Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học tiếng Anh

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc biết ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh có tầm quan trọng rất lớn lao. Tiếng Anh là công cụ tạo điều kiện hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận những thông tin về khoa học kĩ thuật, tiếp cận với các nền văn hóa khác cũng như những sự kiện quốc tế và kho tàng văn hóa phong phú trên thế giới.

Ở Việt Nam, tiếng Anh đã và đang được dạy và học ở tiểu học với tư cách là môn học tự chọn. Trong thời gian không xa, tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc trong các trường Tiểu học trên toàn quốc.

Cùng với việc thay sách giáo khoa ở bậc tiểu học hiện nay thì nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy học là một nhu cầu cấp bách và cần thiết. Chính vì vậy mà việc giảng dạy theo phương pháp mới đang là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn mà bất cứ người giáo viên nào cũng nhận thấy và luôn trăn trở. Chính vì thế, ngoài việc giảng dạy bám sát kiến thức chuẩn của chương trình tiếng Anh tiểu học và theo sách giáo khoa, người giáo viên phải luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp phù hợp nhất để lôi cuốn học sinh yêu thích tiết học tiếng Anh. Có như thế học sinh mới không cảm thấy nhàm chán mà có sự hào hứng chờ đợi tiết tiếng Anh, tham gia tích cực hơn vào tiết học này và tiết học sẽ trôi qua một cách sôi nổi, sinh động đồng thời bản thân các em học sinh sẽ tự mình nâng cao chất lượng học tập. Trăng trở với vấn đề này và qua kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng dạy cũng như tham khảo thêm sách vở và các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học tiếng Anh”. 
 

pdf 16 trang Đào Bích 27/12/2023 7700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_tao_hung_thu_cho_hoc_si.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học tiếng Anh

