Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khi dạy các bài phép nhân trong bảng - Trần Lệ Huyền

I. Lý do chọn đề tài :

Môn toán là một môn khoa học cơ bản ở bậc tiểu học. Ngày nào các em cũng được học toán. Toán ở bậc Tiểu học là những kiến thức phổ thông cơ bản, là cơ sở cho mai sau đối với mỗi học sinh. ở lớp 1,2 học sinh làm quen với các phép cộng, trừ đơn giản. Lên lớp 3, học sinh được học thêm hai phép tính mới đó là phép nhân và phép chia. Đây là hai phép tính khó, hết sức trìu tượng đối với mỗi học sinh tiểu học. Mặt khác, lứa tuổi học sinh lớp 3 là lứa tuổi khả năng tư duy trìu tượng còn kém, chủ yếu tư duy bằng hình tượng cụ thể.  Các em thường đi từ  trực quan, những ví dụ cụ thể để đến tư duy khái quát, để hình thành những kĩ năng, kĩ xảo trong giải toán. Vì vậy khi dạy các bảng nhân, giáo viên phải giúp học sinh hiểu được bản chất của phép nhân chứ không phải chỉ là học thuộc các bảng nhân đó. Như vậy, học sinh mới hiểu, nhớ lâu và biết vận dụng vào tính toán sau này.Trong những bảng nhân đầu, tôi thử dạy bằng phương pháp cũ thì thấy học sinh lớp mình không hứng thú học lắm. Các em chưa nắm được bản chất của phép nhân mà chỉ là bắt chước cô để hình thành cách tính toán nên hiệu quả bài làm chưa cao, chưa chắc chắn. Nếu không được rèn luyện thường xuyên thì sau một thời gian các em sẽ quên. Vì vậy theo phương pháp đổi mới giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động tìm tòi kiến thức  để phát huy trí lực học sinh. Việc giúp học sinh nắm vững các phép nhân trong bảng là vô cùng quan trọng. Để đạt được hiệu quả cao trong các giờ toán đó, người giáo viên phải có những phương pháp giảng dạy tốt nhất. Chính vì vậy, tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi hình thức tổ chức dạy học hợp lý cho từng bài. Sau đây, tôi xin trình bày một số suy nghĩ và biện pháp đã thực hiện khi dạy các bài về phép nhân trong bảng.
doc 18 trang Đào Bích 22/12/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khi dạy các bài phép nhân trong bảng - Trần Lệ Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_khi_day_cac_bai_phep.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khi dạy các bài phép nhân trong bảng - Trần Lệ Huyền

  1. nhanh, gọn, rõ ràng, nổi bật được vấn đề nếu giáo viên yêu cầu nhận xét về số lần lấy, kết quả lấy . - Sau khi học sinh có những bó 4 que tính, tôi yêu cầu các em: - Hãy lấy 1 lần 4 que tính -> có 4 que tính - Hãy lấy 2 lần 4 que tính -> có ( 4 + 4) que tính. + Học sinh tính kết quả bằng 8 que tính + Có mấy số hạng giống nhau? (2 số hạng) + Các số hạng đều bằng mấy ? (bằng 4) + Đổi phép cộng bằng phép nhân ( 4 x 2 ) = 8 - Hãy lấy 3 lần 4 que tính -> có (4 + 4 + 4) que tính + Học sinh tính kết quả bằng 12. + Có mấy số hạng giống nhau ? (3 số hạng) + Đổi phép cộng thành phép nhân ( 4 x 3 = 12) - Sau khi đã lấy 3 ví dụ, giáo viên cho học sinh nhận xét mỗi lần lấy thêm 1 bó que tính thì kết quả sẽ tăng