Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập viết trong giờ Học vần - Đặng Thị Thanh Yên

1. Tầm quan trọng của việc dạy tập viết cho học sinh lớp 1
           Chữ viết là một trong những phát minh gây ấn tượng nhất, là thành tựu đánh dấu sự phát triển của nhân loại. Việc hình thành và xây dựng những thói quen tốt về chữ viết cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục quan trọng. Mặt khác, chữ viết còn thể hiện nền văn hoá, sự tinh hoa của một dân tộc. Ông cha từ xưa đã có truyền thống hiếu học, coi trọng nhân tài, đặc biệt là những người “văn hay- chữ tốt”.
           Trong thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người ta có thể nhận ra một vài nét trong tính cách của họ. Nhưng quan trọng hơn cả là cùng với lời nói, chữ viết là phương tiện giao tiếp của con người. Chữ viết đúng, sạch, đẹp, rõ ràng không những giúp người đọc dễ hiểu mà còn tạo thiện cảm với người đọc.
            Khi đủ tuổi vào lớp 1, các em đã phát âm được một số âm và các tiếng của mẹ đẻ. Một số em đã học mẫu giáo thì nhận dạng được chữ cái, biết giọi tên các chữ cái trong chữ nhưng chưa biết dùng ký hiệu để ghi lại từng âm vị. Môn học Tiếng Việt giúp các em nắm được kiến thức về ngôn ngữ, học để giao tiếp bằng ngôn ngữ, học để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ Tiếng Việt và phần nào hiếu được những vấn đề của cuộc sống.
 Như vậy ở môn Tiếng Việt lớp 1 là nền móng của bậc Tiểu học. Dạy Tiếng Việt lớp 1 có nhiệm vụ rất lớn lao là trao cho các em cái chìa khoá để vận dụng chữ viết khi học tập và là công cụ để các em sử dụng suốt đời. Đối với học sinh lớp 1 yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong học Tiếng Việt là đọc thông viết thạo mà cần thiết hơn cả là chất lượng chữ viết. Vậy học sinh lớp 1 phải biết xác định đường kẻ, dòng kẻ, phải viết đúng kích cỡ, độ cao, độ rộng… Nói chung phải có kỹ năng viết đúng quy trình, đây là cơ sở để các em viết chữ đẹp, rõ ràng, linh hoạt, đúng mẫu chữ ở các lớp trên. Kỹ năng viết được thực hành trước hết trong các phần tập viết của giờ Tiếng Việt, trong các tiết tập viết và được củng cố hoàn thiện ở các môn học khác. Đồng thời với việc rèn chữ các em học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện tính cẩn thận, sự khoa học, óc thẩm mỹ, tình yêu Tổ quốc, yêu đất nước và tiếng mẹ đẻ.
doc 16 trang Đào Bích 22/12/2023 4460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập viết trong giờ Học vần - Đặng Thị Thanh Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tap_viet_trong_gi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập viết trong giờ Học vần - Đặng Thị Thanh Yên

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Đặng Thị Thanh Yên Bước 4: Kiểm tra - đánh giá. + Học sinh nhận xét + Giáo viên bổ sung và sửa sai cho học sinh kịp thời Phải rèn cho học sinh viết chữ đúng mẫu ngay từ khi mới bắt đầu viết thì khi mới viết vào vở các em đỡ bị nhầm lẫn. Việc rèn viết được tiến hành đều đặn trong các giờ học vần, và như vậy tạo cho các em thói quen viết chữ đúng mẫu. Sang tiết 2: Trong phần tập viết GV nhắc lại cách viết và lưu ý cho học sinh về khoảng cách giữa các chữ, tư thế viết bài để các em có thể viết bài tốt hơn. 2. Các phương tiện giúp học sinh viết đúng và viết đẹp. Điều quan trọng bậc nhất để học sinh viết đúng chữ mẫu và đẹp là các phương tiện học tập gồm: bảng, bút, vở tập viết, bàn ghế đúng quy cách, ánh sáng đầy đủ. Trong giờ Tiếng Việt phần tập viết của học sinh gồm viết bảng ở tiết 1 và viết vở ở tiết 2. Để học sinh có thể viết vào vở tốt, khâu viết bảng là rất cần thiết. Từ bài viết của học sinh ở bảng GV dễ theo dõi, kiểm tra và sửa sai ngay cho các em kịp thời. Về mẫu chiếc