Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập đọc Lớp 2 theo hướng đổi mới

1. Lý do chọn đề tài:

           Như chúng ta đã thấy, việc đổi mới chương trình phổ thông tổng thể là một vấn đề nóng hổi đang được cả nước quan tâm. Trong đó giáo dục bậc tiểu học đóng vai trò rất quan trọng. Để đạt được mục đích đó, việc dạy đủ các môn học là yêu cầu không thể thiếu được nhằm góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Đọc là một kỹ năng quan trọng hàng đầu của con người, không biết đọc con người không thể tiếp thu được nền văn minh của nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Nhờ biết đọc, con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy, dạy đọc ở trường phổ thông, nhất là các lớp đầu cấp rất quan trọng. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo có quan điểm chỉ đạo đổi mới chương trình và phương pháp dạy Tập đọc theo hướng giao tiếp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đổi mới cả về cấu trúc và cách lựa chọn nội dung, việc lựa chọn nội dung được mềm hoá, linh hoạt và đa dạng hơn trước. Cách thực hiện chương trình cũng được mềm hoá, không cứng nhắc như trước đây. 

Nhìn dưới góc độ giao tiếp, có thể thấy Tiếng Việt 2 lựa chọn khá "đắt" các bài đọc. Những chủ đề, chủ điểm được đưa vào sách rất gần gũi với học sinh, từ những nghi thức lời nói đến các kỹ năng làm việc và giao tiếp cộng đồng như lập danh sách lớp, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu, lập thời gian biểu, viết thư, gọi điện làm đơn, khai lý lịch... Đặc biệt, dạy Tập đọc theo định hướng giáo tiếp là rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách nêu ví dụ cho học sinh hiểu, đặt câu với từ cần giải nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải nghĩa, miêu tả sự vật đặc điểm biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa. Ngoài ra, học sinh cần hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện bài văn bài thơ. 

Tự hào là người giáo viên tiểu học, người trực tiếp đưa chương trình sách mới tiểu học vào thực tiễn, đem những đổi mới, hiện đại đến với học sinh tiểu học nhằm đưa chất lượng giáo dục tiểu học lên một tầm cao mới, chúng tôi, những người đang giảng dạy chương trình sách mới thấy rõ những ưu điểm nổi trội của sách mới và cũng thấy được những đòi hỏi cao đối với người dạy về việc phát huy triệt để ưu thế cuả sách mới, phát triển khả năng của học sinh ở mức độ cao nhất.

Bởi vậy, để tránh những lúng túng và khó khăn trong dạy học, bởi sự mới lạ của sách mới, giúp người dạy, người học tiếp cận và nhanh chóng làm quen với toàn bộ chương trình tiểu học mới, dạy và học sáng  tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, tôi đã lựa chọn nghiên cứu môn Tập đọc - môn học tạo đà cho mọi môn học ở bậc tiểu học, với đề tài "Một số biện pháp dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới". 

doc 39 trang Đào Bích 25/12/2023 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập đọc Lớp 2 theo hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tap_doc_lop_2_the.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập đọc Lớp 2 theo hướng đổi mới

  1. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Nhiệm vụ thứ ba của Tập đọc là làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh Dạy học không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn vì nó thực hiện cả 3 nhiệm vụ : giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Như vậy, ta thấy phương pháp dạy Tập đọc nói chung và Tập đọc lớp 2 nói riêng phải dựa trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ của môn Tập đọc trong nhà trường tiểu học: Giáo dưỡng - giáo dục và phát triển. 6 / 39
