gặp gỡ qua các buổi họp, qua sổ liên lạc điện tử hay chỉ một vài phút trước giờ lên lớp Những việc làm ấy thực sự đã giúp tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ và giáo dục học sinh. Thông qua trao đổi với phụ huynh học sinh tôi sẽ nắm bắt được tâm tư tình cảm của các con để từ đó tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất cho bản thân mình. 26/29
- - Phát huy được tính chủ động, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú cho các con; - Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là học hỏi về mặt công nghệ thông tin để từng bước đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trên đây là những kinh nghiệm mà trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc kết được.Tôi nghĩ rằng việc gây hứng thú học tập cho học sinh là điều mà mọi giáo viên đứng lớp điều quan tâm.Và tôi tin chắc rằng với cái tâm của một nhà giáo,với lòng yêu nghề mến trẻ thực sự thì giáo viên chúng ta sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh và đó sẽ là một thành công lớn trong cuộc đời giảng dạy của mỗi người.Từ những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện và qua việc phân tích những biện pháp trên, tôi tin rằng kinh nghiệm này có thể áp dụng cho mọi lớp ở bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. “Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi thân thiện giữa cô và trò” trình bày trên được tôi rút ra qua nhiều năm giảng dạy và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như mục đích đề tài đã đặt ra. Qua đề tài này, tôi kính mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các cấp lãnh đạo, Hội đồng khoa học cơ sở, các bạn đồng nghiệp trao đổi góp ý để tôi làm tốt hơn nữa công tác giảng dạy và giáo dục của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Xuân, ngày 9 tháng 4 năm 2019 Người thực hiện Trần Thị Nụ 28/29