  1. meat orange juice ` Chicken fish Ngoài việc sử dụng các đồ dùng trực quan để giới thiệu từ mới, chủ đề hay tình huống của bài, giáo viên có thể sử dụng chúng để củng cố bài học nhằm giúp cho học sinh khắc sâu hơn nội dung của bài và học sôi nổi hơn. Theo quan điểm của tôi tất cả các phương tiện dạy học như băng, đài và các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật đều có thể gây cảm hứng thú cho học sinh trong học tập. Trong đó việc sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp gây hứng thú cho học sinh hiệu quả nhất trong giảng dạy ngoại ngữ vì phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, giúp học sinh liên tưởng được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực tiếp, dễ dàng, dễ khắc sâu mà không cần phiên dịch. Với các chủ đề gần gũi, sát thực với cuộc sống thường ngày của bộ sách giáo khoa tiếng Anh từ khối 3 đến khối 5, giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tình huống thông qua các phương tiện trực quan như hình ảnh hay đồ vật thật. c. Khai thác câu trả lời. 5
  2. Possible answers - Play chess - Read books - Listen to music - Jump rope - Write a letter - Dance - Play badminton - Play hide - and - seek Ví dụ: Tôi tổ chức một trò chơi Shask attack ở Unit 1 - Hello - English 3. Tôi chuẩn bị sẵn hình vẽ 1 cô bé và một con cá mập cắt rời, hoặc đôi lúc tôi tự phác họa bằng vài nét đơn giản lên bảng. H E L L O Giáo viên phải kích thích tính năng động, tích cực của học sinh, luôn tạo ra những tình huống ngữ cảnh để giúp học sinh tư duy sáng tạo. Giáo viên phải dự kiến được những trở ngại, lầm lẫn mà học sinh hay vấp phải để có phương pháp giải quyết kịp thời và hợp lý. Ví dụ: Giáo viên phải dự trù tình huống có thể xảy ra khi học sinh hỏi từ có liên quan đến chủ đề bài học khi các em nói hoặc viết. Nếu giáo viên không biết sẽ làm cho học sinh hụt hẫng, mất đi niềm tin. Vì vậy giáo viên 7
  3. Tất cả các chủ đề này đều gây hứng thú cho học sinh và khêu gợi được ở các em tính tò mò rất cao.Vì vậy giáo viên phải biết cách đưa ra các tình huống dạy để lôi cuốn các em vào chủ đề của bài cũng như những hoạt động ở trên lớp. Ví dụ: Khi dạy Unit 10 “At the circus” - Ở rạp xiếc (English 4) để thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động trên lớp, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Teacher: Do you ever go to the circus? (Các em đã từng đến rạp xiếc chưa?) Student: Yes,we do. (Có ạ) Teacher: Which animals do you like ? (Con vật nào ở rạp xiếc các em thích?) Student: Monkeys, bears (khỉ, gấu ) Teacher: Vậy hôm nay chúng ta sẽ nói về chủ đề :”Rạp xiếc’. Sau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh một số từ mới nói về các con vật ở rạp xiếc và hướng dẫn cách đọc cho các em. f. Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh. Như đã nói ở trên, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em cảm thấy hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Do vậy ngoài việc sử dụng các tình huống thách đố nhằm tạo hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào những hoạt động trên lớp, giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên các em trong học tập. Để giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học, tránh không nên đưa ra những yêu cầu quá cao đối với học sinh. Ngoài ra giáo viên cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành. 9
  4. Học sinh chuản bị đầy đủ tất cả các vấn đề mà giáo viên đã dặn dò ở tiết học trước: học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới, phân công sưu tầm tranh, vẽ tranh, đem đồ vật thật để minh họa bài mới, tăng thêm phần sinh động cho tiết dạy. Trước khi vào bài mới, học sinh nên tìm hiểu nội dung bài, nếu có thể học sinh nên nghe băng, đĩa trước ở nhà để khi vào lớp học sinh chỉ tập trung vào những phần mà mình chưa hiểu, chưa học hoặc những phần giáo viên mở rộng. Có như thế tôi tin rằng chất lượng học tập của học sinh nhất định tiến bộ không ngừng. 3. Trình bày đồ dùng dạy học (use teaching aids). Khi dạy đến phần nào, giáo viên treo tranh hướng dẫn phần đó.Nhìn tranh giáo viên có thể đặt một số câu hỏi cho học sinh trả lời. Qua những câu hỏi học sinh sẽ phát triển được kĩ năng nghe và nói, đồng thời vừa tiếp thu mau chóng nội dung bài mới, vừa củng cố được vốn từ vựng của bài cũ. Ngoại ngữ là một môn học khó thuộc, mau quên nên những đồ vật thật sẽ giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu ngữ liêu mới. 4. Tạo ra sản phẩm (Production). Qua những mẫu hội thoại, giáo viên có thể cho học sinh diễn kịch hoặc đóng vai các nhân vật, điều này có thể giúp học sinh hiểu và mau thuộc bài hơn. Ví dụ: Unit 12 - A1 - Directions and road signs (English 5) Man: Excuse me, where’s the museum? Nam: Turn right. It’s on your left. Man: Thank you very much. Nam: You’re welcome. 11
  5. ngại ngần mỗi khi giáo viên gọi lên trả lời câu hỏi hay kiểm tra bài cũ, mà trái lại học sinh xung phong rất nhiệt tình. Trên thực tế, tôi nhận thấy các em tiến bộ rõ rệt cả về ý thức học tập và kết quả học tập. Là một giáo viên nhìn thấy trực tiếp những tiến bộ như thế của học sinh, đặc biệt thấy các em ham học hơn, yêu thích học tiếng Anh hơn, tôi thấy rất vui. Đó cũng là những động lực giúp tôi cảm thấy yêu nghề, gắn bó với nghề hơn, đồng thời cố gắng hết sức tìm ra nhiều phương pháp hay có thể giúp học sinh của mình tiến bộ, giao tiếp tốt và tự tin khi bước vào tiết học tiếng Anh. C. KẾT LUẬN. Giáo dục tích cực học tiếng Anh cho học sinh là nội dung cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Từ những ngày đầu ở trong trường chúng ta đã được rèn luyện cho các em tính tự giác sáng tạo trong học tập, làm cho các em thấy được vai trò của chính bản thân là vô cùng quan trọng. Các em luôn đặt mình vào thế chủ động lĩnh hội, nhiệt huyết và gần gũi với học sinh. Luôn tạo ra một không khí sôi nổi để hướng cho học sinh mục tiêu cuối cùng là trang bị cho các em những kiến thức cơ bản. Muốn vậy giáo viên không chỉ có kiến thức sâu rộng mà cần có nhiều phương pháp để vận dụng trong những tình huống cụ thể và phù hợp nhất. Giáo viên chúng ta phải thổi vào học sinh một sự đam mê học tập, từ đó mới đánh thức được lòng tin trong các bậc phụ huynh để họ cùng đội ngũ giáo viên chúng ta thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục của nước nhà. Một khi học sinh xem giáo viên là thần tượng của mình, học sinh sẽ thích tiếp xúc với giáo viên hơn vì đây là cơ hội tốt nhất để giáo viên phát hiện ra tính tích cực và tiêu cực của học sinh, nhằm để có biện pháp phát huy hay khắc phục kịp thời. Học sinh chỉ thích môn học khi nào các em không còn thấy tiết học là một chuỗi thời gian dài nặng nề. Từ đó các em sẽ siêng năng học hơn, đầu tư vào bài học, tiếp thu bài một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao trong học tập. 13
  6. MỤC LỤC B. Đặt vấn đề (Lí do chọn đề tài). C. Giải quyết vấn đề. I. Cơ sở lí luận. II. Biện pháp thực hiện. 1. Sự chuẩn bị của giáo viên (Teacher’s preparation). 2. Sự chuẩn bị của học sinh (Students’ preparation). 3. Trình bày đồ dùng dạy học (Use teaching aids). 4. Tạo ra sản phẩm (Production). III. Những điều đã làm được trong quá trình giảng dạy áp dụng những thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh. C. Kết luận. 15