Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện ở trường Tiểu học

1.Lí do chọn đề tài:

Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, với nhiều phương tiện nghe nhìn hiện đại, cùng nhiều trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi lượt giới trẻ. Hơn nữa, việc học tập chiếm nhiều thời gian khiến các em giảm đi ham mê đọc sách, đọc báo; nếu có đọc thì chỉ tập trung vào những lượt truyện tranh nhiều hình ảnh, ít tính giáo dục khiến cho văn hóa đọc trong học đường bị suy giảm. Thực tế, nhiều năm qua thư viện trường học đã luôn đổi mới công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích làm tăng lượt bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông hơn, song việc ham muốn đọc sách của bạn đọc vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Vậy làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê đọc sách báo trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường nhằm gìn giữ và phát huy “ Văn hóa đọc” đang bị phương tiện thông tin nghe nhìn đang lấn át? Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn tại trường, là một nhân viên thư viện có tâm huyết tôi luôn trăn trở tìm giải pháp để lôi lượt các em đến với thư viện ngày càng đông và có thói quen đọc sách bất cứ ở đâu. Chính vì vậy, tôi đã chọn và thực hiện đề tài “ Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện ở trường Tiểu học”. 
 

pdf 15 trang Đào Bích 22/12/2023 5140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_thu_hut_ban_doc.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện ở trường Tiểu học

  1. ` - Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc của học sinh và giáo viên để xây dựng vốn tài liệu và tổ chức phục vụ bạn đọc. - Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc. - Sáng tạo các hình thức vào công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo tài liệu cho bạn đọc. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành các hoạt động thư viện. 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Nơi tôi đang công tác là một trường tiểu học có bề dày thành tích về dạy và học, là một trong những trường có số lượng học sinh theo học đông trong quận. Trường được đặt tại khu có dân số đông, chủ yếu là thu nhập thấp, đời sống kinh tế chưa phát triển mạnh nên ít được sự quan tâm của cha mẹ hơn nữa các em còn nhỏ tuổi, ham chơi, chưa có ý thức và nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách nên học sinh chưa có thói quen đọc sách, số lượng giáo viên và học sinh vào thư viện đọc sách còn chưa cao. - Thư viện trường được thành lập từ năm 2007 có diện tích hơn 90m2 chia làm các phòng đọc mở: phòng đọc cho giáo viên, phòng đọc học sinh, phòng kho. Từ năm 2009 đến nay Thư viện trường luôn được công nhận là thư viện đạt chuẩn và có các hoạt động sôi nổi thu hút bạn đọc đến thư viện. Là một nhân viên thư viện có tâm , với tinh thần trách nhiệm cao, sự nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã với bạn đọc và thường xuyên đổi mới phương thức phục vụ mà bạn đọc rất háo hức khi đến thư viện. Hơn nữa, Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc đầu tư kinh phí bổ sung tài liệu và cơ sở vật chất cho thư viện và công tác tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc, tạo mọi điều kiện để nhân viên thư viện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, đối tượng bạn đọc chủ yếu là học sinh tiểu học( lứa tuổi từ 6 13) và đặc biệt là học sinh lớp 1,2 tuổi còn nhỏ, có em chưa đọc thông viết thạo nên ý thức đọc sách chưa cao, chưa biết giữ gìn sách báo, gây thất thoát nhiều tài liệu. 4
