Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 1 giải toán có lời văn

1. Tầm quan trọng của môn toán trong chương trình tiểu học.

Chương trình toán của Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn và một số yếu tố hình học đơn giản.

Môn Toán ở Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.

Môn Toán có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con ngừoi. Môn Toán là “chìa khóa” mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy môn Toán là bộ môn không thể thiếu trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin vào sự phồn vinh của quê hương đất nước.
doc 25 trang Đào Bích 22/12/2023 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 1 giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_1_giai_toan_co.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 1 giải toán có lời văn

  1. “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn” B. Nội dung I. vị trí và tầm quan trọng của giải toán có lời văn. 1. Cơ sở lý luận. Trong chương trình môn Toán Tiểu học: Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Toán ở Tiểu học. Nội dung của việc giải Toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung của số học các số tự nhiên, đại lượng cơ bản và yếu tố đại số, hình học trong chương trình. Vì vậy việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở những điểm sau: a. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu, khuyết điểm của các em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để từ đó giúp các em khắc phục. b. Các bài toán có lời văn có mối liên hệ với cuộc sống giúp học sinh thành thành và rèn luyện những kĩ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng các kĩ năng đó trong cuộc sống. c. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động tích cực, các em phải phân biệt cái gì đã cho, cái gì phải tìm, thiết lập mối quan hệ giữa các dự kiện, giữa cái đã cho, cái phải tìm, suy luận, nêu lên những phán đoán rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra Hoạt động trí tuệ trong giải toán góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, óc độc lập suy nghĩ. * Nội dung chương trình toán lớp 1 - Tiểu học ở lớp 1 môn Toán học 4 tiết / tuần x 35 tuần = 140 tiết. Nội dung bao gồm 4 phần chính, đó là: A. Số học 1) Các số đến 10. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10. 2) Các số đến 100. Phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. B. Đại lượng và đo đại lượng 5/22
  2. “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn” Ví dụ: Khi dạy giải toán ở lớp 1, giáo viên cho học sinh quan sát tranh, sau đó lập tóm tắt đề bài qua tranh vẽ, rồi mới đến bước chọn phép tính. Ví dụ 1: Viết phép tính thích hợp  và   Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh - nêu bài toán rồi điền phép tính vào ô trống (Ví dụ: Lan có 1 bông hoa, Hà có 2 bông hoa. Hỏi cả hai bạn có mấy bông hoa?). Phép tính thích hợp của bài toán đã nêu là: 1 + 2 = 3. Ví dụ 2: Viết phép tính thích hợp Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh rồi nêu bài toán, sau đó viết phép tính ứng với bài toán đã nêu. Chẳng hạn: + Bài toán 1: “Có 4 con chim đang đứng, 2 con chim bay đi. Hỏi tất cả có mấy con chim?” Phép tính tương ứng: 4 + 2 = 6 Hoặc 2 + 4 = 6 + Bài toán 2: “Có 6 con chim đang đứng, 2 con chim bay đi. Hỏi còn lại mấy con chim?” Phép tính tương ứng: 6 – 2 = 4 + Bài toán 3: “Có tất cả 6 con chim, 4 con chim đứng lại. Hỏi có mấy con chim bay đi?” Phép tính tương ứng: 6 – 4 = 2 7/22
