Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1

I.  MỞ ĐẦU

           Tập viết là một phần môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là đối với Lớp 1. Nếu phân môn Học vần , tập đọc giúp học sinh biết đọc, hiểu từ ngữ để dần dần các em nhận thức thế giới xung quanh thì phân môn Tập viết giúp các em biết các viết đúng, rõ ràng, chính xác rồi cao hơn nữa là viết nhanh, đẹp trình bày thẩm mỹ. Đây cũng chính là những yếu tố rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ.

Việc lựa chọn đề tài: “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” có lẽ là rất nhiều Giáo viên lựa chọn và có những kết quả nhất định. Song đối với tôi sau những năm dạy lớp 1 đã tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong việc rèn chữ cho học sinh (đặc biệt là Học sinh lớp 1)

Tôi rất muốn chia sẻ những kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp để cùng một tâm niệm “Nét chữ nết người”

Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã chia sẻ và giúp đỡ tôi để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

doc 18 trang Đào Bích 22/12/2023 5200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_de_nang_cao_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1

  1. “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1” III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 1. Một số thực trạng về chữ viết của học sinh lớp 1: Bắt đầu đi học, các em đã được làm quen ngay với phân môn Tập Viết. Để viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, đặt đúng dấu thanh là một thử thách lớn với các em. Trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: - Thuận lợi: Học sinh đúng độ tuổi, trình độ tiếp thu khá đồng đều, có nhiều em tiếp thu nhanh, viết chữ khá đẹp. Phụ huynh quan tâm tới việc học tập của các em: mua đủ sách vở, đồ dùng học tập chất lượng cao. Cơ sở vật chất của lớp học đầy đủ; bảng lớp được kẻ đúng quy cách (kẻ theo mẫu vở tập viết); một phần bảng có kẻ ô vuông còn phù hợp cho việc dạy chữ cái, bàn ghế đẹp, kích thước phù hợp với học sinh lớp 1; thiết bị, đồ dùng dạy học phong phú. Nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo “Vở sạch chữ đẹp” có kế hoạch cụ thể trong việc rèn chữ viết và tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp trong giáo viên và học sinh. - Khó khăn: Cách cầm bút của trẻ hầu hết bị sai, các em hay cầm bằng 4 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út, hoặc ngón cái đề lên ngón trỏ Việc cầm bút sai có nhiều nguyên nhân, có khi do bố mẹ các em hay sốt ruột, nóng vội muốn dạy con viết trước ở nhà (4-5 tuổi) mà chưa nắm được cách cầm bút đúng, hoặc có một số giáo viên mầm non chưa chú ý uốn nắn cách cầm bút cho các em khi các em tô chữ. Tư thế ngồi của trẻ chưa đúng: Mắt cách vở thường là 15-20 cm, lưng cong vẹo, ngực tì sát vào bàn. Các em thường viết sai một số nét cơ bản: nét khuyết ( ). nét cong tròn khép kín ( ) nét móc hai đầu ( ); khoảng các giữa các con chữ chưa đúng (ví dụ: ); vị trí dấu thanh sai ( ). Nhiều em chưa biết viết liền mạch, hay nhấc bút khi viết v.v 5/18
