Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1

Giáo dục Tiểu học là nền móng vô cùng quan trọng của hệ thống giáo dục quốc gia, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện. Giáo dục Tiểu học vừa tạo điều kiện cơ sở cho trẻ có thể tiếp tục học lên trung học, vừa chuẩn bị kiến thức kĩ năng cần thiết để các em có thể bước vào cuộc sống lao động, dễ dàng thích nghi với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Như chúng ta đã biết “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trưởng thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2 – Luật giáo dục).

Môi trường là tập hợp các điều kiện vật lí và sinh học mà các sinh vật tồn tại trong đó. Môi trường của con người gồm các lĩnh vực khác nhau, các khu vưc và nhiều địa phương. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà môi trường của con người đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Do đó việc giáo dục môi trường cần nhấn mạnh tới sự giải quyết và tham gia phòng ngừa các vấn đề bức xúc của môi trường.

Giáo dục môi trường có ý nghĩa rất quan trọng cho cuộc sống của mỗi con người. Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn của đất nước, của nhân loại, là một trong yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quan đến sự phát triển kinh tế – xã hội, gắn liền với sự xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, ổn  định chính trị và an ninh quốc gia. Công tác bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay và đã có quyết định: “Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông” (Điều 107, khoản 2, năm 2005)
docx 23 trang Đào Bích 22/12/2023 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_bao_ve_moi_truong_long_ghep_t.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1

  1. B. thực trạng tại trường tiểu học: Trước đây, công tác giáo dục môi trường chưa phát triển theo hướng phát triển hoàn thiện cả về nội dung, đối tượng, cách tiếp cận và phương pháp tiến hành. Do đó công tác giáo dục môi trường chỉ chú trọng giáo dục về môi trường, nghĩa là mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức và nhận thức về môi trường trong nhà trường. Giáo viên chưa chú trọng nhiều đến giáo dục trong môi trường và việc giáo dục vì môi trường. Nên học sinh đã có một số kiến thức về môi trường nhưng thiếu đầy đủ, thiếu hệ thống và toàn diện, chưa có thái độ tích cực, chủ động và sẵn sàng vì môi trường. Thực tế, công tác giáo dục môi trường còn hạn chế cả về chất lượng và hiệu quả, hoạt động giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong môn đạo đức còn nhiều hạn chế. Tôi đã trao đổi với các đồng nghiệp ở tất cả các khối lớp và nhận thấy rằng: + Học sinh nhận thức về môi trường chưa phong phú, thiếu sâu sắc và chưa toàn diện, kiến thức thiếu tính hệ thống. Các em chủ yếu nhận thức các vấn đề về môi trường cụ thể ở địa phương, còn các vấn đề chung của đất nước và của thế giới thì hạn chế. + Nhiều em chưa quan tâm đến nguyên nhân và hậu quả của biến đổi môi trường đối với đời sống con người. Sự tác động của bài học trên lớp ở bộ môn Đạo đức còn ít. + Giáo viên và học sinh còn có khoảng cách giới hạn trong nhận thức về môi trường. + Công tác giáo dục môi trường chưa hướng vào yêu cầu về môi trường, vì môi trường và trong môi trường. + Đội ngũ giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức, hiểu biết nhiều về giáo dục môi trường. Nhận thức, thái độ, kĩ năng tổ chức các hoạt động cho học sinh có nhiều hạn chế. + Qua thực tế nhiều lần cho học sinh đi thăm quan, hàng ngày ở trường, có một số em tự ý ngắt hoa hoặc dẫm lên thảm cỏ; nhìn thấy bạn ngắt lá cây hoặc đu lên cây ở trường, em đó không khuyên ngăn bạn, không thưa với cô giáo, không nhắc bạn? Em bình thản cho việc làm đó là chuyện bình thường.