  2. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới 1. Mục đích của việc dạy Tập đọc: 1.1. Phát triển các kĩ năng đọc, nghe, nói cho HS, cụ thể là: - Đọc thành tiếng: Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lí, cường độ và tốc độ đọc vừa phải (khoảng 50 tiếng/1 phút) - Đọc thầm và hiểu nội dung: biết độc mấp máy môi không thành tiếng, hiểu từ ngữ trong văn cảnh, nắm được nội dung câu, đoạn hoặc bài. - Nghe: Nghe đọc mẫu, nghe hiểu câu hỏi, nghe và nhận xét bạn đọc. - Nói: Trả lời được câu hỏi, trao đổi với bạn về nội dung bài. 1.2. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển ngôn ngữ, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh: - Làm giàu vốn từ, vốn diễn đạt. - Bồi dưỡng vốn văn học, mở rộng vốn sống. - Phát triển một số thao tác tư duy. 1.3. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn: - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô, đoàn kết bạn bè - Hình thành tình yêu sách, ham đọc sách, khả năng cảm thụ văn học. 2. Nội dung dạy học: 2.1. Số bài, thời lượng học: Một tuần học sinh học 2 bài Tập đọc (giảm tải 1 bài), trong đó có 1 bài học trong 2 tiết và 1 bài 1 tiết. Như vậy, học sinh học tổng cộng 62 bài trong 93 tiết trong 31 tuần học (không kể 4 tuần ôn tập). 2.2. Thể loại: Các bài tâp đọc được chia ra 15 chủ đề: Học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà (ở học kì 1), Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân (ở học kì 2). Xét về thể loại văn bản, các bài Tập đọc gồm văn xuôi và thơ, văn bản khoa học, báo chí, hành chính. 3. Các biện pháp dạy Tập đọc: 3.1. Đọc mẫu: GV đọc cả bài, đọc câu dài, đọc từ, cụm từ khó, đọc diễn cảm. 3.2. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ, hiểu nội dung bài: - Với các từ mới, từ địa phương, từ khóa giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa bằng cách mô tả bằng lời, tranh, đặt câu với từ, tìm từ trái nghĩa, đồng nghĩa - Để giúp học sinh hiểu nội dung bài giáo viên đưa ra các câu hỏi chính, câu hỏi phụ để học sinh trả lời. Sau đó, giáo viên chốt lại ý chính cần nhớ. 8 / 39
  3. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới được năng lực cá nhân, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp dạy học Tập đọc theo định hướng năng lực. 10 / 39
  4. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới -Ở lần luyện đọc đoạn lần 1, giữ hình thức cũ là đọc nối tiếp đoạn cá nhân trước lớp, cả lớp đọc thầm theo, từ đó học sinh phát hiện câu dài. Khi luyện đọc câu dài, giáo viên không áp đặt cách ngắt hơi theo mẫu mà cho học sinh ngắt hơi theo cảm nhận của mình, học sinh nghe và tự chọn cách ngắt hơi hay và hợp lí. - Đến lần đọc đoạn lần 2, giáo viên chọn 1 trong 2 hình thức tùy thời gian: Cách 1: cho học sinh đọc nối tiếp đoạn theo nhóm, học sinh đọc, nghe bạn đọc và sửa cho nhau. Cách 2: các nhóm đọc đồng thanh nối tiếp đoạn trước lớp. Thậm chí nếu có nhiều thời gian (với những bài Tập đọc dạy trong 2 tiết) giáo viên có thể thực hiện cả 2 hình thức trên. - Phần luyện đọc diễn cảm: sau khi cho học sinh nghe đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc, từ ngữ nhấn giọng, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện diễn cảm trong 2 phút, có thể đọc thầm cá nhân, hoặc đọc theo nhóm đôi để học sinh tự sửa cho nhau cách đọc, rồi mới tổ chức thi đọc trước lớp. 2. Thay đổi nội dung, ngữ liệu bài Tập đọc: Như đã phân tích thực trạng dạy Tập đọc ở trên, nhiều bài Tập đọc có câu hỏi chưa phù hợp, chưa tường minh, chưa phát triển năng lực cho học sinh. Nên việc thay đổi, chỉnh sửa nội dung câu hỏi cho phù hợp, thêm câu hỏi gợi mở là một biện pháp để giúp học sinh học tốt phần tìm hiểu bài và phát huy năng lực cho học sinh. Ví dụ: - Bài Tập đọc “Phần thưởng” (tr14-sgk) Đổi câu hỏi 4: “Khi Na được phần thưởng, những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào?” lên