Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh Lớp 2
Trong nhà trường phổ thông nói chung, trường Tiểu học nói riêng, môn Toán với tư cách là một môn học độc lập, nó cùng với các môn học khác góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là một môn học tự nhiên có tính loogich và chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các môn học khác. Môn Toán rất đa dạng, phong phú, có nhiều bài toán ở nhiều dạng khác nhau. Trong đó loại toán có lời văn giữ một vị trí rất quan trọng, bởi nó bộc lộ mối quan hệ qua lại với các môn học khác cũng như trong thực tiễn cuộc sống. Nó góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học, giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng giải toán. Đồng thời giúp giáo viên dễ dàng phát huy được những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm cho học sinh.
Muốn học sinh Tiểu học học tốt môn Toán thì mỗi giáo viên không chỉ là người truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn một cách dập khuôn máy móc, làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Mà yêu cầu của giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ đ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh được tìm hiểu, trao đổi, trải nghiệm để hình thành và ghi nhớ kiến thức. Vì vậy, người giáo viên cần gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức.
Trong cấu trúc nội dung môn toán, các bài toán có lời văn gắn với các nội dung học khác nhau trong từng khâu của từng tiết học. Rõ ràng, qua sự phân bố chương trình, ta thấy rõ phần giải toán có lời văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình môn toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng. Mỗi bài toán có lời văn là một tình huống có vấn đề buộc các em phải tư duy, suy luận và phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề. Khi các em làm tốt các bài toàn có lời văm thì những vấn đề mà ác em gặp phải trong cuộc sống sẽ được các em vận dụng để tìm ra giải pháp giải quyết tình huống hợp lí. Bởi vậy, việc dạy học sinh giải toán có lời văn cần được xác định rõ ngay từ những lớp đầu cấp về mục đích, yêu cấu, nội dung và phương pháp dạy học.
Đối với học sinh Tiểu học nói chung học sinh lớp 2 nói riêng, tư duy của các em đang dần chuyển từ trực quan sinh động, từ những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống sang tư duy trừu tượng. Do vậy, để giúp học sinh giải quyết được những vấn đề đó người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp, giúp học sinh nắm chắc nội dung vấn đề để tìm cách giải quyết hợp lí.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_giai_bai_toan_co.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh Lớp 2
- 1.3. Tập phát hiện, tìm tòi và tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo mức độ của lớp 2, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. 2 . Phương pháp dạy học Toán 2 Phương pháp dạy học Toán 2 ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học toán (nói chung) cho phù hợp với mục tiêu, nội dung. Nội dung kiến thức, kĩ năng toán học của chương trình Toán lớp 2 là kiến thức đã có đối với giáo viên, nhưng là kiến thức chưa có đối với học sinh, đã tồn tại bên ngoài tư duy học sinh. Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học toán học ở Tiểu học nói chung và phương pháp dạy học Toán 2 nói riêng để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng toán. Học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng không chỉ nhờ vào thính giác (nghe), tri giác (nhìn) và tư duy (suy nghĩ, nhớ ) mà còn có sự tham gia phối hợp của các hoạt động như cầm, nắm, tách, gộp, phân tích, tổng hợp, viết, nói Vì vậy, người giáo viên phải biết sử dụng phối hợp các phương pháp để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức cho chính mình. Các phương pháp dạy học toán thường vận dụng là: - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. - Phương pháp gợi mở vấn đáp. - Phương pháp trực quan: (Sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học). - Phương pháp luyện tập thực hành. - Sử dụng trò chơi học tập. Nội dung Toán 2 chủ yếu là những kiến thức cơ bản của giai đoạn đầu nên khi dạy học Toán 2, giáo viên cần: - Tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập cho học sinh. - Tuyệt đối không nói, viết, làm mẫu những gì học sinh có thể làm được (cá nhân hoặc nhóm). Khi dạy học, cần giúp học sinh tự nêu vấn đề, tự phát hiện các kiến thức, kỹ năng đã có, với sự trợ giúp (nếu cần thiết) của các hìnhvẽ, mô hình thật để giải quyết vấn đề (cá nhân hoặc nhóm) trao đổi ý kiến, bình luận, thực hành vận dụng ngay trong tiết học. Tận dụng thời gian học tập ngay trên lớp để hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ học toán, nếu có thời gian thì giúp học sinh tự học ở mức sâu hơn các nội dung sách giáo khoa và vở thực hành. II. TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MẠCH KIẾN THỨC GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 2. 1. Nội dung của mạch kiến thức giải toán có lời văn lớp 2. Nội dung dạy học giải toán có lời văn lớp 2 gồm: - Dạy cách giải và trình bày bài giải các bài toán đơn về cộng hoặc trừ; trongđó có các bài toán về “Nhiều hơn”, “Ít hơn”một số đơn vị. 6/21
- “Có một số kẹo chia đều cho 3 em, mỗi em được 5 chiếc kẹo . Hỏi có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo?” Khi giải bài toán dạng này, có một số học sinh trình bày như sau: Bài giải Có tất cả số kẹo là: 3 x 5 = 15(chiếc kẹo) Đáp số: 15 chiếc kẹo Sở dĩ học sinh viết phép tính không đúng là do các em không đọc kỹ đầu bài, không hiểu mối quan hệ giữa các đại lượng mà các em thấy số 3 cho trước, số 5 cho sau nên viết phép tính là 3 x 5. Ví dụ 2: Bài 3 (Sách Toán lớp 2, trang 136) a, Có 12 học sinh chia đều thành 4 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy học sinh ? b, Có 12 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 học sinh. Hỏi chia thành mấy nhóm ? Học sinh hay nhầm lẫn khi giải bài toán thuộc hai dạng này, hay sai đơn vị. Có một số học sinh tuy trình bày bài giải đúng nhưng khi giáo viên yêu cầu nêu cách làm hoặc hỏi “ Tại sao con làm như vậy? “ hoặc “Bài toán thuộc dạng toán gì? ” thì học sinh không trả lời được. Một số học sinh không phân biệt được sự khác nhau của hai bài toán này. b. Nguyên nhân. * Về phía giáo viên: - Giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng các phương pháp dạy học trong từng giờ dạy, giáo viên thường dạy theo phương pháp “ Truyền đạt - Tiếp thu” nên không phát huy được tính năng động, sáng tạo, tư duy độc lập của học sinh. - Giáo viên còn làm thay hoặc chỉ dẫn quá chi tiết cho học sinh. * Về phía học sinh: - Chưa có phương pháp học tập, việc tiếp thu kiến thức còn thụ động. - Các em không đọc kĩ đầu bài nên không hiểu hết các từ quan trọng trong bài toán, không hiểu mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán, không xác định đúng câu hỏi của bài toán, không xác định đúng dạng toán. - Chưa hình thành cho mình kĩ năng làm bài. - Đôi khi tính toán chưa cẩn thận. 2. Đặc điểm tình hình. Năm học 2017-2018 này, lớp tôi phụ trách có 55 học sinh. Để tìm hiểu và nắm tình hình học tập môn Toán của các em, tôi đã ra một đề toán khảo sát như sau: 8/21