  2. mọi người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống (nguồn nước bị ô nhiễm). 3. Bài “Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập”. Học sinh biết sắp xếp sách vở và đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp là biết giữ gìn vệ sinh lớp học thông qua đó giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tập thể. 4. Bài “Gia đình em”. Bằng tình cảm yêu quý và biết ơn công nuôi dưỡng của cha mẹ, giáo dục học sinh biết giúp đỡ cha mẹ những việc nhà điều đó cũng thể hiện giáo dục vệ sinh nơi ở, giáo dục bảo vệ môi trường gia đình. Việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường là vô cùng cần thiết ở phân môn đạo đức lớp 1. II. Các giải pháp chung: 1. Xác định mục tiêu cụ thể khi tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào bài dạy: - Về kiến thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu phù hợp với độ tuổi, đặc điểm tâm lí. Học sinh hiểu được vai trò của con người đối với môi trường, quan hệ của môi trường đối với con người. - Về nhận thức: Thông qua tiết dạy môn Đạo đức, tôi đã giúp học sinh có nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trường, với các vấn đề của môi trường như thế nào. - Về thái độ: Thông qua bài giảng, tôi đã khuyến khích học sinh tôn trọng và quan tâm vai trò quan trọng của môi trường, thúc dục học sinh có ý thức tham gia tích cực vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường, nhắc nhở người khác cùng thực hiện những hành vi cải thiện và bảo vệ môi trường. - Về kĩ năng: Thông qua bài giảng, tôi đã hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng để cải thiện, bảo vệ và giữ gìn môi trường như: kĩ năng nhận biết và phân biệt, kĩ năng phân tích dấu hiệu với nguyên nhân để xác định, dự đoán, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề bức xúc của môi trường. Tôi đã tạo những tình huống (cơ hội) để thúc đẩy học sinh tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, giúp các em tự biết đưa ra những quyết định bảo vệ môi trường một cách đúng đắn.
  3. * Y thể hiện hành vi đúng, học sinh giơ thẻ đỏ. * Y thể hiện hành vi chưa đúng, học sinh giơ thẻ xanh. * Không xác định hành vi đó đúng hay sai, học sinh giơ thẻ vàng. Kết thúc trò chơi tổ nào có nhiều bạn sai, tổ đó thua. Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp: Phương pháp động não, đàm thoại, kể chuyện, giảng giải; phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn; và đặc biệt còn có phương pháp huy động sự tham gia của hoạt động giáo dục đó là phụ huynh học sinh. Đổi mới các phương pháp và sử dụng kết hợp các phương pháp một cách phù hợp trong từng phần, từng bài khi dạy lồng ghép giáo dục môi trường vào phân môn Đạo đức tạo cho học sinh hứng thú học tập, dần dần tạo cho các em từ ý thức biết bảo vệ môi trường chuyển thành thói quen. b - Kĩ năng để tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường: Khi tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Đạo đức, tôi tự tìm hiểu và sử dụng thành thạo một số kĩ năng quan trọng nhằm giúp học sinh có được kĩ năng thực hành để tích cực tham gia giải quyết các vấn đề môi trường. Đó là các kĩ năng: - Kĩ năng nhận biết các vấn đề môi trường (Vấn đề bức xúc của môi trường) VD: Khi dạy bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 1) * Phần giới thiệu bài: Tôi đưa hình ảnh con người chặt phá rừng (Giới thiệu bài) * Tôi đưa ra câu hỏi: + Bức tranh vẽ cảnh gì? (Con người đang chặt phá cây cối) Thông qua đó, học sinh nhận biết được môi trường đang bị bàn tay con người tàn phá. - Kĩ năng xác định các vấn đề môi trường (phân biệt các dấu hiệu và nguyên nhân)
