Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Chúng ta đều biết rằng: Chữ viết thể hiện cái nết con người. Rèn chữ  viết chính là rèn nết người. Dạy cho học sinh viết chữ đẹp không chỉ đơn thuần là rèn cho các em những phẩm chất tốt như tính cẩn thận, tính kỉ luật, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng, lòng say mê học tập mà còn tạo điều kiện cho các em học tốt ở các phân môn khác, tạo tiền đề giúp các em học tốt ở các bậc học cao hơn.

Hơn thế nữa, chữ viết mang bản sắc riêng cho nền văn hóa của một dân tộc. Trong quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học thì chữ viết cũng là một nội dung được các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đã tổ chức hội thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh trên toàn quốc. Những hội thi đó đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn phong trào rèn chữ - giữ vở vốn đã có nề nếp trong các trường Tiểu học. Mặt khác nó còn thể hiện được sự quan tâm của ngành Giáo dục, đặc biệt là về chất lượng chữ viết của học sinh Tiểu học.

Là giáo viên Tiểu học, tôi đã ý thức được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh. Việc rèn học sinh viết chữ đẹp (nhất là học sinh lớp 4 sống ở nông thôn còn nhiều khó khăn, hạn chế) không phải là dễ dàng mà đó là cả một quá trình bền bỉ, kiên trì, rèn giũa. Mỗi năm học qua đi, tôi lại rút ra cho mình thêm một chút kinh nghiệm về rèn chữ viết cho học sinh.

Đầu năm học 2015-2016, tôi được BGH phân công chủ nhiệp lớp 4B. Các buổi đầu lên lớp, tôi thấy các con viết tương đối nhanh, vở sạch sẽ nhưng chưa có kĩ thuật để viết nhanh, chưa biết cách lia bút. Các em thường nhấc bút khi viết các con chữ trong một chữ, dẫn tới chữ viết chưa đẹp. Nhiều em viết còn sai lỗi chính tả, điểm đặt bút sai, sai các nét cơ bản. Do vậy tôi đã chọn và xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình rèn chữ cho học sinh lớp 4 qua bài viết: “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4”.

doc 18 trang Đào Bích 22/12/2023 2200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 4

  1. “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4” của chữ cái đang học với chữ cái đã được học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng. Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi. Từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác nhau giữa các chữ cái đã học với chữ cái đang phân tích. Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình viết chữ, việc hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành từ thấp đến cao. Lúc đầu là viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ. Sau viết đúng dòng và đúng tốc độ. Khi học sinh luyện chữ, giáo viên cần luôn luôn chú ý uốn nắn cách cầm bút và tư thế ngồi viết. Người giáo viên phải nắm chắc các phương pháp nêu trên và kết hợp một cách hài hòa, nhẹ nhàng thì chắc chắn học sinh sẽ đạt được kết quả cao. Trong phạm vi đề tài này tôi chủ yếu sử dụng nguyên tắc dạy-học tập viết ở Tiểu học. 3. Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học. + Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học: Mỗi học sinh Tiểu học là một hình thể, một thực thể hồn nhiên. Trong mỗi học sinh Tiểu học tiềm tàng khả năng phát triển. Mỗi học sinh Tiểu học là một nhân cách đang hình thành. + Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 4. Chi giác có phân biệt, có lựa chọn ngày càng phát triển. Chú ý tăng lên, chú ý có chủ định hình thành và phát triển. Trí nhớ không chủ định và chú ý có chủ định vẫn song song tồn tại. Tư tưởng tái tạo phát triển Tư duy trừu tượng phát triển Qua các cơ sở lý luận trên tôi thấy việc rèn chữ cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng. Song song với việc cung cấp tri thức của các môn học, 5/16
  2. “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4” + Viết không đều nét hoặc không liền nét, không liền mạch và khoảng cách chưa hợp lý. Ví dụ: chHS viết ch ngh ngh hoa hoa + Đặt dấu thanh chưa đúng vị trí. Ví dụ: quả HS viết qủa thuỷ thủy mía miá - Học sinh còn viết sai chính tả. - Học sinh chưa có ý thức trong việc rèn chữ viết, các em thường viết cho xong rồi ngồi chơi. 5. Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4. 5.1. Biện pháp thứ nhất: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh viết chưa đẹp. - Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu chuyên đề có liên quan đến việc giảng dạy và học phân môn Tập viết, Chính tả để đưa ra phương pháp phù hợp nhất đối với học sinh của mình phụ trách. - Cần thường xuyên rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy của mình sau mỗi bài giảng. - Tạo cho học sinh có ý thức, sự thích thú, lòng ham mê viết chữ đẹp. 5.2. Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở đúng cách. 5.2.1. Tư thế ngồi viết. - Tư thế ngồi viết sai không đúng ảnh hưởng đến chữ viết mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Vì vậy giáo viên cần chú ý nhắc nhở liên tục về tư thế ngồi viết của học sinh (thường xuyên cho các em xem hình ảnh mẫu về tư thế ngồi viết) - Mắt cách vở từ 25cm-30cm. 7/16
  3. “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4” này vì tâm lý các bậc phụ huynh luôn mong mỏi con em mình ngày càng học giỏi, chữ viết ngày càng đẹp. 5.4. Hướng dẫn học sinh viết đúng mẫu chữ, đều nét, khoảng cách hợp lý, liền mạch, đặt dấu thanh đúng vị trí. Nếu quan niệm rằng học sinh lớp 4 đã viết quen tay, không thể dạy lại hoặc uốn nắn để học sinh sửa các nét cơ bản thì hoàn toàn sai lầm. Học sinh khi đã viết sai các nét cơ bản thì chữ không đẹp. Nếu giáo viên chỉ nhắc: Các em cần nắn nót để viết chữ đẹp thì các em học sinh lớp 4 không thể nào biết tự sửa lỗi sai của mình để viết chữ đẹp hơn. Giáo viên phải chỉ rõ chỗ sai, nên cách sửa và viết mẫu để giúp học sinh quan sát và tự sửa lại. Thậm chí có những em phải cầm tay vừa nói vừa hướng dẫn. Để khắc phục điểm này, tôi đã tranh thủ thời gian trong hè kết hợp với ôn kiến thức văn hóa, tôi kết hợp luyện lại các nét cơ bản cho học sinh. Cuối mỗi giờ học tôi cho học sinh nhắc lại cách viết một nét cơ bản. Gọi học sinh lên bảng viết lại, học sinh khác nhận xét. Cho học sinh viết nét đó vào vở và về nhà luyện viết thêm. Cần rèn trọng tâm các nét khuyết xuôi, khuyết ngược, móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu, nét cong trái, cong phải,nét cong khép kín. Vì những nét đó có ảnh hưởng rất nhiều tới chữ viết của các em. Buổi học sau tôi chấm điểm, nhận xét tuyên dương những em đã viết đẹp, khen ngợi những em đã tiến bộ, nhắc nhở, động viên những em viết chưa đẹp. Tôi đã đến tận nơi viết mẫu vài nét vào vở và chỉ rõ chỗ sai của học sinh để các em biết cách sửa. Đưa cho mỗi tổ một vài bài viết đẹp cho học sinh các tổ chuyền tay nhau để quan sát, học tập. Cứ làm như vậy, sau một tháng hè chữ viết của các em đã có nhiều chuyển biến. Khi các em viết đúng các nét cơ bản thì sẽ khắc phục được tình trạng không đều nét, không liền nét. + Để khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng và các con chữ hợp lý. 9/16