trước câu hỏi 3: “Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?” Sửa câu hỏi 4 thành 2 câu hỏi: “Khi Na được phần thưởng mọi người cảm thấy thế nào? Dựa vào đâu em biết điều đó?” - Bài Tập đọc “Trên chiếc bè” (tr 35-sgk) Sửa câu hỏi 3 thành 2 câu hỏi: “Thái độ của các con vật đối với hai chú dế như thế nào? Những từ ngữ nào nói lên điều đó?” - Bài “Ngôi trường mới” (tr 51-sgk): Câu hỏi 2: “Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường?” Câu hỏi này không phát triển năng lực cho HS vì trong câu hỏi đã kết luận luôn ngôi trường đẹp. Nên thay đổi câu hỏi này thành 2 câu hỏi: “Tìm những từ ngữ tả ngôi trường mới. Qua đó em có cảm nhận gì về ngôi trường mới?” 12 / 39
  5. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Câu hỏi 1: “Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong 2 khổ thơ đầu?” thay thành: “Trong 2 khổ thơ đầu chú bé Lượm được miêu tả như thế nào? Qua những hình ảnh đó em có nhận xét gì về Lượm?” 3. Sử dụng các kĩ thuật dạy học mới để hướng dẫn tìm hiểu bài: Trong dạy học hiện nay, việc sử dụng các kĩ thuật dạy học mới đã bắt đầu phổ biến ở các nhà trường, các lớp học. Việc áp dụng các kĩ thuật dạy học mới vừa có tác dụng phát triển năng lực cho học sinh, tạo điều kiện cho HS được hoạt động, đồng thời mang lại sự tươi mới, hấp dẫn cho tiết học. Những kĩ thuật dạy học thường được áp dụng nhiều nhất trong các tiết Tập đọc là: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy. 3.1. Kĩ thuật khăn trải bàn: Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn” - Hoạt động theo nhóm (4 học sinh / nhóm) (có thể nhiều học sinh hơn) - Mỗi học sinh ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa - Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề, ) - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề ). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0) Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật “Khăn trải bàn” - Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi. - Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề. - Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn 14 / 39
  6. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề) - Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh: - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). *Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép” VÒNG 1: Nhóm chuyên gia - Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 học sinh [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2, )] - Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)] - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. - Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2 VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép - Hình thành nhóm 3 đến 6 học sinh mới (1 – 2 học sinh từ nhóm 1, 1 – 2 học sinh từ nhóm 2, 1 – 2 học sinh từ nhóm 3 ) - Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau - Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết - Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả 16 / 39
  7. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính. *Cách tiến hành - Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. - Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. *Một vài ý kiến cá nhân: Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như: - Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề; - Trình bày tổng quan một chủ đề; - Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng; - Thu thập, sắp xếp các ý tưởng; - Ghi chép khi nghe bài giảng. *Ưu điểm của kĩ thuật này là: - Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu; - Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng; - Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại; - Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng. Trong dạy học Tập đọc, tôi thường sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong phần tìm hiểu bài để chốt ý từng đoạn và chốt ý toàn bài. Ví dụ: 18 / 39