  2. ` Xuất phát từ thực tế và cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tôi nhậnthấy đối tượng mà thư viện phục vụ chủ yếu là học sinh nhỏ tuổi từ 6-13 tuổi. Các em còn chưa ý thức được việc đọc sách và tầm quan trọng của việc đọc sách nhưng lại rất thích nghe những câu chuyện cổ tích, thần thoại mà ông bà, bố mẹ thường kể. Vì vậy, để thu hút các em lên thư viện tôi đã tiến hành một số bước sau: + Tôi đã phân chia thư viện thành nhiều góc nhỏ và trang trí bằng các tranh ảnh ngộ nghĩnh, hoặc vẽ hình các nhân vật xuất hiện trong các câu truyện cổ tích mà các em yêu thích, tạo thành các góc hoạt động riêng biệt theo sở thích của các em: Góc đọc sách, góc sáng tạo, góc cảm xúc để các em có thể trưng bày những sản phẩm của mình. Chính điều này làm cho các em có cảm giác như đang bước vào một thế giới cổ tích thần tiên khiến các em luôn tò mò thích xuống thư viện. + Bàn ghế ngồi đọc của các em từ những bộ bàn ghế học sinh thông thường đã được thay thế bằng sáu bộ bàn ghế với các hình ngộ nghĩnh: hình vuông, hình tròn, bông hoa, hình tròn, bầu dục màu sắc đa dạng cùng ghế ngồi nhiều màu có thể di động cũng làm các em thích thú khi xuống thư viện. + Các giá sách trong thư viện cũng được sơn với nhiều màu sắc phong phú và được sắp xếp theo các chủ đề, mỗi chủ đề được phân chia theo bảng màu: Truyện cổ tích ( màu hồng đậm); Truyện tranh( xanh lá cây); Sách khoa học( xanh nước biển); Sách văn học(hồng nhạt); Sách danh nhân – Lịch sử ( màu vàng); sách tham khảo chung( màu trắng). Thư viện được bố trí theo hình thức thư viện mở, các em lên thư viện có thể tự do lựa chọn những lượt sách mà mình yêu thích theo chủ đề hàng tháng mà thư viện đưa ra, ngoài các tiết đọc sách theo lịch của nhà trường thì các em có thể vào thư viện bất cứ khi nào kể cả giờ ra chơi. Học sinh được đi lại tự do, trao đổi thông tin về các lượt sách mà mình vừa tìm đọc với các bạn ngay tại thư viện. Với các em học sinh lớp một chưa đọc thông viết thạo các em lại được lên thư viện với các hình thức khác nhau: xem hoạt hình, kể chuyện theo tranh, vẽ tranh hoặc chơi đố vui khiến các em rất yêu thích khi được xuống thư viện. 6
  3. ` học sinh để nắm bắt được chủ đề sách đọc cho học sinh. Từ đó lên kế hoạch bổ sung sách học sinh cần, xây dựng một kho sách phong phú đa dạng. d. Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc. Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát huy tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng quay của sách. Ngoài các tiết đọc tại thư viện theo quy định( 1tiết/1 tuần/1 lớp) ra tôi còn tạo điều kiện cho các em học sinh được tiếp xúc với sách qua nhiều hình thức khác nhau: - Làm thẻ mượn: Đối tượng bạn đọc trong trường tiểu học chủ yếu là các em học sinh nhỏ tuổi, có những em còn chưa đọc thông viết thạo( học sinh lớp 1). Vì vậy, tôi chọn đối tượng để cấp thẻ mượn là các em học sinh khối 2, 3,4, 5. Ngay từ đầu năm học tôi đã gửi thông báo đến từng lớp học về quy tắc và nội quy làm thẻ mượn để các em học sinh biết. Đối với các em khối lớp 2, 3,4, 5 học sinh chỉ cần viết đơn có chữ ký của phụ huynh sẽ được thư viện cấp thẻ mượn và các em có thể mượn sách bất cứ lúc nào trong thời gian thư viện mở cửa kể cả giờ ra chơi. Học sinh được mượn mỗi tuần/1lần từ 1- 5 cuốn sách. - Giỏ sách tại lớp: Để các em có cơ hội tiếp xúc