Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho học sinh Lớp 3 - Nguyễn Thị Năng
1.Cơ sở lý luận
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân tố con người Việt Nam. Môn Tiếng Việt chiếm thời gian và năng lượng nhiều nhất trong tất cả các môn học. Nó đảm nhận nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực ấy được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với chúng là 4 kỹ năng : Nghe , nói, đọc, viết. Trong môn Tiếng Việt tôi thấy phân môn Tập đọc (Học thuộc lòng) rất quan trọng. Bước vào bậc Tiểu học, học sinh đã thật sự bước vào một quá trình học tập rèn luyện để làm giàu vốn hiểu biết của mình bằng vốn tri thức của toàn nhân loại. Mà vốn hiểu biết ấy được làm giàu bằng nhiều cách. Các em có thể dùng con mắt để quan sát, thu nhận thông tin, mọi cảnh quan của thiên nhiên, dùng đôi tai tinh nhạy ghi nhận âm thanh của trời đất, của cuộc sống và có thể dùng trí tuệ của mình để phân tích, đánh giá các hiện tượng tự nhiên, xã hội theo một cách riêng.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_tot_cac_bai.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho học sinh Lớp 3 - Nguyễn Thị Năng
- Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 Tóm lại: Việc học sinh soạn bài trước ở nhà là một bước điểm cơ bản để các em hiểu nội dung và học thuộc bài. 2. Biện pháp 2: Giúp học sinh thu nhận đầy đủ các thông tin có trong bài thông qua bài giảng. Trong khi dạy một bài Tập đọc tôi luôn có yêu cầu giúp các em định hướng trước nhiệm vụ học thuộc lòng của mình. Cụ thể là : - Phần giới thiệu bài: ở bước này, để gây hứng thú và có sự chú ý cho học sinh, tôi thường dùng lời giới thiệu ngắn gọn và hấp dẫn đó là bước tạo tâm lý nghe giảng thì học sinh mới ghi nhận tốt. Đây cũng là tiền đề của sự ghi nhớ. - Tiếp đó là phần đọc mẫu của giáo viên: muốn học sinh đọc tốt, trước hết giáo viên phải đọc tốt. Khi đọc mẫu giáo viên phải đọc giọng vừa phải, phát âm đúng, làm chủ ngữ điệu, tốc độ, cường độ, cao độ để đọc diễn cảm. Giọng đọc diễn cảm của giáo viên tốt sẽ gây được chú ý cho học sinh cả lớp. - Trong phần tìm hiểu bài, tuỳ từng nội dung của bài mà tôi chọn lựa ra nội dung chính cần ghi nhớ. Có bài chỉ ghi nhớ những điểm cơ bản chủ yếu nhất, có bài lại phải ghi nhớ chính xác từng lời, phải nhớ trật tự của ý, của các sự kiện. Để làm tốt bước này, tôi cho học sinh tri giác toàn bộ bài cần thuộc lòng với hình thức đọc thầm để tìm tòi, phát hiện những từ ngữ, những hình ảnh, những câu thơ, câu văn đặc biệt đáng lưu ý bằng cách gạch chân những từ ngữ tìm được. Như vậy các em đã tự mình tìm được “điểm tựa” trong bài. Có tự mình tìm được thì các em mới nhớ lâu. VD: Khi cho học sinh học thuộc lòng bài “Nhớ Việt Bắc” của Tố Hữu (TV 3 tập 1-Bài dạy tuần 14) tôi tiến hành như sau: a- Phần luyện đọc: * Giáo viên đọc mẫu: Giọng đọc diễn cảm, để gây sự chú ý cho học sinh cả lớp. * Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ: - Đọc từng câu: Mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh (nếu có). Nguyễn Thị Năng 6 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
- Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 học sinh tái hiện nội dung bài đọc. Sau đó mới đặt ra những câu hỏi giúp cho học sinh nắm được những vấn đề thuộc tầng sâu hơn như ý nghĩa của bài (câu hỏi suy luận). Trong bài “Nhớ Việt Bắc” tôi yêu cầu học sinh đọc thầm và gạch dưới những từ chỉ cảnh vật ở Việt Bắc rất đẹp. Học sinh sẽ tìm: Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một minh. Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. Trước khi dạy bài này, tôi đã chuẩn bị sẵn cho mình một dàn ý . Có thể học sinh tìm chưa đúng, tôi giảng và lọc ra những tín hiệu để học sinh phát hiện và ghi nhớ tín hiệu đúng theo dàn ý sau : Nội dung Hình thức 1 – Thời gian địa điểm: - Thơ lục bát Mùa xuân, mùa hè, mùa thu Việt Bắc - Nhịp chẵn 2 – Tình cảm thân thiết của tác giả khi về xuôi (2 + Câu 1 nhịp 2/4; 2/2/4 dòng thơ đầu). + Câu 2: nhịp 2/4; 4/4 3 – Cảnh vật Việt Bắc rất đẹp (8 dòng thơ tiếp). - Vần thơ: người – đỏ tươi; thắt lưng – rừng 4 – Việt Bắc đánh giặc rất giỏi (6 dòng thơ còn dang – vang mình - bình lại) Dựa vào đặc điểm ghi nhớ của học sinh tiểu học là ghi nhớ máy móc và dựa vào đặc điểm của tác phẩm thơ tôi thường nhấn mạnh vào hình thức nghệ thuật. Bởi vì sự liện hệ bên ngoài của thơ thường dựa vào các dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ. Chính vì điều kiện này mà hầu hết các học thuộc lòng đều là bài thơ. + Dòng thơ: Thường là dòng nọ tương hỗ tới dòng kia, trước hết có ý nghĩa lôgic, rồi đến nhịp điệu, vần điệu. Nguyễn Thị Năng 8 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
- Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 VD 2: Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu. (Cái cầu-TV 3 tập 2) Vần cuối được lặp lại nhiều lần dẫn đến học sinh dễ thuộc. Ngoài ra các điệp từ cũng rất quan trọng. Vì nhấn mạnh được các dấu hiệu trên của thơ mà học sinh lớp tôi đã dựa vào các dấu hiệu đó để thuộc bài dễ hơn. 3. Biện pháp 3: Giúp học sinh lập mối liên hệ giữa những điểm tựa trong bài Giúp học sinh lập mối liên hệ giữa những điểm tựa trong bài, tức là giúp học sinh lập một dàn ý khái quát toàn bài. Chỉ rõ những điểm cần lưu ý để học sinh tái hiện lại các ý, các phần của bài được thuận lợi. Đây là bước học sinh đã có thể thuộc bài trên cơ sở hiểu bài từ các phần trước. VD: Ở bài “Bài hát trồng cây” bài thơ này học sinh mà không phân biệt kỹ thì rất dễ nhầm. Vì thế có thể quy về những điểm như sau để học sinh dễ thuộc và nhớ chính xác. - Trồng cây sẽ có: + Tiếng hát (hót) + Ngọn gió + Bóng mát + Hạnh phúc Tiếng hát trên vòm cây/ chim hót Ngọn gió rung cành cây/ hoa lá đùa lung lay Bóng mát trong vòm cây/ quên nắng Hạnh phúc được mong chờ cây lớn Điệp ngữ: “Ai trồng cây” “người đó có ” Chính vì có được những điểm tựa chính trong bài mà học sinh dễ hiểu, thuộc bài nhanh. Nguyễn Thị Năng 10 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
- Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 e- Trò chơi 5: Thi đọc bài hay Học sinh thi đọc một đoạn hay cả bài thơ. Giáo viên tổ chức cho học sinh khác bình chọn người đọc hay nhất. g- Trò chơi 6: Thi đọc đồng thanh Chia nhóm học sinh, đặt tên cho nhóm, cử nhóm trưởng, điều hành nhóm và làm trọng tài để đánh giá nhóm khác. Mỗi nhóm lần lượt thi đọc đồng thanh bài thơ hoặc khổ thơ theo thứ tự ghi trên bảng các nhóm khác theo dõi sau đó cùng nhóm trưởng (trọng tài) chọn thẻ A, B, C để đánh giá kết quả đọc. Cuối cuộc thi, nhóm trọng tài tổng hợp kết quả so sánh và xếp loại nhóm: Nhất, Nhì, Ba để động viên, khen thưởng. h- Trò chơi 7: Ai thuộc nhiều thơ nhất Cách tiến hành: Giáo viên đưa ra một chủ đề, chọn 5 học sinh chơi. Em nào đọc nhiều bài thơ đúng chủ đề nhất thì em đó là người thắng cuộc. 5. Biện pháp 5: Quan tâm tới các đối tượng học sinh trong giờ học Trong một lớp trình độ học sinh thường không đồng nhất do nhiều lý do khác nhau. Trình độ nhận thức, khả năng trí tuệ, tính cách môi trường, gia đình. Năm nay, lớp tôi có 52 học sinh. Đó là 52 môi trường gia