  8. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Xanh thẳm của da Đặc ân của trời Màu xanh thiên nhiên có Xanh biếc của cây nhiều sắc lá độ SÔNG Xanh non của bãi ngô Hè HƯƠNG Đường trăng tới lung linh dát vàng Đêm trăng Dải lụa đào ửng hồng sáng 4. Giải nghĩa từ bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động: Trong một tiết dạy Tập đọc, phần giải nghĩa từ thường xuất hiện ở phần luyện đọc từ và phần tìm hiểu bài. Ở phần luyện đọc, giáo viên giải nghĩa những từ giữ nguyên nghĩa trong từ điển, không mang nghĩa văn cảnh và không phải là từ khóa của bài. Ở phần tìm hiểu bài, giáo viên giải nghĩa những từ khóa và mang nghĩa văn cảnh. Có các hình thức giải nghĩa từ như sau: - Giải nghĩa bằng cách mô tả bằng lời nói. - Giải nghĩa bằng cách mô tả bằng hành động. - Giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. - Giải nghĩa bằng cách đặt câu. - Giải nghĩa bằng cách nêu hoàn cảnh sử dụng từ. - Giải nghĩa bằng hình ảnh minh họa. - Giải nghĩa bằng video clip. - Giải nghĩa bằng vật thật. Tùy thuộc vào nội dung và phân loại của từ, giáo viên lựa chọn hình thức giải nghĩa cho phù hợp. Nếu từ cần giải nghĩa là danh từ, chúng ta nên chọn cách giải nghĩa bằng hình ảnh, vật thật sẽ đem lại hiệu quả hơn. Nếu từ cần giải nghĩa là động từ, chúng ta có thể chọn hình thức mô tả bằng hành động hoặc xem video clip, hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng để học sinh hình dung rõ hơn. Còn nếu từ cần giải nghĩa là tính từ, chúng ta có thể chọn hình thức mô tả bằng lời, sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, sử dụng hình ảnh giúp học sinh cảm nhận được các đặc điểm, tính chất đó. Tuy nhiên, trong một bài Tập đọc nên chọn nhiều hình thức giải nghĩa khác nhau để tiết học thêm sinh động và đem lại hiệu quả, giúp học sinh hiểu nghĩa từ một cách chính xác. Ví dụ như: 20 / 39
  9. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Với các từ lẫm chẫm, đu đưa, tôi giải nghĩa bằng video clip và mô tả bằng hành động. Với từ trảy tôi giải thích bằng lời: trảy nghĩa là hái quả. Còn với từ thơm dịu dàng, ngọt đậm đà, tôi sử dụng quả xoài cát chín cho học sinh ngửi và nếm thử mùi vị của nó. 22 / 39
  10. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Một số giáo án dạy tập đọc theo định hướng năng lực: KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Tập đọc Bài: Cây xoài của ông em Tiết 30 Tuần 11 I/ MỤC TIÊU: Sau tiết học HS có khả năng 1.Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: lẫm chẫm, trảy, sai lúc lỉu, đu đưa theo gió, thơm dịu dàng, ngọt đậm đà - Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp và vị thơm ngon của cây xoài cát. Từ đó thể hiện tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất. 2. Kĩ năng: - Đọc đúng các từ ngữ: lẫm chẫm, lúc lỉu, trảy (dự đoán). - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ trong câu: Ăn qủa xoài cát chín/ trảy từ cây của ông em trồng,/kèm với xôi nếp hương,/ thì đối với em/ không thứ quà gì ngon bằng.// - Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả cây xoài: trắng cành, sai lúc lỉu, đu đưa, chín vàng, to nhất. 3. Thái độ - Có thái độ yêu quý, biết ơn ông bà của mình. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Chuẩn bị của thầy: Giáo án điện tử Chuẩn bị của trò: Sách giáo khoa 24 / 39