- dưới những dữ kiện quan trọng của bài toán bằng khẩu lệnh: “Hãy gạch một gạch những điều đã cho và gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán”. Như vậy tất cả học sinh cùng làm việc, em nào không làm việc giáo viễn đã biết và nhắc nhở. - Xây dựng, thiết lập mối quan hệ giữa hai dữ kiện đã cho của bài toán . - Tìm cách diễn đạt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ, ký hiệu toán học. - Có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ hình vẽ, bằng cách ghi dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán dưới dạng cô đọng, ngắn gọn nhất. *Bước 2: Tìm cách giải Gắn liền với việc phân tích các dữ liệu, điều bài toán đã cho và điều cần tìm, xác lập mối quan hệ giữa chúng để lập kế hoạch giải bài toán theo hệ thống câu hỏi gợi ý, chẳng hạn như: + Bài toán này có mấy đối tượng ? + Đã biết mấy đối tượng ? + Đâu là số lớn ? Đâu là số bé ? + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì? => Từ đó giúp học sinh xác định được bài toán thuộc dạng toán nào và áp dụng cách giải đã học. Điều quan trọng nhất trong bước này là giáo viên gợi ý để học sinh nắm được “Bài toán hỏi gì?”. Từ đó suy luận để xác định được dạng toán. *Bước 3: Trình bày bài giải Học sinh dựa vào câu hỏi của bài toán để viết câu lời giải cho phù hợp và thực hiện phép tính theo kế hoạch để giải bài toán, sau cùng là ghi đáp số. Ở bước này, giáo viên cần lưu ý học sinh xác định đúng đơn vị để viết cho chính xác. *Bước 4: Kiểm tra lại cách làm( hoặc thử lại). - Tập cho học sinh có thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra lại xem lời giải trả lời đúng câu hỏi của bài toán chưa? Phép tính viết đúng chưa? Kiểm tra lại kết quả và đơn vị. - Khi giải bài toán có lời văn, giáo viên cần đặc biệt chú ý giúp học sinh xác định đúng “ Bài toán đó thuộc dạng toán gì ?” - Khi cần có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải một bài tập. Khuyến khích học sinh tự nói ra những hạn chế của mình, bình luận cách giải của bạn để rút kinh nghiệm và nêu cách khắc phục. 2. Ví dụ minh họa. Ví dụ 1 : Bài 1 (Tiết “ Ôn tập về giải toán” Toán 2, trang 88 ) 10/21
- Hoặc: Số lít dầu cả hai buổi cửa hàng bán được là: 48 + 37=85(l) Đáp số: 85 l dầu *Bước 4: Thử lại Ví dụ 2 : Bài 4 ( Tiết “Luyện tập chung” -Toán 2, trang 88 ) “ Con lợn to cân nặng 92 kg, con lợn bé nhẹ hơn con lợn to 16 kg. Hỏi con lợn bé cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam ?” * Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán: + Giáo viên đưa bài toán. + Học sinh đọc bài toán (cá nhân). + Giáo viên nêu câu hỏi: Bài toán cho biết gì? (1 học sinh trả lời). Bài toán hỏi gì ? (1 học sinh trả lời). + Giáo viên đọc hai câu lệnh làm việc: “ Hãy gạch một gạch dưới những dữ kiện đã cho. Gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán”. Sau khi học sinh đã thực hiện theo hai câu lệnh làm việc của giáo viên và gạch trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ gạch dưới các từ quan trọng của bài toán trên bảng như sau: “Con lợn to cân nặng 92 kg, con lợn bé nhẹ hơn con lợn to 16 kg. Hỏi con lợn bé cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam? Giáo viên giúp học sinh hiểu : “nhẹ hơn” có nghĩa là “ít hơn”, sau đó giáo viên đổ màu chữ “nhẹ hơn” để giúp học sinh hiểu đây là bài toán về “ Nhiều hơn” hoặc “ Ít hơn”. - Trên cơ sở hiểu nội dung bài toán, học sinh thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và điều cần tìm qua việc tóm tắt bài toán như sau: 92 kg Con lợn to Con lợn bé 16 kg ? kg Với những bài toán thuộc dạng: “Bài toán về nhiều hơn” hoặc “Bài toán về ít hơn”, tôi thường giúp học sinh hiểu nội dung bài toán và tìm cách giải bài toán bằng cách tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. Bởi khi nhìn vào sơ đồ tóm tắt học sinh dễ dàng nhận ra cách giải của bài toán. *Bước 2: Tìm cách giải Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán theo hệ thống câu hỏi gợi ý như sau: 12/21