  4. - Kĩ năng tổ chức và xây dựng thực hiện kế hoạch hành động giáo dục bảo vệ môi trường. Đây là kĩ năng được tổ chức một cách thường xuyên, học sinh được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường, của cô giáo. VD: - Hàng ngày, học sinh tự biết sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng và vệ sinh lớp sạch sẽ. - Hàng tuần, học sinh tổng vệ sinh lớp học cùng cô giáo. - Hàng tháng, các tổ trưởng tổng hợp = GV khen thưởng, động viên học sinh biết giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Kĩ năng thiết kế giáo án lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học: Để có được giáo án giáo dục bảo vệ môi trường, tôi lồng ghép kĩ năng lĩnh hội tri thwucs vào quá trình học của học sinh. Những kĩ năng lĩnh hội tri thức gồm: + Quan sát sự vật hiện tượng trong tiết dạy. + Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. + Lĩnh hội kiến thức: Học sinh thảo luận, giải thích, xác định và tóm tắt các thông tin được cung cấp hoặc tự phát hiện ra. + Phân tích: Tôi giúp học sinh chia nhỏ các thông tin thành nhiều phần, nhiều ý tưởng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở đó học sinh có thể suy luận, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra kết luận. + Tổng hợp: Tôi giúp học sinh liên kết các ý tưởng rời rạc, khác nhau thành một vấn đề tổng thể, đồng thời giúp học sinh có khă năng suy đoán, tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề của bài học. + Phân biệt: Tôi giúp học sinh có khả năng đối chiếu các ý tưởng khác nhau tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của các hiện tượng để tìm ra các ý tưởng hợp lí nhất. + Diễn đạt: Học sinh lưu loát, mạch lạc, rõ ràng ý tưởng của mình. + Đánh giá: Tôi giúp học sinh có thể tự nhận xét đánh giá việc làm trong các tình huống cụ thể hoặc các thông điệp khác nhau, tiến tới các em tự ra quyết định và tán thành theo quyết định đó (Đúng - Sai)
  5. - Nội dung các bài tập, nội dung tiểu phẩm. - 3 mẫu cây - Băng đĩa hình có hình ảnh tranh vẽ về giáo dục môi trường 2 – Học sinh: - Mỗi học sinh 1 vở bài tập Đạo đức; 1 bút sáp màu. - Thuộc bài thơ: Chăm vườn hoa - Thuộc bài hát: Ai trồng cây + Ra chơi vườn hoa. IV – Các hoạt động dạy và học: A – Kiểm tra bài cũ: Phương pháp, hình thức tổ chức Phương Thời Nội dung kiến thức và kỹ các hoạt động dạy học tiện gian năng cơ bản Hoạt động của thầy Hoạt động của trò sử dụng 5’ - Nhắc tên bài 14 (tiết 1) - ích lợi của cây - Yêu cầu học sinh hát bài: Ai - Hát, múa bài “Ai trồng cây. trồng cây” - Qua bài hát, cây và hoa giúp - Qua bài hát con ích gì cho cuộc sống con thấy cây và hoa có người? giúp cho con người có bóng mát, có chim hót - Đọc lại ghi nhớ. - 2 học sinh đọc - Cần biết bảo vệ cây. - Muốn bảo vệ cây và hoa con - Muốn bảo vệ cây cần phải làm gì? và hoa con cần phải tưới cây, chăm sóc cây hàng ngày, không bẻ cành, hái hoa nơi công cộng - Nhận xét - đánh giá.
  6. - Vì sao tranh 5,6 nối với khuôn - Nhận xét, bổ mặt mếu? sung - Vậy qua bài này các bạn nhỏ - hs nêu đã làm gì để bảo vệ hoa và cây? - Con biết những việc làm nào 3 – 4 hs nêu bảo vệ hoa và cây. Ngoài tất cả những việc các con vừa kể, các rác thải, khói bụi (đưa tranh, rác thải) của nhà máy cũng làm ảnh - Quan sát tranh hưởng đến sự sống của cây. - Treo tranh bài tập 3 - Đọc đề bài Bài tập 3 yêu cầu gì? - Con tô màu vào bức tranh có - Tô màu việc làm góp phần làm cho môi 5’ trường trong lành. - Con tô màu vào những tranh - hs trả lời nào? Vì sao? - Tranh nào con không tô? Vì sao? - Con đã làm gì để bảo vệ cây? - Cần trồng cây, tưới cây, Kết luận: vun gốc, làm hàng Cô cũng nhất trí với cách tô rào để bảo vệ hoa và cây màu như các con, vì trồng cây, tưới cây, vun gốc, làm hàng rào là những việc bảo vệ cây và hoa, góp phần làm cho môi
  7. như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành. 4 – Hoạt động 3: Giới thiệu tranh và kế hoạch bảo vệ hoa và cây - Mục tiêu: Học sinh tự giới thiệu việc đã làm, kế hoạch bảo vệ hoa và cây - Tiến hành: Phương pháp, hình thức tổ chức Phương Thời Nội dung kiến thức các hoạt động dạy học tiện gian và kỹ năng cơ bản Hoạt động của thầy Hoạt động của trò sử dụng 5’ - HS tự để tranh của nhóm mình trên mặt bàn - Treo 3 bức tranh - 3hs giới thiệu nội dung bức tranh của nhóm mình - GV nhận xét những tranh khác: - HS nếu ý kiến và trả khen vẽ đẹp, đúng chủ đề bảo vệ lời hoa và cây - Con nêu kế hoạch chăm sóc cây và hoa ở trường. - Nêu kế hoạch chăm sóc cây và hoa ở nhà. - Các con chăm sóc hoa và cây ở nhà, ở trường để làm gì? - Ngoài biết bảo vệ hoa và cây ở nhà, ở trường còn biết bảo vệ hoa và cây ở đâu?
