Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu Lớp 2
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đơn giản các loại câu trong Tiếng Việt cũng như mở rộng vốn từ cho các em. Trong chương trình Tiểu học, cùng với các môn học khác, phân môn Luyện từ và câu trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà, chương trình giáo dục bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mới SGK và nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. Chương trình đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với quy luật nhận thức của con người: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
Thực hiện mục tiêu đổi mới phân môn Luyện từ và câu, người giáo viên phải đổi mới dạy học sao cho người học sinh phải là người chủ động nắm bắt kiến thức, từ đó chiếm lĩnh nội dung của bài học, môn học.
Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn này, tôi đã có một số biện pháp dạy luyện từ và câu để giúp học sinh đạt được mục tiêu bài học một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 2”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ở trường Tiểu học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ở trường Tiểu học.
- Học sinh lớp 2 rường Tiểu học.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu Lớp 2
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2 - Về mặt kiến thức: Giáo viên đã truyền thụ đúng, đủ các nội dung của bài học cho mọi đối tượng học sinh. - Về mặt phương pháp: Giáo viên cần có sự phối hợp hài hòa về phương pháp dạy để làm rõ nội dung trọng tâm của bài. b. Thực trạng học của học sinh: Đa số học sinh nắm được yêu cầu cơ bản của từng bài tập, từng tiết học. Học sinh đã được thực hành luyện tập thông qua các bài tập thực hành, thực hành luyện sử dụng từ và câu, kỹ năng sử dụng Tiếng Việt vào trong mọi hoạt động giao tiếp phù hợp với môi trường hoạt động của lứa tuổi. Các em có nhiều hứng thú đối với môn học này. Song vẫn còn một số em còn nhút nhát, chưa tự tin vào chính mình. Kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe – Nói - Đọc – Viết) của các em còn chưa tốt. Khi thực hành các bài Luyện từ và câu còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Năm học 2015-2016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2. Ngay từ đầu năm học, khi học được 4 tuần tôi đã bắt tay ngay vào việc tìm hiểu và điều tra khảo sát chất lượng để phân loại chất lượng học sinh. Kết quả thu được như sau: a) Về kết quả phần làm giàu vốn từ. Tìm từ Tìm từ theo Tạo từ Phân loại từ theo tranh chủ đề TSHS Chưa Tốt Chưa Tốt Chưa Tốt Chưa Tốt tốt tốt tốt tốt 60 35 25 20 30 28 32 30 30 60% 40% 34% 66% 47% 53% 50% 50% b) Về kết quả phần câu và luyện câu. Hoàn thành Tạo lập câu Sử dụng Tạo lập câu Biến đổi câu câu hỏi dấu câu TSHS Chưa Tốt Chưa Tốt Chưa Tốt Chưa Tốt Chưa Tốt tốt tốt tốt tốt tốt 60 25 35 15 45 10 50 20 40 10 50 42% 58% 25% 75% 17% 83% 34% 66% 17% 83% Thấy được tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu và tính đặc thù của môn học, tôi đã nghiên cứu và trao đổi thảo luận với bạn bè đồng nghiệp cùng xây dựng từng hoạt động, biện pháp dạy Luyện từ và câu nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy và học tập có hiệu quả đối với học sinh giúp cho các em hứng thú trong giờ học tập và tiết học nhẹ nhàng, thoải mái tích cực và hiệu quả. Để đạt được điều này tôi đã bắt tay vào tìm hiểu nội dung chương trình phân 5/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2 + 8 bức tranh trong sách giáo khoa vẽ người, vẽ vật hoặc việc. Bên cạnh mỗi bức tranh có số thứ tự. Em hãy chỉ tay vào các số thứ tự ấy và đọc lên (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8). + 8 bức tranh vẽ có 8 tên gắn với một vật hoặc một việc được vẽ trong tranh. Em hãy đọc tên 8 tên gọi (được đặt sẵn trong ngoặc đơn). + Em cần xem tên gọi nào là của người, vật hoặc việc. Sau đó giáo viên tiến hành đọc tên gọi của từng người, vật hoặc việc. Học sinh chỉ tay vào tranh vẽ người, vật hoặc việc đọc số thứ tự của tranh ấy lên (thí dụ: số 1; trường; số 2: học sinh ). Học sinh từng nhóm (nhóm