lên 4 đơn vị. Từ đó, học sinh rút ra : Nếu thừa số thứ hai tăng thêm một đơn vị thì tích sẽ tăng lên 4 đơn vị. - Tôi để 3 phút cho học sinh tự làm vào vở bài tập sau đồng thời gọi 1 em lên bảng làm. 4 x 1 = 4 4 x 6 = 24 4 x 2 = 8 4 x 7 = 28 4 x 3 = 12 4 x 8 = 32 4 x 4 = 16 4 x 9 = 36 4 x 5 = 20 4 x 10 = 40 (Vận dụng cách lấy tăng một số lên nhiều lần, giáo viên hướng dẫn học sinh lập nên bảng nhân thứ nhất của bài phép nhân có thừa số 4). - Các em đã lập được bảng nhân thứ nhất của bài phép nhân có thừa số 4. Để có bảng nhân thứ 2 giáo viên có thể gợi ý. 1 lần 4 là mấy? 2 lần 4 ? 3 lần 4 ? 5
  2. * Trong hội thi khéo tay hay làm, Bình cắt được một số hoa. Mỗi lần, Bình cắt được 8 bông hoa và đã cắt tất cả 7 lần. Như vậy Bình cắt được tất cả bao nhiêu bông hoa?. Dựa vào bảng nhân trước, học sinh tính được số hoa bằng cách lấy. 8 x 7 = 56 Giáo viên viết 8 x 7 56 Giả sử Bình cắt thêm một lần nữa được 8 bông hoa như vậy để biết sau 8 lần cắt Bình cắt được bao nhiêu bông hoa thì con làm như thế nào? ( 8 x 7 + 8 ) 8 x7 = ? Vậy con có tìm được kết quả 8 x 7 + 8 không ? 8 x 7 + 8 chính là 8 x ? ( 8 x 8 ) 8 x 8 có thể viết thành 8 x 7 +8. Tương tự các con tìm kết quả của các phép tính 8 x 9, 8 x 10. Sau khi học sinh đã tìm được kết quả của các phép tính 8 x8 , 9 x 9, 8 x10, giáo viên yêu cầu các em viết các thừa số còn thiếu ở bài tập. 8 x 1 = 8 8 x = 8 x 1 = 8 x = 8 x = 8 x = 8 x = 8 x = 8 x = 8 x = Như vậy, các em đã tự mình lập được bảng nhân có thừa số thứ nhất. Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, học sinh lập bảng nhân 8 thứ 2: 1 x 8 = 2 x 8 = 3 x 8 = 10 x 8 = 7
  3. Các em hay thích bắt chước cô giáo, giáo viên có thể cho các em dạng bài toán trắc nghiệm kiểm tra đúng sai. Tự mình được đánh giá bài làm, các em thích thú và qua đó cũng là củng cố bảng nhân đã học . Điền Đ hoặc S. 8 x 2 = 10 8 x 4 = 32 8 x 3 = 24 8 x 5 = 40 8 x 1 = 8 8 x 0 = 8 8 x 6 = 46 8 x 7 = 56 Biết được kết quả đúng hay sai chứng tỏ các em thuộc bảng nhân. Thuộc bảng nhân thứ hai rồi, các em cũng lại được luyện tập qua các bài như: Ví dụ: Phép nhân thừa số 4: Nối các biểu thức với kết quả 2 x 4 20 8 x 4 4 5 x 4 28 7 x 4 9 x 4 8 1 x 4 32 36 Hay ở bài: Phép nhân có thừa số 8 : Giáo viên có thể liên hệ với bài cũ gấp một số lên nhiều lần. Từ đó củng cố được dạng toán này . 9
  4. * Bài: Phép nhân có thừa số 8: Từ những dạng toán đã quen thuộc, giáo viên có thể phát triển khả năng tư duy của các em bằng cách cho các em đặt đề toán phù hợp với nội dung của bức tranh và giải. Bức tranh của tôi vẽ 8 con cua mỗi con có 2 càng, 8 chân. Tôi yêu cầu các em quan sát thật kỹ bức tranh và cho biết: - Bức tranh vẽ con gì ? (con cua) - Có mấy con cua ? (8 con). - Mỗi con cua có mấy càng ? (2 càng) - Và mấy cái chân ? (8 chân) Có thể gọi 3 em đặt đề. Các bạn khác nhận xét. Khi đã đặt đề xong, học sinh nêu tóm tắt rồi giải. Từ hình vẽ đó, tôi có thể che bớt đi một số con cua. Học sinh nhìn