  2. “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1” không đúng tư thế. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh tập viết, tôi luôn coi trọng việc phối hợp đồng bộ các bộ phận cơ thể. Đặc biệt chú ý sửa triệt để với các em cầm bút sai. Tôi treo bức tranh có em học sinh cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế ở trước lớp để học sinh luôn được quan sát và làm theo. Trước khi cho học sinh viết vào vở, tôi luôn nhắc nhở về tư thế ngồi viết và cách cầm bút hoặc nêu gương những em trong lớp có cách cầm bút đúng và tư thế ngồi đúng. Bài viết đẹp phải kèm với tư thế ngồi đúng, rèn cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của giáo viên. Vì thế việc uốn nắn cách cầm bút và tư thế ngồi đúng phải được quan tâm, nhắc nhở thường xuyên không chỉ trong tiết Tập viết, Chính tả mà trong tất cả các tiết học. Những em hay cầm bút sai, viết chưa đẹp được xếp ngồi ở bàn đầu để giáo viên dễ kèm cặp và nhắc nhở. c. Biện pháp thứ ba: Dạy tốt kỹ thuật viết các nét cơ bản, chữ cái và thao tác viết liền mạch (biện pháp trọng tâm) Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay là điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Trong các tiết Tập viết, tôi luôn chú ý tới kỹ thuật viết cho các em. Trước tiên phải giúp học sinh nắm thật chắc cấu tạo và cách viết các nét cơ bản gồm: - Nét khuyết trên: ( ) - Nét khuyết dưới: ( ) - Nét móc ngược: ( ) - Nét móc xuôi: ( ) - Nét sổ thẳng: ( ) - Nét ngang: ( ) - Nét cong hở trái : ( ) - Nét cong hở phải: ( ) - Nét cong tròn khép kín: ( ) - Nét thắt: ( ) 7/18
  3. “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1” Khi hướng dẫn học sinh viết vần, tiếng tôi chú ý kỹ thuật nối liền giữa hai chữ cái với nhau, viết liền mạch để tạo thành một chữ (ghi tiếng) hoàn chỉnh (gồm nhiều chữ cái). Dựa vào những nét cơ bản đã dạy cho học sinh, tôi xin nêu ra một số trường hợp nối liền các chữ cái khi viết như sau: Trường hợp 1: Nét móc cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc đầu tiên của chữ cái sau. Trường hợp này nói chung viết bình thường và khá thuận lợi. Ví dụ: Tôi giúp học sinh điều tiết về khoảng cách giữa 2 chữ cái sao cho vừa phải, hợp lý để chữ viết đều nét và có tính thẩm mỹ. Ví dụ: (khoảng cách giữa a và n hơi hẹp lại) Trường hợp 2: Nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hay nét hất) đầu tiên của chữ cái. Ví dụ: Trường hợp này tôi giúp học sinh điều chỉnh về khoảng cách giữa 2 chữ cái (vi dụ: on) hoặc chuyển hướng ở cuối nét cong để nối sang nét móc (hoặc nét hất) sao cho hình dáng chữ cái vần rõ ràng và khoảng cách đều. Trường hợp 3: Nét móc (hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau. Ví dụ: Trường hợp này tôi lưu ý học sinh: - Xác định điểm dừng bút ở chữ cái trước để lia bút viết sang chữ cái sau. - Điều chỉnh phần móc của chứ cái trước hơi doãng rộng một chút để khi viết tiếp chữ cái sau sẽ có khoảng cách vừa phải. Ví dụ: Trường hợp 4: Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau đây là trường hợp khó; đòi hỏi kỹ thuật lia bút và ước lượng khoảng cách hợp lý. Ví dụ: 9/18
  4. “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1” tựa để viết cho thẳng. Sau đó cho học sinh viết lại chữ đó nhiều lần trên nháp, đến khi thật chuẩn mới thôi. Trong quá trình luyện viết ở ô ly, tôi thường viết mẫu các chữ cái ở đầu dòng, đánh dấu điểm đặt bút (khoảng 3 dòng). Điều này giúp học sinh vừa dễ viết, đảm bảo khoảng cách giữa các chữ cái mà vở lại sạch, đẹp. Tuy nhiên, khi viết vần thì không đánh dấu điểm đặt bút nữa vì các em đã viết quen. d. Biện pháp thứ tư: Chia chữ ra từng loại và rèn luyện dứt điểm. Việc rèn luyện kỹ năng đòi hỏi học sinh phải tri giác chính xác sản