  11. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới - Hướng dẫn ngắt hơi câu: Ăn qủa xoài cát GV chiếu slide 2 HS đọc thể chín/ trảy từ cây của ông em trồng,/kèm với hiện cách xôi nếp hương,/ thì đối với em/ không thứ quà ngắt hơi. gì ngon bằng.// HSNX cách ngắt hơi Chốt cách ngắt HS đánh dấu hơi hợp lý S - Đọc lần 2: Khi đọc lần 2 các con chú ý ngắt GV yêu cầu 1 dãy HS hơi đúng các câu dài. đọc HSNX (tiêu - Đọc lần 3 chí 1,2) Các nhóm đọc HSNX c) Đọc cả bài 1 HS đọc Vừa rồi các con đã luyện đọc rất tốt. Bây giờ GV chuyển ý 10p chúng mình cùng tìm hiểu nội dung của bài tập đọc nhé. 2. Tìm hiểu bài: - Cây xoài ông trồng là loại xoài gì? GV hỏi HS trả lờiHS - Giới thiệu cây xoài cát. Cây xoài này có đặc GV chiếu slide đọc câu hỏi điểm gì, chúng ta sẽ tìm hiểu qua câu hỏi 1. 1 - Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát. HS đọc đoạn 1, gạch ý vào S HS trả lời HSNX, bổ sung - Giải thích từ: sai lúc lỉu, đu đưa theo gió GV chiếu slide HS giải thích Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả minh họa, chốt ý bằng lời, làm sai lúc lỉu. Từng chùm quả to, đu đưa theo trên slide (sơ đồ động tác đu gió. tư duy) đưa canh tay Chuyển ý Cây xoài cát không những đẹp mà quả xoài GV hỏi HS đọc thầm cát chín ăn cũng rất ngon. Chúng mình có đoạn 2, gạch biết quả xoài cát chín có mùi vị và màu sắc ý vào S, trả như thế nào không? lời HSNX, bổ GV chốt trên sung Mùi xoài thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, slide (sơ đồ tư màu sắc vàng đẹp. duy) Giải thích 26 / 39
  12. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Tập đọc Bài: Bé Hoa I - MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đen láy, ru. - Hiểu nội dung của bài: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ. 2. Kĩ năng: - Đọc đúng các từ ngữ: Nụ, lớn lên, đen láy, nắn nót (dự kiến). - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ trong câu: + Hoa yêu em/ và rất thích đưa võng ru em ngủ. + Đêm nay Hoa hát hết các bài hát/ mà mẹ vẫn chưa về. - Biết đọc bài với giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Đọc bức thư của Hoa với giọng trò chuyện, tâm tình. 3. Thái độ: - HS biết thương yêu, chăm sóc anh chị em, hiếu thảo với bố mẹ của mình. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị của GV: BGĐT, đoạn clip ghi âm giọng đọc, mô hình sơ đồ tư. - Chuẩn bị của HS: SGK. III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Ổn định tổ chức lớp: Hát tập thể B. Tiến trình tiết dạy: Phương pháp, hình thức tổ chức Thời các hoạt động dạy học tương ứng Nội dung các hoạt động dạy học gian Hoạt động của Hoạt động của thầy trò 2’ A. Kiểm tra bài cũ -Cô có một giỏ hoa với những bông hoa GV nêu HS lắng nghe đẹp.Mỗi bông hoa là 1 yêu cầu.Các con hãy chọn bông hoa mà con yêu thích và thực hiện yêu cầu trong đó nhé. -Bông hoa 1: Đọc đoạn 2 bài Hai anh em - GV nêu yêu - HS lên hái hoa và trả lời câu hỏi: Người em nghĩ gì và đã cầu. và thực hiện yêu làm gì? cầu -GV nhận xét: Cô thấy con đọc lưu loát, rõ -GV nhận xét -HS trả lời ràng. Con đã biết ngắt, nghỉ đúng chỗ và phần TL trả lời đúng câu hỏi 28 / 39
  13. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Phương pháp, hình thức tổ chức Thời các hoạt động dạy học tương ứng Nội dung các hoạt động dạy học gian Hoạt động của Hoạt động của thầy trò HS đó đọc) thanh (cả lớp) -Các con vừa được luyện đọc các từ khó.Bây giờ chúng mình hãy đọc nối tiếp GV nêu yêu cầu. câu trong nhóm đôi.Khi đọc các con chú ý đọc đúng các từ mà chúng ta vừa luyện HS đọc nối tiếp nhé. câu trong nhóm 2 *Đọc lần 2 -Đọc nối tiếp câu trong nhóm đôi 7’ 2.2.2 Đọc nối tiếp đoạn -Để giúp các con luyện đọc tốt cô sẽ chia GV nói, bấm HS theo dõi dùng bài này thành 3 đoạn. Chúng mình cùng slide chia đoạn bút chì đánh số nhau quan sát trên màn hình và dùng bút vào đầu mỗi chì đánh số vào đầu mỗi đoạn đoạn Đoạn 1: Từ đầu đến ru em ngủ 1 HS nhắc lại Đoạn 2: Từ đêm nay đến nắn nót viết từng chữ Đoạn 3: Phần còn lại -Vậy là các con đã biết được rõ 3 đoạn.Cô -GV nêu yêu cầu - 3 HS đọc nối mời 3 bạn đọc nối tiếp 3 đoạn tiếp *Đọc đoạn lần 1: -Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp: -Nhận xét: Cô mời các con nhận xét phần -Gọi HS nhận đọc của 3 bạn xét: *Luyện đọc câu dài: - Vừa rồi trong phần đọc của các bạn cô - Nêu yêu - HS trao đổi thấy có 1 câu dài cần ngắt nghỉ hơi cầu,gắn câu dài đúng.Cô trò mình sẽ cùng nhau luyện đọc lên bảng câu này nhé Đêm nay,/ Hoa hát hết các bài hát /mà mẹ vẫn chưa về.