Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập môn Toán Lớp 1 qua các trò chơi

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác là cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn toán ở trường tiểu học là một môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.

Môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Môn Toán còn là môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái quát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh.

Môn Toán còn góp phần giáo dục lí trí và những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kĩ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới. 
 

pdf 20 trang Đào Bích 22/12/2023 6380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập môn Toán Lớp 1 qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_gay_hung_thu_hoc_tap_mon_toan_lop_1_qu.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập môn Toán Lớp 1 qua các trò chơi

  1. “Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi ” Ở lứa tuổi này, nhu cầu học tập của các em không chỉ đơn thuần là hoạt động nhận thức mà nó còn gắn liền với nhu cầu vui chơi. Nhu cầu vui chơi của các em chiếm một vị trí rất lớn. Đặc biệt ở các em xuất hiện nhu cầu lớn về tự đánh giá mình và đánh giá người khác trong cuộc sống, trong học tập. Mặc dù lúc đầu việc đánh giá này của trẻ chỉ mang tính bề ngoài, đánh giá bạn chỉ thông qua các hoạt động tập thể hoặc qua sự đánh giá của cô giáo. Về sau, việc đánh giá bạn còn được dựa trên dư luận của tập thể. Điều này có ý nghĩa lớn, nó đánh dấu một bước lớn trong sự phát triển nhân cách của các em. Về hứng thú, ở lứa tuổi này các em có hứng thú riêng biệt với từng bộ môn. Tuy nhiên, nếu khéo lồng các nội dung dạy học vào các trò chơi thì dễ lôi cuốn các em vào quá trình học tập một cách tích cực, tự giác mà chính các em không nhận thấy điều đó. Đối với các trò chơi các em thường hứng thú với các trò chơi có quy tắc, đòi hỏi sự cố gắng, sự khéo léo nhất định, giàu trí tưởng tượng. Tóm lại, ở bậc tiểu học, các em có những biến đổi sâu sắc về tâm sinh lí. Nó mang đặc trưng riêng cho lứa tuổi này. Vì vậy, để tổ chức các hoạt động học tập cho các em có hiệu quả thì mỗi nhà giáo dục phải nắm vững những đặc điểm chung nhất, cơ bản nhất về tâm sinh lí của lứa tuổi này để vận dụng nó mà tổ chức các trò chơi học tập tương thích với mục đích dạy học. Đây là cả một vấn đề không đơn giản đòi hỏi một quá trình công phu và sáng tạo. 6/19
  2. “Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi ” - Qua đó gây niềm tin cho học sinh, thích học môn toán, rèn luyện trí thông minh, nhanh nhẹn, kích thích suy nghĩ sáng tạo, phát huy sáng kiến, bộc lộ tài năng cá nhân, rèn luyện tính mạnh dạn tự tin trong cuộc sống. - Tạo cho các em có lòng say mê tìm tòi, nghiên cứu trong học tập, thích khám phá. Rõ ràng, trò chơi học tập là một trong những hình thức tốt để giúp cho việc lĩnh hội nội dung kiến thức môn toán ở trường một cách tích cực, tự giác, tránh gò ép, áp đặt. Từ đó giúp cho học sinh nhớ lâu, hiểu kĩ và vận dụng linh hoạt trong đời sống cũng như trong học tập. II. Đặc điểm tình hình: 1. Thực tế dạy học toán ở tiểu học hiện nay. Môn toán – môn học từ xưa đến nay được xem là khô khan hóc búa, mang tính trừu tượng cao. Vì vậy, việc lĩnh hội tri thức toán học là rất khó khăn đối với học sinh lớp một. Điều này cũng dễ hiểu vì: để lĩnh hội được tri thức toán học thì học sinh cần phải biết so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá mà chức năng trừu tượng hoá và khái quát hoá ở trẻ còn chưa phát triển đầy đủ. Thêm vào đó là lượng kiến thức môn toán đưa vào chương trình ngày càng nhiều đã dẫn tới sự quá tải, làm cho học sinh phải tiếp thu tri thức rất vất vả, các em luôn cảm thấy sợ, cảm thấy không khí căng thẳng, nặng nề mỗi khi bắt đầu giờ học Ngoài ra, việc tìm hiểu trên thực tế còn cho thấy: bản thân giáo viên – những người truyền thụ kiến thức cũng gặp phải một số khó khăn sau: 8/19