  3. “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn” - Có : gà mẹ - Có : gà con - Có tất cả : ? con gà - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn tranh vẽ, nêu bài toán và điền số vào phần tóm tắt. - Hướng dẫn học sinh trả lời: Muốn tìm xem có tất cả mấy con gà thì phải làm tính gì? - Hướng dẫn học sinh điền vào ô trống và tính: 1 + 7 = 8 hoặc 7 + 1 = 8 Ví dụ 3: Viết phép tính thích hợp  Tóm tắt: - Có tất cả : con chim - Bay đi : con chim - Còn lại : ? con chim Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện: - Quan sát tranh vẽ, nêu bài toán (Lúc đầu có 6 con chim, sau đó có 2 con bay đi. Hỏi còn lại mấy con chim?). - Học sinh điền số đã cho vào phần tóm tắt. - Có 6 con chim, bay đi 2 con. Muốn tìm xem còn lại mấy con thì phải làm tính gì? (Tìm phần còn lại). - Điền số vào ô trống và tính: 6 – 2 = 4 Việc sử dụng hình vẽ hay sơ đồ để minh họa các điều kiện của bài toán là có ích đối với học sinh Tiểu học. Tuy nhiên cần hiểu rõ tác dụng của chúng (là chỗ dựa cho suy luận) trong việc giải toán. Đối với các bài toán dễ hoặc đã nắm 9/22
  4. “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn” sinh dễ dàng thấy được mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng tạo ra hình ảnh cụ thể giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi giải toán. Ví dụ: Một sợi dây dài 16cm, đã cắt đi 5cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét? Sơ đồ: ?cm 5cm 16cm a. Đề bài của bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần: - Phần đã cho biết còn gọi là giả thiết của bài toán. - Phần phải tìm hay còn gọi là kết luận của bài toán. Ngoài ra, trong đề toán có nêu mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải tìm hay thực chất là mối tương quan phụ thuộc vào giả thiết và kết luận của bài toán. b. Quy trình của bài toán có lời văn thường thông qua các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán. Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc đề toán (dù bài toán cho dưới dạng bài toán hoàn chỉnh hoặc dạng tóm tắt, sơ đồ). Học sinh cần đọc kĩ, hiểu rõ bài toán cho biết cái gì, cho biết điều kiện gì, và đặc biệt là bài toán hỏi gì? Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào học sinh chưa hiểu rõ thì tôi hướng dẫn học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang làm. Sau đó học sinh thuật lại bài toán bằng lời vắn tắt mà không cần đọc lại nguyên vẹn bài toán. Ngay từ những ngày đầu học toán, tôi rất chú ý tập cho học sinh thói quen tự tìm hiểu bài toán và hết sức tránh tình trạng học sinh vừa đọc xong đề đã vội vàng bắt tay vào giải ngay. Bằng hệ thống câu hỏi, tôi thường giúp học sinh hiểu rõ mỗi bài toán đều gồm có 2 bộ phận: - Bộ phận thứ nhất là: “những điều kiện đã cho” (dữ kiện) - Bộ phận thứ hai là: “cái phải tìm” (câu hỏi) 11/22
  5. “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn” Sau đó tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng các câu hỏi như sau (vừa hỏi giáo viên vừa ghi bảng tóm tắt của bài toán, còn học sinh dùng thước kẻ và bút chì gạch chân vào SGK) GV ghi bảng - Có mấy con gà? (5 con) - Có : 5 con - Thêm mấy con gà? (3 con) - Thêm : 3 con - Bài toán hỏi gì? (tất cả) - Tất cả : ? con Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán tôi hướng dẫn học sinh: Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học bằng việc đi từ câu hỏi của bài toán đến số liệu hoặc ngược lại đi từ số liệu đến câu hỏi của bài toán. Ví dụ, ở bài toán trên ta có thể xuất phát từ câu hỏi của bài toán đến các dữ kiện: Bài toán hỏi gì? (Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?) Muốn tìm xem tất cả có bao nhiêu con gà thì phải làm tính gì? (Phải làm tính cộng 5 + 3) Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán Giải bài toán. Học sinh phải trình bày giải toán theo trình tự - Viết câu lời giải - Viết phép tính - Viết đáp số Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải toán và trình bày bài giải. Mỗi bài đều có câu lời giải, phép tính, đáp số. Muốn phân tích được tình huống, lựa chọn phép tính thích hợp các em cần nhận thức được cái gì đã cho, cái gì phải tìm, mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Trong bước đầu giải toán, việc lựa chọn phép tính thích hợp đối với các em là một việc khó. Để giúp các em khắc phục khó khăn này, cần dựa vào hoạt động cụ thể của các em với vật thật, với mô hình, dựa vào tranh minh họa nhằm làm cho các em hiểu khái niệm “thêm” với phép cộng, khái niệm “bớt” với phép trừ. 13/22