// 1 HS đọc - Yêu cầu HS đọc câu - Nêu yêu cầu 1 HS nhận xét: -Có bạn nào có cách đọc khác không ? - Nêu yêu cầu 1 HS đọc 30 / 39
  14. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Phương pháp, hình thức tổ chức Thời các hoạt động dạy học tương ứng Nội dung các hoạt động dạy học gian Hoạt động của Hoạt động của thầy trò - Qua lời tả của tác giả,em Nụ có những Nêu câu hỏi - HS trả lời,HS nét gì đáng yêu? khác bổ ( HS trả lời xong GV vừa gắn và nói: Em sung:Con nhất trì Nụ thật là đáng yêu với môi đỏ hồng với ý kiến của (gắn), mắt đen láy (gắn) bạn -Vây thì đôi mắt đen láy là đôi mắt như thế Bấm slide -Quan sát nào cô mời các con nhìn lên màn hình -Đôi mắt của em bé trong hình như thế Nêu câu hỏi -2 Hs trả lời nào? -Đôi mắt đen,trong, sáng long lanh như GV chỉ và nói đôi mắt em bé và em Nụ trong bài là đôi mắt đen láy đấy các con ạ - Qua lời kể của Hoa trong bức thư viết - Nêu câu hỏi - HS lắng nghe cho bố, em Nụ còn điểm gì đáng yêu nữa? -Cô mời 1 bạn lên bảng chỉ tranh và nêu Nêu câu hỏi -1HS lên bảng lại những nét đáng yêu của em Nụ? chỉ và nêu -Bạn rất giỏi.Đấy chính là những nét đáng - GV nêu - HS lắng nghe yêu của em Nụ. Vậy tình cảm của Hoa đối - Cả lớp. với em như thế nào? -HS trả lời xong GV vừa gắn và nói: Hoa - GV nêu và gắn - Lắng nghe yêu em ( gắn yêu em) rất thích đưa võng và hát ru em ngủ (gắn hát ru) -Ở nhà các con đã được nghe hát ru bao -Nêu câu hỏi - HS trả lời giờ chưa? -Bây giờ các con hãy lắng nghe tiếng hát -GV bật slide - HS lắng nghe ru của 1 bạn nhỏ dành cho em của mình nhé - Không chỉ yêu em mà Hoa còn là người con ngoan biết giúp mẹ nhiều việc -Các con hãy đọc thầm đọạn 2 kể những -Nêu yêu cầu -HS trả lời việc Hoa đã làm thể hiện tình cảm với bố mẹ? -Nêu yêu cầu -HS bổ sung -Hoa đã biết giúp mẹ (gắn giúp mẹ), trông em (gắn trông em) 32 / 39
  15. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Phương pháp, hình thức tổ chức Thời các hoạt động dạy học tương ứng Nội dung các hoạt động dạy học gian Hoạt động của Hoạt động của thầy trò -Cô khen rất nhất trí với ý kiến của các -GV nói -HS lắng nghe con.Cô thích phần bài đọc của cả hai bạn vì đọc bài rất hay, tình cảm.Hai bạn đã thể hiện được những nét đáng yêu của em Nụ -Bạn nào giỏi đọc cho cô cả bài? Nêu yêu cầu 1 HS đọc C.Củng cố, dặn dò - Gia đình bạn Hoa rất yêu thương nhau. Nêu câu hỏi Trả lời Thế còn đối với gia đình mình, con đã làm được những việc gì để thể hiện tình cảm vơí bố mẹ, anh chị em mình? - Chốt: Cô mong rằng cảm xúc của bài GV chốt đọc ngày hôm nay sẽ nuôi dưỡng tình cảm của các con với gia đình mình để gia đình mình sẽ luôn hạnh phúc như bạn nhỏ trong bài - Về nhà các con luyện đọc bài như cô đã Dặn dò Lắng nghe hướng dẫn nhé -Các con mở sách trang 124 đọc trước bài “Con chó nhà hàng xóm” trả lời miệng các câu hỏi cuối bài nhé V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Sau khi áp dụng các biện pháp đổi mới nêu trên, giờ học Tập đọc đã không còn rập khuôn nhàm chán như trước mà sinh động hơn với nhiều hình thức luyện đọc, tìm hiểu bài. Nhờ vậy học sinh cảm thấy hứng thú hơn, chủ động hơn trong việc luyện đọc, trong việc lắng nghe và nhận xét bạn đọc, trong việc tìm hiểu bài. Từ đó kĩ năng đọc, nghe và trả lời câu hỏi của học sinh tiến bộ đáng kể so với đầu năm. Cụ thể: 34 / 39