phẩm, nắm vững các thao tác kỹ thuật và kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác đó. Mỗi nhóm chữ cái có những đặc điểm riêng nên quy trình thực hiện các thao tác ở từng nhóm không giống nhau. Mặt khác học sinh lớp 1 không có sự kiên trì, hay nôn nóng, chưa viết chữ này lại muốn viết sang chữ khác. Nếu không chia thành các nhóm chữ thì việc rèn luyện sẽ rất khó khăn. Tôi phân loại thành các nhóm chữ sau: - Nhóm 1: gồm các chữ cái: (9 chữ cái). Trọng tâm là luyện nét móc ngược, móc xuôi, móc 2 đầu. - Nhóm 2: gồm các chữ cái: Trọng tâm là luyện nét khuyết. Viết được các chữ cái ở nhóm 1 và nhóm 2 thì học sinh viết các chữ cái ở nhóm khác có phần thuận lợi hơn. - Nhóm 3: gồm các chữ cái: (15 chữ cái). Loại chữ này nhiều người nghĩ rằng đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai chữ O. Tôi đã từng tham khảo ý kiến nhiều giáo viên “chữ O viết thế nào là đúng nhất?”, không ít giáo viên đưa ra cách viết không đúng. Khi dạy chữ O tôi kẻ trên bảng 1 hình vuông, chia hình vuông thành 4 ô vuông bằng nhau, đánh dấu 5 điểm như sau: 11/18
  5. “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1” trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh. Do vậy, khi viết mẫu, tôi thường viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ, tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay giáo viên viết từng nét chữ trên bảng lớp. Bên cạnh đó, chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì thế khi nhận xét bài, ghi sổ liên lạc, học bạ cho học sinh tôi luôn có ý thức viết đúng mẫu, rõ ràng và đẹp. Việc học sinh tập viết chữ trên bảng lớp luôn được tôi quan tâm. Điều đó giúp tôi kiểm tra sự tiếp thu cách viết chữ và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này tôi thường dùng khi kiểm tra bài cũ hoặc sau bước hướng dẫn cách viết chữ. Qua đó dễ phát hiện chỗ sai của học sinh, từ đó uốn nắn kịp thời. Bên cạnh đó, việc cho học sinh viết chữ trên bảng con trước khi tập viết vào vở là điều tôi vẫn làm thường xuyên bởi tất cả học sinh đều được viết, biểu tượng chữ cái được khắc sâu dễ phát hiện những lời sai chung nhiều em mắc phải, có điều kiện để động viên nhiều em viết đẹp. Với mỗi bài viết, tôi có mẫu trình bày bảng con từng nội dung (âm, vần, tiếng, từ) để học sinh nhìn vào đó và viết theo. Tôi vẫn thường cho học sinh viết cả trên hai mặt bảng. Ví dụ: Khi dạy viết chữ nh: sau phần hướng dẫn của giáo viên, tôi đưa ra mẫu bảng con cho học sinh quan sát rồi cho viết chữ “nh” trên mặt bảng có ô vuông to để học sinh nắm chắc độ cao, độ rộng và nét nối, khoảng cách giữa chữ cái n và h. Khi chuyển sang viết từ “nhà lá”, tôi cho học sinh viết ở mặt bảng có đường kẻ nhỏ để học sinh viết đủ số chữ và đảm bảo khoảng cách giữa các chữ cái. Tôi hướng dẫn học sinh lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, lau sạch tay khi viết vở. Tôi hướng dẫn học sinh không dùng loại phấn quá cứng hoặc quá bở, có nhiều sạn vì dùng loại phấn này các em viết chữ rất vất vả mà chữ lại không đẹp. Khăn lau bảng cần đủ độ ẩm, gấp lại nhiều lần, độ dày thích hợp để học sinh dễ cầm và xóa bảng thuận lợi. Một yếu tố rất quan trọng là bút viết của học sinh. Qua một vài tuần cho học sinh tập viết bằng bút chì, tôi thấy các em ấn bút mạnh nên bút hay gãy hoặc 13/18