  6. “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn” Từ bức tranh có 4 con gà trong chuồng, thêm 3 con gà nữa vào đó. Sau khi học sinh điền tiếp tính vào dãy ô trống: 4 + 3 = 7 Tôi thường hỏi tiếp: - Vậy có tất cả mấy con gà? (có tất cả 7 con gà) Hoặc “Số gà có tất cả là bao nhiêu con?” (Số gà có tất cả 7 con) Cứ làm như vậy nhiều lần học sinh sẽ quen dần với cách nêu trả lời bằng miệng. Do đó các em sẽ dễ dàng viết được ngay câu trả lời sau này. Khi hướng dẫn học sinh đặt câu, lời giải tôi thường hướng dẫn học sinh phải dựa vào câu hỏi. Ví dụ 2: Hà có 6 bông hoa. Mi có 4 bông hoa. “Hỏi cả hai bạn có tất cả mấy bông hoa?”. - Cách 1: Bỏ bớt từ đầu tiên “hỏi” và cụm từ “mấy bông hoa” để có câu lời giải “Cả hai bạn có tất cả là”. - Cách 2: Bỏ từ “hỏi” thay từ “mấy” bằng “số”, “thay dấu”, bằng từ “là” và dấu “:” để có câu lời giải: “Cả hai bạn có số bông hoa là”. - Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là “cốt câu: lời giải rồi thêm chút ít. Chẳng hạn: Dòng cuối cùng của tóm tắt “Có tất cả bông hoa?”, học sinh viết câu lời giải “Có tất cả số bông hoa là:”. - Cách 4: Sau khi học sinh phân tích đề và đã tìm ra kết quả (chẳng hạn: 4 + 6 = 10 (bông hoa). Tôi hỏi: “10 bông hoa này là của ai? (là số hoa của cả hai bạn). Từ câu trả lời này giúp các em sửa thành câu lời giải: “Số hoa của hai bạn là:”. Hay: “Hà và Mi có số hoa là:” Hay: “Tất cả có:” Hay: “Số hoa có tất cả là:” Tôi thường khuyến khích các em nghĩ ra nhiều cách đặt câu lời giải khác nhau nhưng phải biết lựa chọn câu hỏi giải ngắn gọn và đủ ý nhất để viết vào phần lời giải. 15/22
  7. “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn” học sinh nêu được câu hỏi của bài toán thì mới có thể nêu được lời giải của bài toán. Tuy nhiên, tôi không áp đặt học sinh làm theo ý mình mà luôn khuyến khích học sinh nêu câu lời giải theo sự hiểu biết của mình. Vậy để viết được lời giải phụ thuộc vào câu hỏi. Câu hỏi có một chức năng quan trọng vì việc lựa chọn phép tính thích hợp được quy định không chỉ bởi các dữ kiện, mà còn bởi các câu hỏi. Với cùng những dữ kiện như nhau có thể đặt câu hỏi khác nhau, do đó việc lựa chọn phép tính cũng sẽ khác. Việc thấu hiểu câu hỏi của bài toán là điều kiện căn bản để giải đúng bài toán đó. Nhưng trẻ em ở giai đoạn đầu khi mới giải toán chưa nhận thức được đầy đủ chức năng của câu hỏi trong bài toán. Để rèn luyện cho các em suy luận đúng, cần giúp các em nhận thức được chức năng quan trọng của câu hỏi trong bài toán. Muốn vậy có thể dùng một số biện pháp thường xuyên gợi cho em phân tích đề toán để xác định cái đã cho, cái phải tìm, các dữ kiện của bài toán, câu hỏi của bài toán. b) Hướng dẫn chọn và viết phép tính. Sau khi học sinh biết chọn và viết câu lời giải, phần tiếp theo của bài giải là biết chọn và viết phép tính. Khi chọn phép tính giải, dĩ nhiên phải sau khi học sinh tìm hiểu kỹ đề toán, đã xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm. Chẳng hạn: - Bài toán cho biết gì (Mẹ có 20 cái bát) - Còn cho biết gì nữa? (Mẹ mua 10 cái nữa) - Bài toán hỏi gì? (Mẹ có tất cả bao nhiêu cái bát) Tôi hỏi tiếp: “Muốn biết mẹ có tất cả bao nhiêu cái bát em làm tính gì? (tính cộng) “Mấy cộng mấy?” (20 + 10) Hoặc: “Mẹ có tất cả bao nhiêu cái bát?” (30) Con làm thế nào để được 30? (20 + 10 = 30) Tới đây tôi gợi ý để học sinh nêu tiếp: Số 20 chỉ gì? (Số bát) Nói: “20 này chỉ số bát” nên ta viết “cái bát” vào trong ngoặc đơn: 20 + 10 = 30 (cái bát) 17/22