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán theo hệ thống câu hỏi gợi ý như sau: + Bài toán cho biết gì ? (Lúc đầu có 35 ô tô, còn lại 10 ô tô) + Bài toán hỏi gì? (Có bao nhiêu ô tô đã rời bến) Giáo viên giúp học sinh hiểu “rời bến” tức là số ô tô “đã đi ra khỏi bến”. Dựa vào tóm tắt như trên, giúp học sinh hiểu được khi có một số ô tô đã rời bến tức là số ô tô trong bến bị giảm đi so với lúc đầu. Vậy muốn tìm số ô tô đã rời bến chính là tìm số ô tô đã bị giảm đi => Áp dụng “Cách tìm số trừ”. *Bước 3: Trình bày bài giải Bài giải Số ô tô đã rời bến là: 35 - 10 = 25 (ô tô) Đáp số : 25 ô tô. Hoặc: Đã rời bến số ô tô là: 35 - 10 = 25 (ô tô) Đáp số : 25 ô tô. *Bước 4: Thử lại 35 – 25 = 10 ( ô tô) Ví dụ 4 : Bài 3 ( Tiết “Tìm số bị chia” -Toán 2, trang 128 ) “ Có một số kẹo chia đều cho 3 em, mỗi em được 5 chiếc kẹo. Hỏi có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo?” * Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán: + Giáo viên đưa bài toán. + Học sinh đọc bài toán (Cá nhân). + Giáo viên nêu câu hỏi: Bài toán cho biết gì? (1 học sinh trả lời). Bài toán hỏi gì ? (1 học sinh trả lời). + Giáo viên đọc hai câu lệnh làm việc: “ Hãy gạch một gạch dưới những dữ kiện đã cho. Gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán”. Sau khi học sinh đã thực hiện theo hai câu lệnh làm việc của giáo viên và gạch trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ gạch dưới các từ quan trọng của bài toán trên bảng như sau: “Có một số kẹo chia đều cho 3 em, mỗi em được 5 chiếc kẹo. Hỏi có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo?” - Trên cơ sở hiểu nội dung bài toán, học sinh thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và điều cần tìm qua việc tóm tắt bài toán như sau: Mỗi em : 5 chiếc kẹo 3 em: chiếc kẹo? 14/21
- *Bước 2: Tìm cách giải Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán theo hệ thống câu hỏi gợi ý như sau: + Bài toán cho biết gì ? (Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng bằng nhau) + Bài toán hỏi gì? (Tính độ dài đường gấp khúc) Học sinh đọc kĩ bài tập và giải vào vở: *Bước 3: Trình bày bài giải a, Độ dài đường gấp khúc đó là: 3 + 3 + 3 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm Hoặc: Độ dài đường gấp khúc đó là: 3 x 3 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm ( Phần b cách làm tương tự) => Khi chữa bài yêu cầu học sinh giải thích cách làm ? (Tại sao làm như vậy?); Nêu cách giải khác ? (a, Vì đường gấp khúc này gồm 3 đoạn thẳng bằng nhau, đều bằng 3cm nên có thể tính độ dài đường gấp khúc đó bằng cách tính tổng độ dài của 3 đoạn thằng. Hoặc có thể tính độ dài đường gấp khúc đó bằng cách lấy độ dài một đoạn thẳng nhân với 3. b, Vì đường gấp khúc này gồm 5 đoạn thẳng bằng nhau, đều bằng 2cm nên có thể tính độ dài đường gấp khúc đó bằng cách tính tổng độ dài của 5 đoạn thằng. Hoặc có thể tính độ dài đường gấp khúc đó bằng cách lấy độ dài một đoạn thẳng nhân với 5.) Từ cách hướng dẫn như trên, học sinh sẽ nắm chắc được các bước giải và trình tự giải một bài toán có lời văn. Từ đó, các em áp dụng vào việc thực hành khi giải một bài toán có lời văn một cách dễ dàng . 3. Một số bài toán nâng cao cho học sinh hoàn thành tốt: Việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi trong một tiết học, một dạng bài là không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên. Bởi vậy, song song với việc dạy trong chương trình sách giáo khoa, giáo viên có thể tùy theo đối tượng của mình đề ra một số bài tập nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. Các bài tập ra thêm phải được nâng dân lên từ dễ đến khó. Khi học sinh đã nắm chắc kiến thức cơ bản rồi thì việc phát triển thêm cho các em cũng không có gì là khó. Chẳng hạn, khi học xong “Bài toán về nhiều hơn”; “ Bài toán về ít hơn”, đối với những học sinh làm nhanh, đã làm hoàn thành các bài tập trong sách 16/21
