Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập đọc và Kể chuyện Lớp 3

Môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các môn ở trường.Việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Việt đã góp phần hình thành và phát triển bốn kĩ năng khi sử dụng tiếng Việt, đó là: nghe, nói, đọc, viết để tiếp tục học lên các bậc cao hơn và để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời nó rèn luyện cho học sinh thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống… Ngoài ra môn Tiếng Việt còn giúp nâng cao phẩm chất tư duy và năng lực về nhận thức cho học sinh.

Khi học môn Tiếng Việt, các em sẽ được cung cấp các hiểu biết sơ giản về hệ thông tiếng Việt và tri thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Song song với nó, các em còn tiếp thu được những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và con người Việt Nam và nước ngoài. Tình yêu tiếng Việt của các em sẽ được hình thành và phát triển thông qua việc học môn này, các em sẽ có ý thức đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tất cả những điều đó sẽ góp phần hình thành nên nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Tập viết, Luyện từ và câu. Trong hệ thống đó, mỗi phân môn lại đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng. Dạy phân môn Tập đọc ở tiểu học nói chung và dạy phân môn Tập đọc - Kể chuyện nói riêng ở lớp 3 đang là một vấn đề không chỉ nhà trường mà các giáo viên cũng đặc biệt quan tâm. Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn nhiệm vụ trau dồi kiến thức về tiếng Việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn….) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm. Bước vào bậc Tiểu học, học sinh đã thật sự bước vào một quá trình học tập rèn luyện để làm giàu vốn hiểu biết của mình bằng vốn tri thức của toàn nhân loại. Mà vốn hiểu biết ấy được làm giàu bằng nhiều cách. Các em có thể dùng con mắt để quan sát, thu nhận thông tin, mọi cảnh quan của thiên nhiên; dùng đôi tai tinh nhạy ghi nhận

âm thanh của trời đất, của cuộc sống và có thể dùng trí tuệ của mình để phân tích, đánh giá các hiện tượng tự nhiên, xã hội theo một cách riêng.Để làm được việc đó, các em rất cần được trang bị cho bản thân một kĩ năng đọc và khả năng cảm nhận, ghi nhớ tốt nhất. 
 

pdf 32 trang Đào Bích 27/12/2023 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập đọc và Kể chuyện Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cac_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoc.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập đọc và Kể chuyện Lớp 3

  1. Kĩ năng đọc và kể Kĩ năng đọc và kể Kĩ năng đọc và kể Tổng số chuyện chưa tốt chuyện bình thường chuyện tốt HS Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 60 22 36,6% 25 34,8% 13 21,6% III . GIẢI PHÁP Đứng trước tầm quan trọng, vị trí nhiệm vụ của phân môn Tập đọc – Kể chuyện và dạy học phân môn này ở lớp 3 cũng như tình hình thực tế giảng dạy hiện nay, tôi mạnh dạn xin trình bày các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc – Kể chuyện lớp như sau: 1. Biện pháp 1: Điều tra về cấu trúc, kĩ năng, nội dung chương trinh phần Tập đọc, Kể chuyện ở lớp 3 a. Kĩ năng đọc - Đọc một số văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí, khoa học thưởng thức (chú trọng đọc tên riêng nước ngoài, từ dễ đọc sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương). - Đọc thầm tìm hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; nhận xét về nhân vật, hình ảnh, chi tiết; đặt đầu đề cho đoạn văn, tác phẩm. - Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn, đoạn văn ngắn. b. Kĩ năng kể chuyện - Kể từng đoạn hoặc kể lại toàn bộ câu chuyện sau khi đọc tác phẩm. - Kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật. c. Cấu trúc dạng bài Tập đọc - Kể chuyện Tập đọc được học trong 31 tuần (không kể 4 tuần ôn tập), được phân bố vào từng tuần với các phân môn khác với 15 chủ điểm. Mối tuần có 2 tiết Tập đọc trong đó Tập đọc đầu tuần là dạng bài Tập đọc - Kể chuyện. 