  8. Phương pháp, hình thức tổ chức Phương Thời Nội dung kiến thức các hoạt động dạy học tiện gian và kỹ năng cơ bản Hoạt động của thầy Hoạt động của trò sử dụng 3’ - Nêu yêu cầu HS hát hoặc - Đọc thơ. đọc bài thơ. - Hát 1 bài. - Chăm sóc và bảo vệ KL: Các bài thơ, bài hát hoa và cây. các con vừa trình bày đều thể hiện bảo vệ hoa và cây. Vậy từ nay các con sẽ tiếp tục bảo vệ hoa và cây thường xuyên để sân trường luôn mát, mẻ, không khí trong lành, các con khỏe mạnh và học tập tốt. C. Mở rộng và dặn dò (2’) Bật vô tuyến có hình ảnh và nêu: Không có cây xanh và hoa môi trường sẽ mất đi vẻ đẹp và bị ô nhiễm, con người sẽ bị mắc rất nhiều bệnh tật; con vật cũng không có nơi sinh sống. (GV đưa hình ảnh: Bệnh nhân cấp cứu ở bệnh viện, cá ở ao bị chết do môi trường ô nhiễm). Vậy ngay từ hôm nay, các con hãy tham gia trồng cây và bảo vệ cây ở nhà hoặc ở trường, ở mọi nơi, tuyên truyền để mọi người cùng tham gia bảo vệ hoa và cây xanh. Hoa và cây xanh không chỉ tạo môi trường đẹp và trong lành, đem lại sức khỏe cho mọi người mà còn là nơi sinh sống của rất nhiều động vật. Cây xanh là tài nguyên vô giá cần được bàn tay con người chăm sóc, bảo vệ và phát triển (Đưa hình ảnh rừng cây xanh, các con thú sống trong rừng) - Bật nhạc bài hát: Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có còn đẹp mãi được không. Điều đó còn tùy thuộc vào bạn, tùy thuộc vào bạn mà thôi. D. Một số bài có lồng ghép một phần mang nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Bài “Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập” (Tiết 2) * Tôi tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân bằng trò chơi: “Thi xem ai sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp trên mặt bàn và tủ cá nhân”.
  9. Phần iii Kết luận Giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện thông qua việc tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Đạo đức đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển ở học sinh ý thức và hiểu biết về môi trường, hình thành thái độ tích cực, chủ động, tự giác và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ, giữ gìn và cải thiện môi trường; hình thành ở các em những giá trị ban đầu, cơ bản, đúng đắn về môi trường, bước đầu hình thành ở các em những năng lực cần thiết để các em có khả năng tham gia các hoạt động thực tế nhằm bảo vệ, gìn giữ và cải thiện môi trường. Hình thức tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học Đạo đức là phương thức giáo dục rất thiết thực, có hiệu quả cao, phát huy ảnh hưởng rất lớn đến các em và mọi người. Các giải pháp đúc rút trong đề tài này có ý nghĩa và giá trị thực tiễn cao. Góp phần không nhỏ vào chương trình hành động bảo vệ môi trường tại trường Tiểu học.