đình, hoàn cảnh khác nhau. Do vậy sự chênh lệch về nhận thức, trình độ là không tránh khỏi. Vậy làm thế nào cho các em trong lớp cùng có sự ghi nhớ tốt ? Tôi đã có những biện pháp cụ thể sau: a- Đối với các em không hay chú ý, có sự ghi nhớ kém. Với đối tượng này tôi thường chú ý quan tâm nhiều nhất. Tôi thường chú ý đến những em này xem em có chú ý lên bảng không? Có làm việc riêng không để kịp thời nhắc nhở. Trong khi giảng bài tôi thường hay hỏi các câu hỏi theo nội dung của bài. Nếu không nắm được tôi cho các em khá, giỏi trả lời sau đó các em này nhắc lại. Đối với các bài dài, khó học tôi chỉ yêu cầu các em này học một đoạn, trước thì thi đoạn ngắn, sau thì thi đoạn dài hơn. Có như vậy các em mới không sợ học và không ngại học. Nguyễn Thị Năng 12 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
- Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 một loại ghi nhớ. Em thứ nhất ghi nhớ máy móc tốt, em thứ hai có khả năng ghi nhớ logic tốt. Nhìn trước mắt thì em thứ nhất có ưu điểm nhưng nhìn về lâu dài thì em thứ hai lại có ưu điểm. Để cho công bằng tôi thường có những câu hỏi phụ để các em trả lời rồi mới cho điểm. Sau đó tôi nhận xét ưu điểm và nhược điểm của từng em. Qua đó có thể giúp cho từng em “điều chỉnh” cách ghi nhớ của mình. Tóm lại: Các biện pháp mà tôi tiến hành ở trên có mục đích như sau: - Biện pháp 1, 2: Giúp học sinh từ chỗ ghi nhớ không có ý thức về ghi nhớ có ý thức. Tự mình có ý thức tìm hiểu bài tạo tâm thế chú ý nghe giảng tốt. - Biện pháp 3, 4, 5: Giúp học sinh từ chỗ ghi nhớ máy móc bổ sung thêm ghi nhớ lôgíc. Từ chỗ ghi nhớ dựa vào dấu hiệu bên ngoài chuyển thành ghi nhớ, nhớ nội dung, ý nghĩa, các cốt lõi bên trong của tác phẩm. III . KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua gần một năm giảng dạy, thực tế lớp tôi, các em học sinh đã có trí nhớ tốt, tiến bộ hơn hẳn. Lớp tôi hầu hết các em đều xem trước bài ở nhà vì thế khi lên lớp nhiều em đã có câu trả lời tốt và đã thuộc bài rất nhanh. Thậm chí có một số em còn tự mình đặt ra câu hỏi tìm hiểu bài. Các em không sợ những bài học thuộc lòng nữa mà rất hào hứng, thích thú trong giờ học thuộc lòng. Nhiều em không những thuộc bài mà còn hiểu kỹ nội dung của bài. Có những bài học thuộc lòng từ đầu năm mà đến gần cuối năm khi đọc lại các em vẫn thuộc. Điều này chứng tỏ sự ghi nhớ bài học của các em thật là bền vững và được thể hiện rất rõ qua việc tôi khảo sát chất lượng ở một số bài Tập đọc học thuộc lòng như sau: Nguyễn Thị Năng 14 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
- Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 Ùa ra/ giữa nước/ Chị bơi/ đi trước/ Em lượn/ theo sau/. Mặt trời xanh 1. Nội dung: (dàn ý, điểm tựa cần ghi * Thuộc bài, hiểu của tôi (Nguyễn nhớ) kỹ nội dung, đọc Viết Bình) - Vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ: bài tốt. + Trời mưa: Như tiếng thác, tiếng gió 44 HS = 84,6 % thổi ào ào. * Thuộc bài, chưa + Buổi trưa: Nhìn trời xanh, qua từng hiểu kỹ nội dung. kẽ lá. 7 HS = 13,5% + Buổi sáng: Lá xoè giống mặt trời. * Chưa thuộc kỹ - Tình yêu của tác giả với rừng cọ: Tôi bài, chưa hiểu rõ yêu thương gọi “Mặt trời xanh của tôi” nội dung. 2. Hình thức: 1 HS = 1,9% - Thơ 5 chữ - Chân vần chân và vần lưng “Đã ai lên rừng cọ/ Giữa một buổi/ trưa hè/ Gối đầu/ lên thảm cỏ/ Nhìn trời xanh/ lá che //” Nguyễn Thị Năng 16 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
- Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 Nguyễn Thị Năng 18 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B