bảng cũng là vấn đề đáng nói, rất nhiều loại bảng có dòng, ô kẻ khác nhau, và mẫu kẻ ở bảng lại khác mới bảng mẫu của cô, khác với vở ô li nên gây khó khăn cho GV khi hướng dẫn học sinh viết và học sinh cũng khó thể hiện những điều cô dạy trên bảng vì các em mới vào học lớp 1 con rất nhiều bỡ ngỡ. Vở ô li chính hiện nay chính là mẫu phổ biến, thông dụng nhất để học sinh dễ bắt nhịp theo và với học sinh lớp 1 càng ít qui định thì các em càng dễ tiếp thu, dễ nhớ bấy nhiêu. Lý tưởng nhất hiện nay là mỗi học sinh có một chiếc bảng có kẻ ô giống như vở ô li mà học sinh đang tập viết gồm 5 li ngang và 5 li dọc trên 1 ô bảng. Khi sử dụng loại bảng này về phía giáo viên chỉ cần hướng dẫn một lần học sinh có thể vừa viết bảng, vừa viết vở được. Về phía học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các em vì chỉ có một hướng dẫn thống nhất các em sẽ không phải lẫn lộn giữa cách viết bảng và vở. Hiệu quả hơn nữa là chiếc bảng được gắn nam châm phía sau để học sinh sau khi viết bài xong có thể gắn bài 5
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Đặng Thị Thanh Yên Chương II Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 Viết chữ đúng mẫu và đẹp 1. Đối với học sinh. 1.1 . Để giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp, trước tiên người giáo viên phải tự thống nhất một số thuật ngữ khi dạy tập viết để học sinh nghe quen tai và có thói quen nhận biết nhanh. Ví dụ: “Đường kẻ” học sinh nghe cô nói hiểu được đâu là đường kẻ ngang thứ nhất, thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6 đường kẻ dọc trái, đường kẻ dọc phải. Cách xác định toạ độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ chuẩn. Học sinh qua giờ học luyện tập, tập viết sẽ tự nhận xét được độ cao, kích thước của chữ, biết được vị trí nằm trên đường kẻ nào, dòng kẻ thứ mấy thông qua chữ mẫu. 1.2. Việc tiếp theo quan trọng là học sinh phải nắm chắc điểm đặt bút đầu tiên. Biết được điểm dừng bút của một số chữ thường kết thúc ở điểm đặt bút hoặc ở đường kẻ ngang thứ 2. 1.3 GV có thể lặp lại điều này ở nhiều tiết học để học sinh luôn lưu ý nên hất quá tay chữ sẽ mất cân đối hoặc hất quá ít làm chữ viết giống chữ in. Trong kỹ thuật viết tạo sự liền mạch GV cần rèn học sinh biết cách rê bút, lia bút để đảm bảa kỹ thuật và tốc độ viết chữ. Ví dụ 1: Rê bút - viết chữ :n (cỡ chữ nhỡ) Học sinh viết nét móc xuôi trái (1), dừng bút ở đường kẻ thứ nhất, không nhấc bút mà ngược lên đường kẻ thứ 2 để viết nét móc 2 đầu, dừng bút ở đường kẻ thứ 2. Ví dụ 2: Lia bút - viết chữ: cô (cỡ chữ nhỡ) Học sinh viết chữ c đến điểm dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2 lia nhẹ đầu bút từ dưới lên trên, sang phải đến điểm đặt bút của ô (cách c khoảng nửa ô) viết chữ ô rồi lia bút lên đầu chữ o viết dấu mũ từ trái sang phải. 7
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Đặng Thị Thanh Yên Học sinh viết xong sẽ mang bảng mẫu của mình cho các bạn xem. Học sinh nhận xét rút ra chỗ đúng cần học tập, chỗ chưa đúng cần phải sửa. Học sinh được tập viết lại nét thắt giữa cho đẹp sau đó mới viết chữ k hoàn chỉnh trên cơ sở cô giáo viết chữ mẫu trên bảng và nhận xét được: Nét khuyết: cao 5 li, rộng 1 li. Nét thắt giữa: cao 2 li rộng 2 li rưỡi. Đặt bút ở giữa đường kẻ ngang thứ 2 (sát bên trái đường kẻ dọc) viết nét khuyết trên dựa vào đường kẻ dọc cho thẳng đến đường kẻ ngang dưới thứ nhất rê bút viết tiếp nét thắt giữa như trên, dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2. Muốn luyện tập đạt kết quả tốt học sinh phải nắm chắc về: + Chữ mẫu + Cấu tạo của chữ + Kỹ thuật viết chữ Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện thành kỹ năng như: Tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, cách