Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh luyện kĩ năng nói trong giờ học Tiếng Anh Lớp 4 - Bùi Thị Hằng

II/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Như chúng ta đã biết ngoại ngữ rất quan trọng đối với chúng ta trong thời  thời đại công nghiệp hóa-hiện đại hóa đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Nó được ví như chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở mang tầm nhìn và có thể đi khắp mọi nơi trên thế giới, vươn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống mà ngôn ngữ chung cho toàn thế giới là tiếng Anh. Đât nước ta ngày càng phát triển đỏi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bắt kịp với những thay đổi những xu hướng chung của thời đại công nghệ thông tin. 

Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển nhân cách của con người đáp ứng  với những yêu cầu của thời đại. Trong các môn học của chương trình tiểu học nó mang một nội dung cụ thể nhằm hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ của học sinh một cách toàn diện. Đối với bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh. Bởi vậy việc đưa chương trình Tiếng Anh vào dạy trong chương trình tiểu học đã được thực hiện trong nhiều năm qua để tạo nền tảng cho học sinh nắm bắt với xu thế của thời đại trong thời gian đến và tạo đà phát triển cho các em sau này. 

Hầu hết trẻ em trên cả nước từ thành thị đến nông thôn, phần lớn đều được làm quen với bộ môn Tiếng Anh từ rất sớm thông qua việc giảng dạy trong các trường phổ thông. Bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được diễn ra một cách đồng thời trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đối với học sinh lớp 4 các em mới bước đầu làm quen với chương trình tiếng Anh nên các em còn hạn chế trong cách giao tiếp dù các em vẫn hiểu bài nắm được cấu trúc câu nhưng muốn diễn đạt ý còn ngại ngùng, lúng túng khi nói. Để đáp ứng được yêu cầu học sinh phải sử dụng được ngữ liệu đã học vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả. Qua nhiều năm giảng dạy tiếng Anh và trích lũy kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp tôi đã vận dụng một số phương pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 4 nhằm tạo cho các em hứng thú và tự tin trong giao tiếp, xin được chia sẻ với các đồng nghiệp. 

doc 12 trang Đào Bích 22/12/2023 1820
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh luyện kĩ năng nói trong giờ học Tiếng Anh Lớp 4 - Bùi Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_luyen_k.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh luyện kĩ năng nói trong giờ học Tiếng Anh Lớp 4 - Bùi Thị Hằng

  1. Sáng kiến kinh nghiệm 2. Rèn luyện cách phát âm cho học sinh Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh muốn người khác hiểu nội dung mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Vì vậy khi giới thiệu ngữ liệu, mẫu câu giáo viên cần phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ điệu có trọng âm để các em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy nghe-nói. Tất nhiên không thể chuẩn như người bản xứ nói Tiếng Anh nhưng để có một kết quả phát âm chuẩn xác nhất thi chúng ta nên chịu khó nghe băng đĩa của người bản địa. Giáo viên nên kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, các em mới bước đầu học Tiếng Anh nhưng phát âm không đúng sẽ thành thói quen ảnh hưởng không tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này. - Cần chú ý luyện tập cho hs phát âm có các âm cuối như : bag /bæg/, book /buk/ - Tập cho học sinh có thói quen đọc nối. Ví dụ : stand-up /’stænd^p/ , look-at /lukæt/ It’s a pencil. /itsəpensl/ It is a desk. /itizədesk/ - Đối với hình thức số nhiều cần luyện tập cho học sinh cách phát âm trong việc nhấn mạnh đuôi số nhiều : + Phát âm /s/ đứng sau phụ âm vô thanh /t/, /p/, /k/, /s/, /f/, /θ/ Ví dụ : cassettes, books, + Phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh /b/, /d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/. Ví dụ : crayons, tables, markers + Phát âm là /iz/ khi đứng sau những phụ âm rít cụ thể các phụ âm như : /z/, /s/, /ʤ/, / tʃ /, / ʃ /, /ʓ/ Ví dụ : pencil cases, oranges, nurses 5
  2. Sáng kiến kinh nghiệm b) Ask and answer : đặt câu hỏi và trả lời + Học sinh có thể tự thực hành theo cặp. + Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các thành viên khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời. + Giáo viên có thể tổ chức như một cuộc thi : Các câu trả lời được tính điểm dựa trên độ chính xác về ngôn ngữ, cũng như các thông tin. Bài tập này được áp dụng khi dạy dạy Let’s Go 1A-Unit 1-Let’s Learn Learn - phần practice, Unit 3-Let’s Learn - phần practice . Luyện cách và trả lời về đồ vật. 5. Các bước luyện nói cho học sinh Tùy theo mỗi bài học mà chúng ta áp dụng phương pháp dạy học khác nhau. Về cơ bản trong quá trình luyện nói phải tuân thủ theo các qui trình sau : a) Chuẩn bị nói (Pre-Speaking) -Giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới, ngữ pháp mới. Ở hoạt động này học sinh nghe hoặc viết, giáo viên giới thiệu mẫu câu. Hoạt động nói của học sinh chủ yếu là trả lời câu hỏi. b) Luyện nói có kiểm soát (Controled Practice) Hoạt động này học sinh được luyện nói nhiều hơn giáo viên. Phần này học sinh luyện tập theo nhóm, cá nhân dưới sự điều khiển của giáo viên và học sinh thấy tự tin hào hứng khi nói tạo cơ hội cho các em phát triển kỹ năng nói c) Luyện nói tự do ( Free Practice/ Production) Giáo viên yêu cầu học sinh luyện nói mẫu câu mới mà các em vừa được học với những ngôn ngữ riêng của mình không cần sự hỗ trợ của giáo viên. Những hoạt động của phần này thường là trò chơi, đóng vai. Phần này các em có thể sử dụng thêm những ngữ pháp hoặc vốn từ vựng mà các em biết nhằm nâng cao kỹ năng nói cho các em. Giáo viên hỗ trợ khi học sinh cần. 7
  3. Sáng kiến kinh nghiệm VI/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: Với các loại hình bài tập và phương pháp thực hành nói như trên đã tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học sinh, duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh. Làm cho học sinh bạo dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. Những học sinh yếu kém cũng có cơ hội được luyện tập, cũng bị cuốn hút theo không khí học tập chung của lớp, vượt qua nhược điểm về tính cách của bản thân để mạnh dạn hơn, để học tốt hơn. Học sinh có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn. Với phương pháp dạy học mới “Lấy học sinh làm trung tâm” thì phương pháp luyện tập nói như trên rất có hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh. Nhưng dạy nói tiếng Anh đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, năng động, tích cực suy nghĩ các tình huống, các dạng bài tập cho phù hợp với nội dung từng bài chứ không nên lặp đi lặp lại một vài dạng luyện tập nhất định. Trong quá trình nghiên cứu tôi rút ra một số kinh nghiệm sau : -Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ học tập của học sinh; giúp học sinh đánh giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh cho tương lai của các em để từ đó học sinh có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực. -Không gây áp lực học đối với học sinh yếu, học sinh lười học. Thay vào đó động viên, khuyến khích để học sinh tự giác học. -Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp với từng nhóm học sinh. -Đánh giá đúng thực lực của học sinh để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp; yêu cầu quá thấp đối với học sinh khá, giỏi sẽ khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán và sẽ không có ý chí phấn đấu vươn lên nữa; yêu cầu quá cao đối với học sinh yếu sẽ đánh mất sự tự tin của học sinh, làm giảm sút sự hứng thú của học sinh. 9
  4. Sáng kiến kinh nghiệm NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 11