31 tuần là 31 câu chuyện giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết. Các dạng bài Kể chuyện thuộc phân môn Tập đọc có cấu trúc và yêu cầu khác nhau như sau: Cấu trúc dạng bài Tập đọc – Kể chuyện: 6
  2. 4.Biện pháp 4 : Chú trọng sự chuẩn bị của học sinh Học sinh ít đọc sách, không chịu đọc sách ở nhà. Nếu có đọc thì học sinh cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc một cách đại khái qua loa, đọc cho có học, lười tìm hiểu; học sinh đọc còn chậm, chưa biết cách ngắt nghỉ hơi khi đọc; chưa có sự chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp với tiết kể chuyện. Chính vì những tồn tại đó, trước khi kết thúc một tiết Tập đọc bao giờ tôi cũng dành một ít phút dặn dò học sinh chuẩn bị trước bài sau. Đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa để nắm rõ nội dung bài. Từ đó dặn học sinh tập kể chuyện miệng trước ở nhà đối với tiết Tập đọc đầu tuần để khi lên lớp kể các em không bị lúng túng do thiếu tự tin trước đám đông hay vì chưa nắm được nội dung truyện. 5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng Tập đọc, Kể chuyện cho học sinh 5.1.Tập đọc a. Chuẩn bị đọc cho học sinh Tôi luôn chú ý đến tư thế đọc của học sinh. Khi ngồi đọc cần ngay ngắn, khoảng cách từ sách đến mắt khoảng 30- 35cm, cổ và đầu thẳng. Khi cô giáo gọi đọc phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Trước khi đọc câu đầu, đoạn đầu hay toàn bài phải đọc tên bài. Tư thế đứng đọc phải đoàng hoàng, thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. b. Luyện phát âm đúng và sửa ngọng cho học sinh thông qua việc đọc thành tiếng Đầu năm tôi đã phân loại để nắm được trình độ của học sinh và chia các đối tượng như đã nói ở trên. Sau đó tôi phân nhóm, mỗi nhóm có các đối tượng: giỏi, khá, trung bình để các em tự hỗ trợ và có ý thức cùng nhau tiến bộ hơn. Chú ý đến những học sinh phát âm nặng do ảnh hưởng địa phương để từ đó có kế hoạch luyện đọc cho từng em. Tôi đặc biệt quan tâm đến những em học sinh yếu, là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi đã thường xuyên liên lạc với gia đình để cùng hỗ trợ em trong việc luyện đọc ở nhà. Bên cạnh đó, tôi cũng quan tâm đến 8
  3. + Nói năng nên luyện luôn luôn Nói lời lưu loát luyện luôn lúc này Lẽ nào nao núng lung lay Lên lớp lú lẫn lại hay nói lầm. Ngoài ra, giáo viên cần chú ý luyện đọc đúng cho các em các vần dễ nhẫm lẫn như: ưu, ươu, uyu, uya trong các từ như lưu luyến, con hươu, đêm khuya, khuỷu tay ;các tiếng có âm đầu s - x, ch - tr, hay r - d - gi. Giáo viên vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và nhìn; giáo viên đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng giáo viên để đọc theo, học sinh sẽ nhận diện và khắc sâu trí nhớ cách đọc sao cho đúng. Khi đọc tên riêng nước ngoài như: Ê-đi-xơn, Cô-rét-ti, En-ri-cô cần phải đọc tốc độ vừa phải, không nên đọc chậm hay ngắt rời rạc từng tiếng.Những phần luyện này tôi luôn kết hợp trong phần luyện đọc cá nhân. Vì vậy, dù đọc ở mức độ nào cũng phải yêu cầu phát âm đúng, tuy nhiên cũng không nên quá nhấn mạnh ở các phụ âm như: tr- ch, s - x, r – d- gi làm giọng đọc mất tự nhiên. c. Luyện cho học sinh đọc ngắt nghỉ đúng Ngoài việc rèn đọc đúng, chính xác, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hợp lý để đọc đúng nội dung. Thực tế trong lớp vẫn còn có một