trình bày bài cộng với ý thức tự giác của mỗi học sinh trong quá trình luyện tập sẽ làm bài viết của các em đẹp hơn. Học sinh được viết trên bảng, vở bài tập viết và viết cả vở ô li (giờ luyện viết). Để nhận biết bài viết của học sinh đá đúng, đẹp chưa cần có sự kiểm tra đánh giá, công việc này phải tiến hành thường xuyên, điều này chỉ có 2 ưu điểm sau: Giáo viên đánh giá được mức độ tiếp thu của học sinh, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp. 2. Đối với giáo viên. 2.1 Chữ viết của Giáo viên là tấm gương cho học sinh. Giáo viên phải viết đúng, viết đẹp, trình bày rõ ràng mới có thể giáo dục cho học sinh viết sạch đẹp hơn được. Bởi xét về tâm lý của học sinh tiểu học dường như các em luôn lấy cô giáo mình làm gương. Vì vậy, giáo viên cần phải thường xuyên luyện chữ, cập nhật ngay với mẫu chữ đang hiện hành. 2.2. Chuẩn bị chu đáo khi lên lớp. Mỗi học sinh khi lên lớp giáo viên phải soạn bài đầy đủ. Việc soạn bài là công việc lập ra kế hoạch tổ chức hoạt động dạy và học trong từng bài. Tiết 9
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Đặng Thị Thanh Yên - Cầm bút bằng ba ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. - Khi viết ba ngón tay di chuyển từ trái sang phải, cán bút nghiêng bên phải, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay cử động mềm mại, thoải mái. - Tuyệt đối sửa ngay những học sinh cầm bút tay trái. Tuy nhiên với những học sinh viết xấu, giáo viên sẽ có những biện pháp để giúp các em có thể viết đẹp hơn như: • Tập tô chữ thêm • Giáo viên kèm tay đôi, cầm tay ở một số nét chữ khó • Giáo viên sửa sai ngay cho học sinh trên bảng con • Luyện viết lại những chữ học sinh viết sai • Xem (bảng) vở mẫu của bảng viết đẹp • Uốn nắn tư thế ngồi viết đúng • Bài viết của cô giáo phải luôn chuẩn • Giáo viên nên giám sát học sinh trong quá trình viết để sửa sai kịp thời và lưu ý những lỗi học sinh hay mắc trước khi học sinh viết bài để giúp học sinh viết đúng. • Cho học sinh ngồi xen kẽ: học sinh viết đẹp ngồi cạnh học sinh viết chưa đẹp để các em bắt chước bạn, thi viết đẹp giống bạn. • Bảng chữ mẫu luôn để trước mặt để học sinh lúc nào cũng nhìn thấy chữ mẫu và viết theo. Trong quá trình dạy học tôi luôn tạo cho thói quen viết có chất lượng không cho học sinh viết quá nhiều bài, chấm điểm chữ viết hoặc xếp loại chữ theo từng bài viết, kể cả trong giờ luyện tập và quy định rõ ở mức độ nào học sinh phải viết lại bài. 11
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Đặng Thị Thanh Yên - Viết mẫu và nói cách viết - GV viết mẫu bảng giống như bảng của học sinh Yêu cầu học sinh viết vào bảng của HS viết bảng mình. Gọi 2 - 3 học sinh mang bảng mẫu (2 HS nhận xét bài viết bảng đẹp, 1 bảng xấu) - Đúng? Bảng đẹp: Khen - Đẹp Bảng chưa đẹp: sửa sai cho học sinh * Hướng dẫn viết chữ: 4’ Chú ý nét nối từ l - ê Viết mẫu và nói cách viết Cao? (e, ê: 2 li) Lê - hè (l, h: 5 li) * Lê: Cách 1 đường kẻ dọc. Viết l như Rộng: lê - gần 1ô đã học đến điểm dừng bút của l. Đưa hè - hơn 1 ô tay lượn rộng nửa ô viết như đã học. Dừng bút ở đường ngang thứ 2. Lia bút lên trên viết dấu mũ (^) * hè: Cách 1 đường kẻ dọc viết như đã học, đến điểm dừng bút của h. Đưa tay lượn rộng nửa ô viết e giống l - ê, xong lia bút lên trên e. Thêm dấu (`). Giáo viên viết mẫu bảng Tiết 2: Hướng dẫn viết vở: - Khoảng cách giữa chữ l thứ nhất đến chữ l thứ 2 là một đường kẻ dọc. Chữ h: Tương tự - Quan sát sửa cho học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút. Chấm một số quyển vở học sinh Nhận xét bài viết Dặn dò 13
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Đặng Thị Thanh Yên Nhận xét của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm 15