đôi) trao đổi bài tập như một trò chơi. Học sinh đổi vai thực hiện bài tập. Học sinh phát hiện từ gắn với tranh sau đó học sinh đổi vai nói tên từ phù hợp với tranh chính là giúp học sinh đi từ cụ thể và thông qua hình thức trò chơi để củng cố, khắc sâu kiến thức chính là một hình thức giúp học sinh hiểu bài nhưng không bị gò bó, kiến thức dễ khắc sâu. Như vậy thông qua bài tập đã hình thành kỹ năng: Tìm, chọn từ thích hợp cho mỗi tranh, mỗi người, vật hoặc việc nhằm khai thác và mở rộng vốn từ cho học sinh, học sinh đã biết dựa vào các tranh ảnh cho sẵn, đi từ nhận diện đến gọi tên cho từng tranh vẽ. * Ví dụ 2: Tuần 3: - Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối, ) được vẽ dưới đây: 7/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2 Giáo viên hướng dẫn học sinh phải quan sát kỹ bức tranh, phát hiện các đồ dùng học tập ẩn rất khéo trong tranh, gọi tên và nói rõ đồ vật được dùng để làm gì. Bằng phương pháp sư phạm, giáo viên kích thích ở học sinh tính tò mò, tìm tòi sáng tạo, sự tinh nhanh học sinh sẽ phát hiện tinh không bỏ sót một đồ vật nào trong tranh bằng cách: Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh quan sát tranh và thi tìm xem nhóm nào tìm được nhiều, đủ, đúng các đồ vật trong trang nhất. Sau đó gọi từng nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. Giáo viên và học sinh nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc. Như vậy thông qua bài tập đã cung cấp cho học sinh những vốn từ rất gần gũi đối với các em ngay trong cuộc sống học tập. Học sinh chủ động tìm và làm giàu thêm cho “kho từ” của mình. c. Phương pháp tạo từ: Đó chính là ghép tiếng thành từ, tạo các từ có cùng một tiếng mẫu gợi ý. Loại bài tập này với mục đích là làm giầu vốn từ, làm phong phú thêm vốn từ cho học sinh. Từ đó học sinh biết vận dụng vốn từ đó vào trong cuộc sống hàng ngày của mình. Với dạng bài tập này, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi đã mở rộng vốn từ cho học sinh bằng cách như sau: Cụ thể với bài tập 1 – tiết Luyện từ và câu tuần 2 (Tiếng Việt 2 tập 1 trang 17). Giáo viên cần giúp học sinh hiểu yêu cầu bài: Tìm các từ ngữ có tiếng “học” , tiếng “tập”. Tìm được càng nhiều càng tốt. Các em có thể tìm từ có tiếng “học”, tiếng “tập” đứng trước hoặc đứng sau đều được. Sau đó mời 2 học sinh lên bảng làm: Một em tìm từ có tiếng “học” , một em tìm từ có tiếng “tập”. Học sinh khác làm vở. Giáo viên cùng với cả lớp nhận xét bài làm trên bảng, bổ sung từ ngữ. Với bài tập này, học sinh có thể đưa ra một số cụm từ chứ không phải từ. 9/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2 tượng và làm bài theo cảm tính mà không có hình ảnh cụ thể. Từ hình ảnh cụ thể sẽ giúp học sinh phân loại từ đúng. Ngoài những dạy bài tập trong SGK, tôi còn sử dụng thêm các dạng bài tập khác như: e) Trò chơi ô chữ: - Đó chính là dạng bài tập từ định nghĩa tìm ra từ hoặc tìm ra hình ảnh tương ứng. Dạng bài tập này giúp các em làm giàu vốn từ, học mà chơi và thường được áp dụng vào phần củng cố của bài luyện từ và câu hoặc các tiết ôn tập về từ và câu. - Với loại bài tập này, tôi đã thực hiện như sau: Ô1: Một loại cây gồm 3 chữ cái, miền bắc gọi là mận, còn miền nam gọi là Ô2: Một từ gồm 5 chữ cái: để hỏi về mục đích, ích lợi của một vật, người ta dùng câu hỏi nào? Ô3: Một từ gồm 5 chữ cái, người ta trồng cây cao su để làm gì? Ô4: Hãy giải câu đố sau: Ao đơn ao kép. Đứng nép bờ ao Gió thổi rào rào Mà không động đậy? Ô5: Một loại cây gồm 10 chữ cái, vừa dùng làm rau, vừa là một vị thuốc nam?. TRÒTRÒ CHƠICHƠI GIẢIGIẢI ÔÔ CHỮCHỮ 1 R O I 2 Đ Ể L À M G Ì 3 C Â Y T R E 4 L Ấ Y N H Ự A C Â Y N G Ả I C Ứ U 5 11/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2 - Dấu phẩy trong câu có tác dụng gì? - Thông qua dạng bài tập này, giáo viên giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức vừa học hoặc đã học từ trước một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không bị gò bó. 3.2. Các dạng bài tập luyện câu: a. Tạo lập câu: Với những thể loại như tạo câu kể theo nội dung tranh (nói hay viết), đặt câu với từ tìm được, dùng những từ dời xếp thành câu, đặt câu hỏi theo một chủ đề (ngày, tháng) dựa vào bộ phận in đậm trong câu cho sẵn, tìm bộ phận nào trả lời cho một từ hỏi, thay từ hỏi bằng từ hỏi khác. Thông qua các bài tập này, tri thức về câu được tiếp nhận tích hợp với tri thức về từ loại. Kiến thức về kiểu câu được tiếp nhận tích hợp với kiến thức về các bộ phận của câu. Ví dụ với dạng bài: Tạo câu kể theo nội dung tranh (bài tập 3 – tiết Luyện từ và câu tuần 1) Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh sau: M: Huệ cùng các bạn vào vườn hoa. Ở bài tập này để giúp học sinh tạo lập được câu. Giáo viên cần cho học sinh quan sát kỹ 2 bức tranh và thể hiện nội dung mỗi tranh bằng một câu. Yêu cầu câu phải đủ ý, thể hiện rõ nội dung. Học sinh sẽ tiếp nối nhau đặt câu thể hiện nội dung từng tranh theo câu mẫu. Và với một bức tranh học sinh có thể nói được nhiều câu khác nhau. Với những em đặt câu sai sẽ suy nghĩ để nói lại. Với học sinh lớp 2, khả năng nói và viết thành câu còn kém, vốn từ chưa phong phú, do đó các em quan sát tranh để đặt và nói thành câu còn có em làm chưa tốt. Với một tranh, các em có thể nói nhiều câu sẽ giúp các em nói và viết thành câu, những học sinh khác có thể áp dụng vào bài của mình do vậy hiệu quả của bài tập đạt hiệu quả cao hơn. 13/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2 - Cô bài rất dễ hiểu. - Cô chúng em chăm học. Học sinh sẽ tìm những từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống cho hoàn thành các câu. Thông qua bài tập này, giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động. d. Trả lời câu hỏi: Đây là kiểu bài tập đòi hỏi học sinh phải dựa theo nội dung một bài đã học hoặc dựa theo kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. Ví dụ bài tập 2 – tiết Luyện từ và câu tuần 23. Dựa vào hiểu biết của em về các con vật, trả lời các câu hỏi sau: - Thỏ chạy như thế nào? - Sóc chuyền từ cành này sang cành khác như thế nào? - Gấu đi như thế nào? - Voi kéo gỗ như thế nào? Với loại bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh huy động những vốn hiểu biết của mình trong thực tiễn cuộc sống để trả lời các câu hỏi hoàn thành bài tập. Giáo viên có thể tổ chức từng cặp cho học sinh thực hành hỏi đáp trước lớp. Làm như vậy lớp học sẽ sôi nổi và đồng thời khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi cho học sinh. e. Sử dụng dấu câu: Dấu chấm, dấu hỏi, dấu phẩy, dấu chấm than. Thường là những bài tập: đặt dấu câu thích hợp vào cuối mỗi câu, ngắt các câu của một đoạn văn bằng cách đặt dấu câu. Với những bài tập này kiến thức về dấu câu được tiếp nhận tích hợp với kiến thức về kiểu câu qua bài sử dụng dấu câu. Cụ thể với bài tập 3 – tiết Luyện từ và câu tuần 24. Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống: Từ sáng sớm Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang Ngoài đường người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú trẻ em chạy nhảy tung tăng. Với bài tập này, để luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy cho học sinh tôi đã làm như sau: - Cho học sinh nắm vững yêu cầu bài tập., - Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân. Học sinh tự làm bài vào vở bài tập. Sau đó giáo viên chiếu slide có nội dung bài tập, gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. Từng học sinh đọc kết quả bài làm của mình trong vở. Cả lớp và giáo 15/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2 30’ Hoạt động 2: - HS đọc yêu cầu. - 1HS đọc, cả lớp Hướng dẫn bài tập đọc thầm. Bài tập 1 (miệng) Ví dụ: Giáo viên nói: “Nai” - - HS trả lời. nhóm học sinh Nai đáp: “hiền lành”.Sau đó ngược lại. Ví dụ: Giáo viên nói: “hiền lành”- nhóm học sinh Nai đáp (Nai). - HS trả lời. - GV chiếu nội dung bài tập 1 - HS quan sát. lên Slide. - Tổ chức trò chơi. - Giáo viên nói: “dữ tợn” - HS trả lời. nhóm học sinh đáp: “Hổ”. - Cứ thực hiện như vậy đến khi học sinh thực hiện được hết các con vật và nêu các từ chỉ đúng đặc điểm của con vật đó (trong bài tập). - Gọi vài học sinh nói lại cả câu để có lời giải bài tập 1. Bài tập 2: (miệng) - Cho học sinh nắm vững yêu - 1 HS