số học sinh hiểu sai nghĩa nên ngắt sai. Đối với những bài văn xuôi, khi đọc phải nghỉ hơi theo dấu câu nhưng có em lại đọc luôn một mạch. Các em cứ đọc mãi đến khi nào hết hơi của mình rồi mới chịu nghỉ để lấy hơi đọc tiếp, hết hơi chỗ nào lại ngắt hơi đúng chỗ đó. Khiến cho người nghe thấy khó hiểu ý nghĩa của câu văn. Vì vậy, giáo viên có định hướng cho các em bằng các câu hỏi gợi mở: Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng các câu. Khi đọc ngắt nhịp đúng câu, giáo viên gọi một số em đọc đúng và cho cả lớp đánh dấu vào sách bằng kí hiệu cho dễ nhớ.Học sinh luyện đọc đoạn cần luyện đọc đúng. Lưu ý tới việc ngắt nghỉ theo dấu câu và ngắt với 10
  4. sách giáo khoa có rất nhiều văn bản truyện, ở đó luôn có sự xen kẽ lời nhân vật và lời của người dẫn chuyện. Khi đọc những lời dẫn chuyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn với lời nói trực tiếp của nhân vật. Tôi nói với học sinh: đó là sự chuyển giọng mà những lời dẫn như nền thấp để cho những lời hội thoại nổi lên. Ngữ điệu: Ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên cao hay hạ thấp giọng đọc, nhấn giọng. Ví dụ: (1) Bài “Cậu bé thông minh” (Tiếng Việt 3, tập 1) Bài văn được viết theo thể kể chuyện – kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, nhanh trí. Tình tiết câu chuyện hấp dẫn, sinh động. Khi đọc, phải thể hiện rõ giọng của từng nhân vật, học sinh cần làm rõ các chi tiết đó bằng cách nhấn giọng vừa phải ở các từ ngữ như:“ầm ĩ”, “tìm được”, “trọng thưởng” Đặc biệt các câu đối thoại giữa Đức Vua và cậu bé ngữ điệu đọc phải toát lên vẻ ngộ nghĩnh, ngây thơ nhưng thể hiện sự thông minh của cậu bé với những câu trả lời hồn nhiên. Tôi hỏi học sinh: “Để thể hiện đúng câu trả lời rất hồn nhiên, vô tư của cậu bé, con cần đọc với giọng như thế nào?”. “Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con phải đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi”. Với lời của Đức Vua khi quát cậu bé: “- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông/ thì đẻ sao được!” Khi đọc câu này tôi dặn học sinh cần lên cao giọng ở cuối câu cảm, phải nhấn giọng ở một số từ như “láo, đùa, đàn ông, đẻ sao được” để thể hiện đúng sắc thái nhân vật là đang quát cậu bé. Tôi cũng nhắc học sinh lưu ý sự khác nhau khi đọc hai câu cảm ở trên. Câu cảm thứ nhất (Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm!) thể hiện sự hách dịch của nhà vua. Câu cảm thứ hai (Bố ngươi là đàn ông/ thì đẻ sao được!) gần như là một câu hỏi nên phải lên giọng ở tiếng “được”. Đối với những bài văn xuôi, khi đọc, ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt như dấu chấm hỏi, dấu chấm than để hướng dẫn học sinh; giáo viên cần phải 12
  5. đọc. Với những học sinh rụt rè nhút nhát tôi thường khích lệ động viên, không gắt gỏng để các em khắc phục nhược điểm đó và khi đọc bớt bối rối, luống cuống. Đối với các em học sinh nghịch ngợm, thiếu tập trung tôi thường chỉ định cho đọc nối tiếp. Các em khá, giỏi được tôi cho đọc mẫu nhằm giúp các em phát huy sở trường. Trong mỗi tiết Tập đọc tôi đều theo dõi chất lượng đọc của các nhóm học sinh qua việc đọc thành tiếng. đ. Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Khả năng đọc và vốn sống của học sinh Tiểu học còn hạn chế nên về cơ bản dạy đọc hiểu ở Tiểu học là cách phân tích văn bản đi từ hiểu nghĩa của bộ phận nhỏ (giải nghĩa từ, trả lời câu hỏi cuối bài) đến hiểu nội dung và đích của toàn bài. Để giúp các em cảm nhận văn bản, hiểu văn bản thì việc dạy môn Tập đọc phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đó là vấn đề cần thiết, quan trọng đối với học sinh lớp 3. Có hiểu nội dung bài đọc mới có cách đọc đúng và hay được. Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong các bước đọc thầm. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là toàn bộ những gì đọc được. Vì vậy đối với các em để cảm thụ văn học tốt thì nền tảng là vốn từ, hiểu từ ngữ và vận dụng một cách có hiệu quả vào những bài học cụ thể thì tôi rất chú trọng phần tìm hiểu bài. Có thể kết hợp đan xen lồng giảng các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài. Bằng vốn sống, bằng năng lực của học sinh, cần định hướng giúp các em đến với nghệ thuật văn chương một cách tự nhiên khéo léo. Ví dụ: Bài “Mưa” (Tiếng Việt 3, tập 2) “Mây đen lũ lượt Chớp đông chớp tây Kéo về chiều nay Rồi mưa nặng hạt Mặt trời lật đật Cây lá xòe tay Chui vào trong mây Hứng làn nước mát” . Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để vẽ nên khung cảnh trời mưa rất sinh động. Bên cạnh đó, trong dạy Tập đọc cũng nên chú trọng quan điểm “tích hợp”. Rèn đọc cho các em không chỉ giờ tập đọc mà tất cả các môn học khác. Tập cho 14
  6. “Nhận lại chiếc kim khâu từ tay sứ giả, nhà vua vô cùng mừng rỡ. Vua trọng thưởng cho hai bố con cậu bé và gửi cậu vào trường học ở kinh đô để đào tạo thành nhân tài”. - Khi kể theo lời của một nhân vật trong chuyện phải chú ý từ ngữ xưng hô. Ví dụ: Truyện “Các em nhỏ và cụ già” (Tiếng Việt 3, tập 1) Trích văn bản: “Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng lại nhìn theo mãi mới ra về”. Lời kể của học sinh theo lời một bạn nhỏ: “Chúng tôi lặng đi. Nước mắt tôi ứa ra. Tất cả chúng tôi nhìn cụ già với nhiều ái ngại và thương cảm. Chúng tôi chờ chuyến xe buýt đến. Tôi và các bạn giúp cụ lên xe. Chúng tôi đứng lặng, dõi nhìn cho đến lúc chiếc xe khuất hẳn rồi mới kéo nhau về”. c. Giúp học sinh lựa chọn ngữ điệu kể Ngữ điệu kể bao gồm các yếu tố sau: - Sự lên cao giọng hoặc hạ thấp giọng ở những lời kể khác nhau (câu kể, câu hỏi, câu cảm thán, câu cầu khiến). - Sự ngắt nghỉ trong lời kể (tạo sự chờ đợi, không khí yên tĩnh ). - Cường độ (to/ nhỏ) và tốc độ (nhanh/ chậm) của lời kể. - Sắc thài tình cảm của giọng kể (vui, buồn, hờn, giận, mệt mỏi, hào hứng, dịu dàng, tức giận ). Phần này khi học sinh đọc diễn cảm, các em đã được tôi hướng dẫn rất kĩ như đã nói ở trên trong giờ luyện đọc. Vì vậy sẽ dễ dàng chọn ngữ điệu khi kể chuyện sao cho phù hợp nhất với đặc điểm nội dung nghệ thuật của truyện, tùy theo tình cảm, tâm trạng, tính cách của nhân vật. Tôi cũng cho học sinh hiểu rằng, giọng khi kể chuyện cũng giống như khi đọc truyện, nếu giọng kể cứ đều đều từ đầu đến cuối thì câu chuyện sẽ trở nên nhàm chán, không hấp dẫn. Ngoài ra để tạo sự tự tin khi nói trước đám đông, ngay từ những tiết kể chuyện đầu tiên, tôi đã dặn các em cách lôi cuốn người nghe ngay từ đầu câu 16
  7. đ. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ khi kể chuyện Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho kể chuyện như: các tranh ảnh, đồ vật, cảnh vật liên quan đến câu chuyện để minh họa, dẫn dắt câu chuyện, đồng thời chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng, phong phú của người nghe về câu chuyện. Hiện nay vấn đề này chưa thật sự được các trường, các giáo viên đặc biệt quan tâm. Hơn nữa đồ dùng của tiết Kể chuyện hầu hết là dựa vào tranh minh họa trong sách giáo khoa. Vì vậy tôi thường chiếu to tranh minh họa để hiệu quả tiết dạy được cao hơn khi sử dụng tranh trong sách. Bởi khi kể học sinh sẽ không phải nhìn sách giáo khoa, tránh trường hợp có em nhìn vào nội dung bài Tập đọc - Kể chuyện. Trong phần kể chuyện, với yêu cầu dựa vào tranh để kể, tôi cho học sinh khai thác nội dung từng tranh trước. Từ đó yêu cầu các em nhẩm lại nội dung của đoạn đó một cách dễ dàng dựa