Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết đoạn văn kể chuyện
Kĩ năng viết đoạn – đặc biệt là kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện có vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống con người. Trong giao tiếp hàng ngày, con người dùng những đoạn văn thậm chí là cả những bài văn kể chuyện để tái hiện lại diễn biến các sự kiện, đặc điểm hoạt động của sự vật, sự việc hoặc của chính bản thân mình để làm phương tiện trao đổi thông tin, giáo dục hoặc truyền dạy kinh nghiệm sống cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong dạy học văn kể chuyện, kĩ năng viết đoạn có vị trí gần như quyết định đến sự thành công của bài làm văn kể chuyện. Bởi lẽ, đoạn văn kể chuyện là đơn vị, tế bào cấu tạo nên bài văn kể chuyện vì học sinh không thể tạo nên được một bài văn kể chuyện khi các em chưa biết kĩ năng viết một đoạn văn là gì. Chính kĩ năng viết đoạn sẽ giúp cho các em rèn luyện được một số phẩm chất của tư duy, nhận biết được cái đẹp, cái hay, cái tinh tế của ngôn ngữ Việt. Qua đó giúp các em càng thêm yêu thích và có ý thức giữ gìn, phát triển sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
Văn kể chuyện cũng góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Thông qua các đoạn văn kể chuyện hoặc câu chuyện mẫu các em được phát triển những xúc cảm thẩm mĩ – chất liệu quan trọng để tạo nên tâm hồn cao thượng, lòng mẫn cảm chân thành trước nỗi bất hạnh, đau đớn và khổ ải của con người. Nhờ có chuyện cổ tích, trẻ nhận thức được thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà bằng cả một trái tim chân thành, ngây thơ, thánh thiện. Đồng thời bên cạnh việc nhận thức, các em còn phản ứng lại với các sự kiện, hiện tượng của thế giới xung quanh bằng thái độ yêu ghét rõ ràng đối với cái thiện, cái ác, cái chính nghĩa và phi nghĩa.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_v.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết đoạn văn kể chuyện
- Đặc điểm của văn kể lại sự việc được chứng kiến hoặc tham gia Học sinh phải kể lại sự việc có thật, đã xảy ra và kể lại trung thành diễn biến của sự việc theo thời gian hoặc không gian thông qua những chi tiết chọn lọc, tiêu biểu. Các sự việc học sinh được chứng kiến hoặc tham gia có thể là buổi lễ chào cờ đầu tuần, một buổi học trong lớp, một tiết thể dục ngoài sân, Điều quan trọng là học sinh phải là người trong cuộc (tức được tham gia) hoặc được dự, được xem. Hiện nay do sự phát triển của truyền thông, học sinh có thể không cần dự trực tiếp tại chỗ mà xem qua tivi cũng coi như được chứng kiến. Trong quá trình viết đoạn văn kể chuyện, người viết có thể nhấn mạnh ở việc này, lướt qua việc kia, miêu tả cái gì, tô đậm cái gì. Điều đó còn phụ thuộc nhiều vào phong cách hành văn của mỗi người nhưng vấn đề đáng nói ở đây là phải trung thành với các sự kiện có thật. Tuyệt đối không thể bóp méo sự thật dù là một chi tiết. 2. Cơ sở thực tiễn Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là môn học khó trong các phân môn của môn Tiếng việt. Do đặc thù của môn học phải hình thành và rèn cho học sinh khả năng nói và viết một văn bản ở nhiều thể loại khác nhau. Chính vì vậy, phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ quan trọng đối với học sinh là rèn kĩ năng nói, viết, giao tiếp, Nói và viết hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khác. Đặc biệt hơn nữa, Ở lớp 3, các em viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu về các chủ đề khác nhau, Nhưng thực tế hiện nay, phần đa học sinh đều không hứng thú học phân môn Tập làm văn vì các em nghĩ rằng : Mình sẽ không biết nói gì ? viết gì ? để hoàn thành một đoạn văn ngắn theo yêu câu đề bài. Trực tiếp giảng dạy các lớp 4 qua nhiêu năm, tôi nhận thấy rằng ở tiết Tập làm văn hầu như các em không thích học, còn lúng túng khi dùng từ đặt câu, câu văn thường lặp lại, dùng sai từ, cách sử dụng dấu câu, không đầy đủ ý, trong văn kể chuyện học sinh chưa biết dùng ngôi xưng hô khi kể cho nhất quán, chuyển từ lời kể trực tiếp sang gián tiếp và ngược lại Nhiều em làm theo hình thức trả lời câu hỏi và gạch đầu dòng của phần gợi ý dẫn đến yêu cầu đề bài không đạt. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú học tập cho học sinh để giúp các em nói và viết đúng cấu trúc của đoạn văn nhất là văn kể chuyện theo yêu cầu đề bài của môn học Tập làm văn. Đây là vấn đề đặt
- - Môn Tập làm văn là một môn khó, nhiều em còn ngại học văn, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, viết bài qua loa cho xong chuyện. Cách dùng từ đặt câu chưa đúng, viết đoạn văn còn nghèo ý. - Việc tổ chức học tập trên lớp của giáo viên chưa phát huy dược vốn ngôn ngữ vốn có của các em cũng như chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự tin trong học tập. - Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối văn của riêng mình. Nhiều học sinh thiếu sự quan tâm của một số gia đình, nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em mà tất cả là phó mặc cho giáo viên. Dẫn đến các em không hứng thú khi học phân môn này. 3. Nội dung dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 3.1. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng phân môn Tập làm văn lớp 4 3.1.1. Chương trình dạy học Tập làm văn lớp 4 Chương trình dạy học TLV lớp 4 có các nội dung nói, viết theo các kiểu bài sau: - Nói, viết phục vụ cuộc sống hang ngày như trao đổi ý kiến, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức, điền vào mẫu in sẵn, viết thư. - Viết bài văn kể chuyện ( 19 tiết) - Viết bài văn miêu tả ( 30 tiết), trong đó miêu tả đồ vật 10 tiết, miêu tả cây cối 10 tiết, miêu tả sự vật 10 tiết Ở lớp 4, nội dung TLV có thêm cả những kiến thức lý thuyết. Đó là những kiến thức sơ giản về văn bản, đặc điểm, phương pháp làm bài theo thể loại. Những đặc điểm chính của hai loại văn bản kể chuyện và miêu tả và một số loại văn bản thông thường được cung cấp cho HS như sau: - Văn kể chuyện: + Thế nào là văn kể chuyện? + Nhân vật trong kể chuyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. + Cốt truyện + Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện. - Văn miêu tả + Thế nào là văn miêu tả? + Quan sát để miêu tả cho sinh động + Trình tự miêu tả ( đồ vật, cây cối, con vật) - Các loại văn bản khác: Viết thư