  4. “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4” + Nếu chữ ghi tiếng chứa nguyên âm đôi nhưng lại có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi. Ví dụ: thuyền, luồng, trường 5.5. Luyện viết cho học sinh kết hợp hướng dẫn học sinh phân biệt đúng chính tả. - Do học sinh nói ngọng dẫn đến viết sai (viết theo nói) Ví dụ: nõn nà nón nà lúc nào lúc lào đều đặn đều đặng - Do chưa hiểu rõ nghĩa từ: Ví dụ: ngoằn ngèo ngoằn nghèo Chẳng nên non chẳng lên non hoặc chẳng lên lon - Do chưa nắm được quy tắc chính tả: Ví dụ: ngộ nghĩnh ngộ ngĩnh ngô nghê ngô ngê Cách khắc phục: Bài viết đẹp không thể là một bài báo viết chỉ có chữ đẹp mà vẫn còn mắc lỗi chính tả. Vậy để học sinh không mắc lỗi do nói ngọng giáo viên cần tập cho học sinh luyện đọc nhiều trong giờ tập đọc và phần luyện tập của tiết chính tả để khi viết không bị sai. Học sinh nắm chắc về nghĩa của từ cũng giúp các em ít bị mắc lỗi. Vậy để học sinh nắm chắc nghĩa của từ, giáo viên cần cho học sinh giải nghĩa, hiểu nghĩa các từ, đặt câu với từ đấy, đọc các bảng phân biệt hoặc học thuộc quy tắc chính tả. Ví dụ: Để hiểu rõ nghĩa của từ ra /da/ gia, giáo viên yêu cầu học sinh tìm một số từ có tiếng ra/da/gia. 11/16
  5. “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4” viết. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy việc giáo dục ý thức tốt cho học sinh đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc rèn chữ cho các em. - Giáo viên cần đưa ra các tấm gương về luyện chữ cho học sinh noi theo: + Ở lớp: đưa ra những bài viết đẹp học sinh xem vở-học tập. + Ở trường: nêu một số bạn tiêu biểu ở cùng khối 4. + Thông qua truyện kể về danh nhân: Cao Bá Quát trong truyện “Văn hay chữ tốt”. Giáo viên dạy học sinh một số bài hát có nội dung giúp học sinh say mê luyện chữ. VD bài: “ở trường cô dạy em thế”, “Chữ đẹp mà nết càng ngoan”. - Khen thưởng kịp thời: Giáo viên cần động viên khen thưởng kịp thời những học sinh có tiến bộ dù chỉ là tiến bộ nhỏ. Giáo viên cho các tổ thi đua với nhau, tổ nào nhất trong tháng sẽ được thưởng. Phần thưởng tuy nhỏ chỉ vài ba cái nhãn vở, một chiếc bút chì hay một quyển vở nhưng nó khích lệ tinh thần của học sinh rất nhiều. Đặc biệt giáo viên cần phải có những phần thưởng riêng cho học sinh có nhiều tiến bộ về chữ viết. -Đồng thời giáo viên cũng cần phải hết sức nghiêm khắc với học sinh trong việc rèn chữ viết. 5.7. Chữ viết của giáo viên cần phải mẫu mực để làm mẫu cho học sinh. Học sinh Tiểu học thường hay bắt chước giáo viên nên chữ viết của giáo viên ở bảng, ở vở khi chấm bài học sinh cần mẫu mực, rõ ràng, sạch đẹp. Để có được chữ viết đẹp, giáo viên cũng phải ra sức rèn luyện để chữ viết của mình ngày càng chuẩn và đẹp hơn. Nếu lỡ viết sai thì dùng thước kẻ, bút chì gạch nhẹ và viết lại chữ khác sang bên cạnh (nếu phát hiện kịp thời) hoặc viết chữ đúng ra lề nêu không phát hiện kịp thời. 13/16
  6. “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4” PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi rút ra trong quá trình giảng dạy. Kính mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý để đưa ra những phương pháp hữu hiệu nhất giúp cho quá trình rèn chữ viết cho học sinh đạt được kết quả tốt nhất. Áp dụng một số biện pháp trên vào quá trình rèn chữ cho học sinh, tôi và các bậc phụ huynh đều nhận thấy học sinh của tôi có rất nhiều tiến bộ. Học sinh thực sự có ý thức rèn chữ viết. Rèn chữ, giữ vở là việc làm quan trọng cần tạo thành chuỗi liên tục trong quá trình giảng dạy ở tiểu học. Chữ viết đẹp được hình thành và định hình ở học sinh Tiểu học thì nó sẽ theo các em suốt cuộc đời. Việc rèn cho học sinh chữ viết đẹp không thể làm trong một sớm một chiều mà nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, nhẫn lại sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Chữ viết của giáo viên phải đẹp và rõ ràng để học sinh lấy nó làm mẫu, bắt chước. 2. Khuyến nghị: Nhằm giúp giáo viên, học sinh có thêm nhiều điều kiện tốt để luyện chữ viết tôi xin đề xuất một vài khuyến nghị sau: - Về phía giáo viên: Luôn nhiệt tình, thường xuyên luyện viết để trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, viết chuẩn, viết đẹp làm mẫu cho học sinh. Hàng tuần, hàng tháng tham gia thi viết theo lớp, theo khối. - Về phía phụ huynh: Luyện viết đem lại nhiều lợi ích như vậy, cha mẹ học sinh tạo điều kiện, động viên, khích lệ để các em luôn có ý thức luyện viết. - Về phía học sinh: Luyện viết nghiêm túc với lòng say mê. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2016 T«i xin cam ®oan ®©y lµ s¸ng kiÕn kinh nghiÖm do m×nh viÕt kh«ng sao chÐp néi dung cña ng­êi kh¸c 15/16
  7. “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4” NhËn xÐt cña héi ®ång xÐt duyÖt SKKN 17/16