với sách ở mọi nơi mọi chỗ, có thể tranh thủ mọi thời gian đọc sách nên ngay từ đầu năm học tôi cùng tổ thư viện măng non đã chọn sách và chia ra làm các giỏ sách nhỏ với các chủ đề khác nhau: Văn học, truyện cổ tích Việt Nam, truyện cổ tích thế giới, sách khoa học, sách lịch sử, sách danh nhân sau đó bàn giao về các lớp dưới sự quản lý của cô giáo chủ nhiệm và nhóm thư viện măng non lớp(từ 4-6 em) các em có nhiệm vụ quản lý sách đọc và luân chuyển giỏ sách theo lịch luân chuyển của thư viện vào thứ 2 đầu tuần. Ví dụ: Vào thứ 2 của tuần I hàng tháng: Tôi sẽ chuyển 48 giỏ sách cho 48 lớp kèm theo lịch nhận và chuyển giỏ sách cho các tuần sau, và như vậy giỏ sách sẽ được luân chuyển từ lớp nọ sang lớp kia theo đúng kế hoạch luân chuyển của thư viện. Như vậy sẽ có nhiều thời gian để đọc sách báo hơn kể cả giờ bán trú và sách sẽ được luân chuyển ngày càng nhiều hơn. 8
  4. ` viện thêm đa dạng đặc biệt là công tác giới thiệu sách tới bạn đọc, tìm kiếm và lưu trữ các thông tin. Đặc biệt năm học 2016-2017 nhà trường đã mạnh dạn đầu tư xây dựng phần mềm thư viện KOHA giúp lưu trữ toàn bộ tài liệu trong thư viện, bạn đọc có thể tra cứu tìm và đặt mượn ngay tại nhà những tài liệu bạn đọc cần qua trang thư viện trường có tên Nguyentrai.koha.vn Hiện nay phần mềm này đang được triển khai và hy vọng sẽ mang lại hiệu quả cao trong quản lý thư viện. 5. Kết quả nghiên cứu. Trong 2 năm áp dụng sáng kiến trên tỉ lệ bạn đọc đến với thư viện ngày càng cao, lượng sách luân chuyển tăng đáng kể góp phần không nhỏ vào thành công của thầy và trò trong trường. Qua theo dõi sổ nhật kí thư viện của nhà trường, tỷ lệ giáo viên và học sinh lên thư viện đọc sách ngày một tăng, ngày một nhiều giáo viên và học sinh ham thích đọc sách và yêu sách, vòng quay của sách tăng lên đáng kể. Kết quả cụ thể như sau : + Tỷ lệ giáo viên và học sinh lên thư viện đọc sách trong kì I năm học 2016-2017 so với năm học 2015-2016 như sau : 2015-2016 2016-2017 Tháng Tỉ lệ giáo viên Tỉ lệ học sinh Tỉ lệ giáo viên Tỉ lệ học sinh 9 100% 85 % 100% 90 % 10 100% 87 % 100% 95 % 11 100% 90 % 100% 97 % 12 100% 92 % 100% 98 % + Tổng lượt tài liệu luân chuyển trong các tháng của năm học 2016-2017 so với năm học 2015-2016 là : VD: 10
  5. ` PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 1.Kết luận: Qua nghiên cứu lý luận và thực hiện công tác bạn đọc tại trường cho thấy: Công tác thu hút bạn đọc đến thư viện là một công tác quan trọng trong hoạt động của thư viện, nhằm phục vụ yêu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh góp phần nâng cao chất lượng toàn diện từ đó xây dựng thói quen đọc sách cho bạn đọc. Từ khi áp dụng các Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc thì tỷ lệ bạn đọc đến thư viện ngày càng cao, chất lượng hoạt động thư viện được đẩy mạnh rõ rệt. 2. Kiến nghị Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc trong trường tiểu học có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị như sau: - Với nhà trường: - Tăng cường thêm kinh phí cho các hoạt động thư viện và kinh phí phát triển vốn tài liệu. - Thường xuyên nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng cho thư viện như: giá sách, máy tính - Nâng cấp phần mềm thư viện thường xuyên đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn. - Với Phòng giáo dục, Sở giáo dục: Thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện để cán bộ thư viện có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm. 12