đọc tên các con cầu đề vật trong ngoặc đơn. - Cách thực hiện như bài tập 1. Điêm khác: - GV chia lớp thành 4 nhóm – tương ứng với tên 4 con vật trong bài. - Khi giáo viên nói: “Hổ” – - HS thực hiện nhóm Hổ đồng thanh đáp cả cụm từ “dữ như Hổ”. Tương tự với các phần còn lại. - GV đưa lên Slide nội dung - 1HS đọc. bài tập 2. Một học sinh đọc - Các nhóm học sinh lại. lần lượt nêu được các thành ngữ trong bài. - GV tổ chức cho học sinh học thuộc các cụm từ so sánh. -GV nói: Những thành ngữ trên thường để dùng nói về người: 17/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2 b) Kết quả đạt được: Trong năm học này, tôi trực tiếp đứng lớp và giảng dạy lớp 2. Tôi đã áp dụng kinh nghiệm này trong phân môn Luyện từ và câu đối với học sinh lớp tôi đã thu được kết quả như sau: a) Kết quả làm giàu vốn từ: Tìm từ Tìm từ theo Tạo từ Phân loại từ TSHS theo tranh chủ đề 60 Chưa Chưa Chưa Chưa Tốt Tốt Tốt Tốt tốt tốt tốt tốt Cuối học 25 35 20 40 20 40 15 45 kì I 42% 58% 33% 67% 33% 67% 25% 75% b) Kết quả phần luyện câu: Hoàn thành Trả lời câu Sử dụng Tạo lập câu Biến đổi câu TSHS câu hỏi dấu câu 60 Chưa Chưa Chưa Chưa Chưa Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt tốt tốt tốt tốt tốt Cuối học 15 45 10 50 20 40 25 35 5 55 kì I 25% 75% 17% 83% 33% 67% 42% 58% 8% 92% 19/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2 3. Giáo viên cần sáng tạo thiết kế bài tập dưới dạng trò chơi tự nhiên, nhẹ nhàng để kích thích học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập. Giáo viên cần coi trọng tính thực hành của phân môn. 4. Giáo viên cần nắm vững nội dung và mức độ yêu cầu của từng bài tập để hướng dẫn học sinh thực hành cho sát hợp, có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh: Học sinh làm mẫu, trao đổi, nhận xét, thực hành luyện tập trên bảng lớp - bảng con, làm theo nhóm, làm cá nhân trong vở nháp hoặc vở Tiếng Việt. 5. Kết hợp phát huy tác dụng kênh hình trong sách giáo khoa và sử dụng những đồ dùng dạy học đơn giản (sưu tầm hoặc tự làm) nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành luyện tập về kỹ năng dùng từ và câu. 6. Tri thức Tiếng Việt được cung cấp cho hoạt động thông qua các bài tập thực hành. Giáo viên cần coi trọng các phương pháp thực hành trong giờ dạy, tăng cường thời lượng thực hành thông qua các hoạt động cá nhân, nhóm. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: Năm học 2015-2016 là năm đẩy mạnh công nghệ thông tin áp dụng vào dạy học việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng CNTT vào giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cho giờ dạy là việc mà giáo viên chúng tôi đang tiến hành. Hiện nay, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, do vậy chúng tôi đang có những phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, bảng tương tác, mạng Internet Nhà trường cũng quan tâm đến bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên. Tuy nhiên, tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: + Cần mở lớp tập huấn sử dụng bảng tương tác trong dịp hè cho những giáo viên còn sử dụng chưa thành thạo hoặc chưa được tham gia khóa tập huấn nào. Đối với học sinh: Cần tích cực chủ động nắm bắt kiến thức, đồng thời được thực hành nhiều, nói nhiều. Học sinh phải là người rút ra kiến thức cần đạt được thông qua sự dẫn dắt của giáo viên. Đối với nhà trường: - Sự truyền thụ kiến thức và nắm bắt kiến thức chủ yếu là do học sinh và giáo viên. Tuy nhiên sự kết hợp với các hoạt động của nhà trường nhằm hỗ trợ các em rất nhiều về hình thành từ và câu, kỹ năng tham gia vào các hoạt động như tổ chức cho các em các hoạt động ngoại khóa ngoài nhà trường. 21/22
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2 MỤC LỤC Phần I: Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 Phần II: Nội dung 1. Một số vấn đề lý luận về dạy Luyện từ và câu 2 2. Thực trạng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở trường tiểu học 4 3. Đề xuất các biện pháp dạy phân môn Luyện từ và câu theo các dạng bài tập cụ thể 6 4. Thực nghiệm và kết quả 16 Phần III: Kết luận – khuyến nghị 23/22