  8. “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn” - Bài toán cho biết gì? (Lớp Một trồng 35 cây, lớp hai trồng 50 cây) - Bài toán hỏi gì? (Cả hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây?) - Học sinh nêu tóm tắt bằng lời, giáo viên ghi lên bảng, chẳng hạn: Lớp Một : 35 cây Lớp Hai : 50 cây Cả hai lớp : .cây? - Muốn biết cả hai lớp trồng được bao nhiêu cây, ta làm tính gì? ( ta lấy số cây của lớp Một cộng với số cây của lớp Hai). - Học sinh tự giải bài toán rồi chữa bài. Ví dụ 3: Nhà An có 9 con gà. Mẹ đem bán đi 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà? - Giáo viên đọc bài toán, rồi đặt các câu hỏi sau: + Có tất cả mấy con gà? (9 con) + Đã bán đi mấy con gà (3 con) + Bài toán hỏi gì? (Nhà An còn lại mấy con gà?) - Học sinh nêu tóm tắt bài toán (bằng lời), giáo viên ghi lên bảng. - Giáo viên nêu câu hỏi về chọn phép tính: có 9 con gà, bán đi 3 con gà. Muốn tìm xem còn lại mấy con gà thì phải làm tính gì? -Giáo viên hướng dẫn cách trình bày bài giải: Câu trả lời, phép tính đáp số. - Giáo viên nhấn mạnh: Muốn tìm phần còn lại thì phải dùng phép tính trừ. Bài giải Số con gà còn lại là: 9 – 3 = 6 (con gà) Đáp số: 6 con gà Ví dụ 4: Tổ em có 9 bạn trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có mấy bạn nam? Giáo viên cần dựa vào hình vẽ minh họa ? nam 5 nữ bài toán, làm cho học sinh hiểu rằng: ở đây ta có tổng thể (9 bạn) đã biết, tổng thể này gồm hai bộ phận: một bộ phận đã biết (5 bạn nữ) C và một bộ phận chưa biết (bao nhiêu bạn nam). B 19/22 A 9 bạn
  9. “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn” Dạng 2: Bình cho Dũng 4 viên kẹo thì Bình còn lại 12 viên kẹo. Hỏi Bình có tất cả bao nhiêu viên kẹo? - Các bài toán giải bằng suy luận: Dạng 1: Dũng có 25 viên bi, Minh có 27 viên bi. Toàn có nhiều bi hơn Dũng nhưng lại ít hơn Minh. Hỏi Toàn có bao nhiêu viên bi? Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm một số lớn hơn 25 và bé hơn 27. Số đó là 26 vì 25 < 26 < 27 Vậy Toàn có 26 viên bi. Dạng 2: Toàn có một số bi xanh và bi đỏ. Biết rằng số bi của Toàn bé hơn 10, số bi đỏ hơn số bi xanh là 7 viên. Hỏi Toàn có bao nhiêu viên bi đỏ, bao nhiêu viên bi xanh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào những dữ kiện của bài toán cho biết: + Số bi của Toàn bé hơn 10. Vậy Toàn có nhiều nhất 9 viên bi. + Bi đỏ hơn bi xanh là 7 viên, vậy bi đỏ có 8 viên + Số bi xanh là 9 – 8 = 1 viên Vậy Toàn có 1 viên bi xanh, 8 viên bi đỏ. Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn” tôi thấy việc học sinh biết đọc kỹ đề toán, phân tích đề, tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố toán học, lược bỏ những cái rườm rà có trong bài toán đã giúp các em biết giải toán dễ dàng hơn và không nhầm lẫn đáng tiếc những sai sót nhỏ trong học toán. Đặc biệt đã khắc phục được tình trạng ghi nhớ máy móc khi giải toán. Tư duy của các em cũng sắc bén, linh hoạt hơn. Từ đó các em thấy bình tĩnh, tự tin, thích học toán và đã giải toán thành thạo hơn, ít nhầm hơn. Trong đợt kiểm tra cuối học kì I, kết quả đạt như sau: Sĩ số: 61 học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 22= 36% 31 = 51% 8 = 13% 21/22
  10. “Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn” Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một, tôi thấy học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu sâu dạng toán và hứng thú say mẹ học tập. Thông qua cách trình bày lời giải, các em tin tưởng vào học toán nhiều hơn. Điều đó góp phần vào nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán ở bậc tiểu học đặc biệt là ở lớp Một. Cuối cùng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thanh Xuân, ngày 10 tháng 3 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết không sao chép nội dung của người khác 23/22