vào tranh và có thể đặt được thêm những đề toán khác. Như vậy, từ một bức tranh thôi, giáo viên có thể tạo ra cho các em nhiều đề bài mà tự học sinh đặt đề và tự học sinh giải toán. Từ đó tư duy của các em càng được phát triển. Học sinh cảm thấy thích thú, giờ học sẽ sôi nổi hẳn lên. Bước 4: Củng cố: Trong giờ học, các em phải ngồi chăm chú nghe giảng , nhớ kiến thức mới, vận dụng kiến thức để làm bài tập . Trong khi đó học sinh tiểu học không có khả năng ngồi yên được lâu .Nếu phải căng thăng trong 40 phút thì các em cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Các em lại vốn ưa hoạt động, tò mò, thích những điều mới lạ. Vậy chúng ta nên tổ chức cho các em tham gia những trò chơi bổ ích có nội dung toán học để các em chơi mà học,học mà chơi. Từ đó củng cố lại thêm kiến thức cho học sinh, đồng thời giảm sự căng thẳng và tăng sức hấp dẫn của giờ học, gây hứng thú, tạo không khí thoải mái trong giờ học . Căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện có , giáo viên lựa chọn trò chơi để đưa vào dạy học 11
  5. IV. kết quả: Trên đây là tiến trình tôi đã áp dụng trong giờ toán khi dạy phép nhân trong bảng. Tôi nhận thấy rằng: - Trong giờ Toán của lớp tôi, học sinh tiếp thu bài nhanh, hiểu bài sâu, nhớ bài lâu và giải được tất cả các bài tập có liên quan với phép nhân từ dễ đến khó. Phát huy được tính tích cực của học sinh. Các em chủ động, tự tin trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới. Học sinh hứng thú khi được thực hành trên đồ dùng tạo ra không khí sôi nổi, thầy trò làm việc nhịp nhàng. Từ chỗ học sinh sợ học toán nay các em đã hứng thứ học tập, mong được tìm hiểu, khám phá ra những kiến thức mới. Các em phấn khởi với kết quả mình đạt được. - Giáo viên không phải nói nhiều, chỉ là người gợi mở cho các em . Kết quả qua các lần kiểm tra định kỳ với số liệu như sau: Điểm số Bài kiểm tra Số bài 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 Đầu năm 54 0 0 6 20 28 Giữa học kỳ 1 54 0 0 2 13 39 Cuối học kỳ 1 54 0 0 0 7 47 Giữa học kỳ 2 54 0 0 0 4 50 Trong những năm qua, khi dạy các bài về nhân trong bảng, với phương pháp này sau giờ học, tôi thấy tiết học nhẹ nhàng, hấp dẫn, học sinh nắm chắc bài một cách thoải mái không gò bó, căng thẳng. 13
  6. 8. Học hỏi, tiếp thu ý kiến của các ngành, các cấp, đồng nghiệp, nghiên cứu thêm tài liệu. VII. kết luận: Trên đây là một số những suy nghĩ và phương pháp mà tôi đã tiến hành trong giờ toán dạy thành lập phép nhân. "Nhân trong bảng" chỉ là một phần của kiến thức toán lớp 3 nhưng nó vô cùng quan trọng. Có thuộc được những bảng nhân thì mới có thể làm nhanh những bài toán nhân số có nhiều chữ số sau này. Muốn học giỏi toán cần phải học chắc ngay từng bài. Chính vì vậy, tôi rất coi trọng đến việc thiết kế một bài giảng sao cho hiệu quả nhất. Ngày 26 tháng 3 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết không sao chép nội dung của người khác. Người viết Trần Lệ Huyền 15