  3. “Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi ” Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học, sau đó thiết kế chi tiết trong bài soạn rồi khi lên lớp tôi tiến hành tổ chức cho các em học sinh chơi ở bước củng cố trong mỗi tiết học toán. V. Kết quả đạt đƣợc Trong năm học này các em học sinh của lớp tôi được tham gia các trò chơi toán học do tôi tổ chức bắt đầu từ tuần 8, đến giữa kì 2 tôi tiến hành phỏng vấn điều tra hứng thú học tập của các em và thu được kết quả như sau: - Tỉ lệ học sinh thích học môn Toán tăng lên 75 % so với đầu năm là 53%. - Tỉ lệ học sinh không thích học môn Toán giảm xuống còn 14% so với đầu năm là 25%. - Tỉ lệ học sinh không tỏ rõ ý kiến giảm xuống còn 11% so với đầu năm là 25%. Biểu đồ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TOÁN Lớp 1M 80% 75.0% 70% 60% 50.0% 50% 40% 30% 25% 25% 20% 14% 11% 10% 0% Đầu năm Giữa kì 2 Thích Không thích Không có ý kiến 10/19
  4. “Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi ” 2. Chuẩn bị Giáo viên vẽ sẵn hình vẽ như sau: Và 6 tấm bìa ghi các số: 0; 1; 2; 3; 4; 5. Bao nhiêu bạn (nhóm) chơi thì cần bấy nhiêu tranh vẽ và bộ số nêu trên. 3. Cách chơi Có thể chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm. Mỗi bạn (nhóm) phải dùng 6 tấm bìa ghi số đặt vào các hình tròn trong hình vẽ nêu trên sao cho khi cộng 3 số trên mỗi cạnh đều được kết quả là 6. Bạn (hoặc nhóm) nào làm xong trước sẽ thắng cuộc. Chẳng hạn: 1 3 5 2 4 0 3. Trò chơi “NÊU ĐÚNG KẾT QUẢ” 1. Mục đích - Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. - Rèn kĩ năng cộng, trừ trong phạm vi 6. 2. Chuẩn bị Mỗi học sinh bày sẵn 7 tấm bìa ghi các số từ 0 đến 6 trên bàn. 12/19
  5. “Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi ” 3. Cách chơi Hai nhóm cùng chơi, mỗi nhóm 5 bạn. Đặt tên hai nhóm là Thỏ và Sóc. Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu thì bạn đầu tiên của mỗi nhóm lên điền số thích hợp vào ô trống trong khung xuất phát rồi nhanh chóng trao bút viết cho bạn thứ hai. Cứ như thế, bạn thứ năm lên điền số thích hợp vào ô trống trong khung cuối cùng. Nhóm nào làm đúng và về đích trước thì nhóm đó thắng cuộc và được tuyên dương. 5. Trò chơi “MỞ THÀNH CỨU CÔNG CHÚA” 1. Mục đích Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10. 2. Chuẩn bị Vẽ sẵn hình vẽ như hình bên. Bao nhiêu người chơi thì chuẩn bị bấy nhiêu hình vẽ. 2 8 1 6 10 9 3 7 4 14/19
  6. “Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi ” 7. Trò chơi “TÌM NHÀ CHO THỎ” 1. Mục đích Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 100. 2. Chuẩn bị Giáo viên treo lên bảng bức tranh như sau: 54 76 - 3 58 - 4 69 - 10 73 66 - 6 40+ 14 59 20+40 0 70 + 3 60 57+ 2 16/19
  7. “Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi ” 3. Cách chơi Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn tham gia chơi. Giáo viên phát cho một đội bút xanh gọi là “Quân xanh”, đội còn lại mang bút đỏ gọi là “Quân đỏ”. Khi giáo viên rút một thẻ bài có ghi phép tính đọc to lên, hai đội nghe rõ và nhẩm kết quả. Đội nào hô kết quả đúng và trước thì được phép viết kết quả vào một ô trong bảng. Đội nào viết được các kết quả vào 3 ô mà thẳng hàng (hàng dọc, hàng ngang, hàng chéo) thì đội đó thắng cuộc. 18/19
  8. “Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi ” 20/19