- b, Số nhãn vở của Mai là : 16 - 6 = 10 ( nhãn vở ) Đáp số : a, 6 nhãn vở b, 10 nhãn vở Ví dụ 3 : Tìm một số, biết rằng số đó chia cho 4 thì được kết quả bằng 5. Đây chính là “ Bài toán về tìm số bị chia” nhưng cái khó là học sinh phải xác định được số phải tìm là số bị chia . Với dạng bài tập như trên, tôi hướng dẫn học sinh đọc kĩ đầu bài, xác lập mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và điều cần tìm rồi đưa bài toán về dạng bài tập “Tìm một thành phần chưa biết của phép tính” bằng cách đưa ra câu hỏi: Bài tập yêu cầu tìm một số có nghĩa là số đó chưa biết. Vậy ta gọi số cần tìm là x. Theo đầu bài ta có: x : 4 = 5 Đến đây thì học sinh dễ dàng tìm được giá trị của x và trả lời số cần tìm. x : 4 = 5 x = 5 x 4 x = 20 Vậy số cần tìm là 20. Thử lại: 20 : 4 = 5 V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Sau một thời gian áp dụng các biện pháp dạy học đã nêu trên vào thực tế giảng dạy ở lớp 2A do tôi phụ trách, để kiểm chứng hiệu quả của sáng kiến tôi đã ra một đề khảo sát kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh như sau: Bài kiểm tra môn Toán (Thời gian 40 phút) Bài 1: Tính: 4 kg x 3 = 8 cm : 2= 5 dm x 6 = 21 kg : 3 = 3l x 5= 20 cm : 4 = Bài 2: Tìm X, biết: a, X x 4 = 24 X : 3 = 7 Bài 3: Cô giáo có một số quyển vở, sau khi thưởng cho các bạn 25 quyển vở thì cô còn lại 61 quyển vở. Hỏi lúc đầu cô có bao nhiêu quyển v ở? Bài 4: Có 20 cái bánh chia đều vào các hộp, mỗi hộp có 4 cái bánh. Hỏi có mấy hộp bánh? Bài 5: Tìm một số, biết rằng số đó nhân với 3 thì được kết quả là 18. 18/21
- PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút được rất nhiều điều bổ ích cho nghiệp vụ chuyên môn: Quá trình dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng có hai hoạt động rõ ràng: Hoạt động dạy của thầy (giữ vai trò chỉ đạo) ; Hoạt động học của học sinh (giữ vai trò tích cực, chủ động). Hai hoạt động này luôn diễn ra đồng bộ, tạo mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để đạt kết quả cao. Việc dạy học sinh giải bài toán có lời văn là vấn đề quan trọng trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, nó được kết hợp chặt chẽ với nội dung của kiến thức về số học, các yếu tố đại số và các yếu tố hình học. Tôi nhận thấy việc dạy cho học sinh giải bài toán có lời văn thành thạo không phải là khó song cũng không phải là dễ. Bởi vậy, người giáo viên phải làm thế nào cho học sinh hiểu được mục đích quan trọng của giải bài toán có lời văn tạo cơ sở ban đầu cho việc tiếp tục học tập của các em ở các lớp trên. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong việc dạy học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn thì người giáo viên cần làm tốt các vấn đề sau: - Phải có cái nhìn tổng quát về chương trình, đặc biệt là phần giải bài toán có lời vă ở lớp 2gồm những dạng toán nào. Để từ đó xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở khắc phục những nhược điểm, kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học. - Trong quá trình giảng dạy, tuyệt đối giáo viên không nên làm thay hoặc chỉ dẫn quá chi tiết những vấn đề mà học sinh có thể tự giải quyết được (cá nhân hoặc nhóm) mà người giáo viên cần khéo léo tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động học tập (như trao đổi trong nhóm nhỏ, tự thực hành khám phá, trải nghiệm) để đòi hỏi, yêu cầu mỗi học sinh phải tự suy nghĩ, tìm tòi, khám phá xây dựng kiến thức mới rồi thực hành để ghi nhớ kiến thức. Nhờ đó mà giáo viên có thể biết được năng lực của từng học sinh, cũng như các em có chịu suy nghĩ (làm việc) hay không. - Khi dạy học, giáo viên chính là người hướng dẫn, giúp học sinh cách phân tích để hiểu bài toán, xác lập mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và điều cần tìm (biết bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?). Từ đó biết tóm tắt bài toán một cách cô động nhất, để nhìn vào đó học sinh xác định đúng dạng toán. Tự mình biết mình phải sử dụng những kiến thức nào trong các kiến thức đã học vào việc giải bài toán đó. Giúp học sinh nắm được các bước khi thực hiện giải bài toán có lời văn và ghi nhớ các bước đó để vận dụng vào việc luyện tập thực hành. - Các bước thực hiện khi giải bài toán có lời văn gồm: 20/21