  6. “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1” giờ học có hiệu quả bởi em nào cũng muốn được khen là mình viết chữ đẹp nhất. Kết hợp với nhà trường tổ chức tốt các cuộc thi viết chữ đẹp theo các đợt thi đua. Sau mỗi lần thi, tôi phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu viết chữ đẹp, giúp những em viết chưa đẹp cho đẹp lên. Tôi luôn động viên, khen ngợi các em khi tiến bộ. Những em viết đẹp thường được cô giáo cho xem bài trước lớp. Khi chấm bài tôi vẫn thường hay nhận xét: “Con rất đáng khen” hoặc “Con tiến bộ rất nhanh”, “Con giỏi lắm” để động viên các em. Tôi luôn kết hợp chặt chẽ với BCH hội phụ huynh lớp khen thưởng kịp thời cho các em đạt giải trong các cuộc thi viết chữ đẹp. Vì thế các em càng phấn khởi, quyết tâm rèn chữ cho đẹp hơn. Tổ chức trưng bày, triển lãm những bài viết, những quyển vở sạch, đẹp trong lớp. Tôi vẫn thường để vở trong ngăn tủ kính để hàng ngày học sinh được quan sát, ngắm nhìn và học tập theo. Trong mỗi tháng, tôi thường chấm và xếp loại VSCĐ ở tất cả các loại vở, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên. h. Biện pháp thứ bảy: Bồi dưỡng cho học sinh say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết. Tôi vẫn thường nghĩ rằng: “Bất cứ việc gì, nếu có tâm huyết, lòng kiên trì, say mê thì dù khó khăn đến đâu cũng sẽ đạt được kết quả cao ”. Để bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết, tôi vẫn: - Thường xuyên kể cho các em nghe những câu chuyện thời xưa như ông Cao Bá Quát đã luyện chữ như thế nào? Nêu những tấm gưong viết chữ đẹp được đăng trên các báo hay chính những tấm gưong viết chữ đẹp trong lớp, trong trường. Tôi vẫn thường cho học sinh xem vở luyện chữ của tôi để các em học tập. Bên cạnh đó cũng nêu những hậu quả của việc viết chữ xấu. - Giúp học sinh có ý thức rèn viết chữ đẹp trong tất cả các môn học. Điều đó đã khơi gợi ở các em lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết. 15/18
  7. “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1” IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN; Trên đây là một số biện pháp tích cực giúp học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung biết giữ vở sạch và viết chữ đẹp. Trong phạm vi bài viết này tôi xin đưa ra một số điểm lưu ý sau: - Giáo viên luôn cần phải quan tâm, gần gũi với các em, coi học sinh như con em của mình, coi việc rèn chữ là yếu tố quan trọng để rèn nết người. - Bản thân giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, phải có đức tính kiên trì, tận tâm. Giáo viên phải có kỹ năng viết chữ thành thạo, phải có khả năng viết chữ mẫu đúng và đẹp bởi chữ viết của thầy cô để lại một ấn tượng và kết quả lâu dài đối với nhiều thế hệ học sinh. - Giáo viên phải tạo được tâm lý phấn chấn vui vẻ cho học sinh trong mỗi tiết học để các em lĩnh hội và thể hiện chữ viết nhanh và đẹp hơn. 2. KHUYẾN NGHỊ: - Có kế hoạch rèn chữ trong từng tuần, tháng theo mức độ từ thấp đến cao. Động viên khuyến khách học sinh kịp thời, nhận xét sửa lỗi rõ ràng, cụ thể. Tôi tin rằng làm tốt các việc trên là góp phần rèn luyện tính cách cho học sinh, đúng như bác Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bài vở của mình”. Tôi rất mong nhận được sự chỉ đạo, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, BGH cùng các đồng nghiệp để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn./. Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2017 T«i xin cam ®oan ®©y lµ s¸ng kiÕn kinh nghiÖm do m×nh viÕt kh«ng sao chÐp néi dung cña ng­êi kh¸c. 17/18