vào tranh. Ví dụ: khi dạy cho học sinh kể bài “Nhà ảo thuật” (Tiếng Việt 3, tập 2) tôi giúp học sinh khai thác nội dung từng tranh như sau: Tranh 1: - Buổi biểu diễn nghệ thuật gì được người ta dán quảng cáo khắp nơi? - Mặc dù rất thích, nhưng vì sao hai chị em Xô-phi và Mác không đi xem ảo thuật? Tranh 2: - Xô-phi và Mác đi đâu? - Hai chị em đã giúp chú Lý – nhà ảo thuật việc gì? - Vì sao hai chị em về ngay mà không chờ chú Lý? Tranh 3: - Tối hôm đó, chú Lý hỏi thăm nhà ai? - Bước vào nhà, chú Lý nói gì với mẹ của Xô-phi và Mác? Tranh 4: - Từ lúc chú Lý ngồi vào bàn, cả nhà Xô-phi và Mác đã chứng kiến những bất ngờ gì (ở đĩa bánh, trong lọ đường, dưới chân Mác)? 18
  8. bộ câu chuyện học sinh cần luyện tập theo cả hai yêu cầu: kể đúng và kể hay. Để kể đúng, các em cần nắm vững nội dung truyện. Để kể hay, các em phải luyện tập nhiều để đạt trình độ thành thục hơn. h. Những lưu ý khi hướng dẫn học sinh kể chuyện Giáo viên cần lưu ý học sinh đến đặc điểm riêng của từng loại bài để dễ dàng hướng dẫn học sinh và tiến trình bài dạy diễn ra một cách nhẹ nhàng nhằm rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, giáo viên cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh kể chuyện: - Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên truyện, giáo viên có thể nhắc nhở một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện. - Nếu có em kể thiếu chính xác, cũng không nên ngắt lời thô bạo. Chỉ nhận xét khi em đó đã kể xong. - Nên động viên, khuyến khích các em tự tin, hồn nhiên như là đang kể cho anh, chị, em hay bạn bè nghe. Giáo viên cần quan niệm đúng mức về kể sáng tạo. Chúng ta không coi việc học sinh kể thuộc lòng câu chuyện, kể chính xác từng câu chữ trong văn bản truyện là thiếu sáng tạo. Chỉ trong trường hợp học sinh kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong văn bản, giáo viên mới nhận xét là kể chưa tốt. Sau mỗi lần kể, cả lớp và giáo viên nhận xét nhanh theo những yêu cầu sau: - Về nội dung: Kể có đủ ý, đúng trình tự không? - Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa? - Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phố hợp giữa lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Cần đặc biệt khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo và động viên kịp thời những em kể chưa tốt. 20
  9. đáp ứng được mục tiêu môn học. Đó chính là trò chơi học tập. Thông qua trò chơi sẽ giúp học sinh lĩnh hội, khám phá tri thức, từ đó hình thành nên những kĩ năng cần thiết. Trò chơi là một hình thức học tập tích cực và sáng tạo. Từ định hướng của Bộ và thực tiễn nói trên, tôi xin chọn ra một số trò chơi góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Tập đọc - Kể chuyện. 7.1. Tổ chức trò chơi trong giờ Tập đọc * Trò chơi: Đọc “truyền điện” - Mục đích: + Rèn kĩ năng đọc (đọc thầm, đọc thành tiếng). + Luyện thói quen tập trung chú ý cao (kết hợp vừa đọc thầm vừa nghe bạn đọc thành tiếng); khả năng phản xạ nhanh, kịp thời (có khả năng đọc nối tiếp thật nhanh khi được chỉ định “truyền điện”). - Chuẩn bị: + Các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3. + Giáo viên (hoặc lớp cử 1 học sinh đọc tốt) làm trọng tài; có thể kết hợp đánh dấu, ghi tên những học sinh được “Truyền điện” và kết quả đọc của học sinh đó. Đọc tốt: hoa đỏ tương đương 15 điểm; đọc khá: hoa xanh tương đương 10 điểm, đọc chưa tốt: hoa vàng tương đương 5 điểm. - Cách tiến hành: Trọng tài nêu cách chơi: + Cả lớp cử một người đọc đầu tiên (theo cách bình chọn hoặc bốc thăm). Người đọc đầu tiên (học sinh 1) đứng lên đọc thành tiếng thật rõ ràng, rành mạch từ 1 đến 4 câu văn (dòng thơ) thì dừng lại và chỉ định nhanh “truyện điện” vào một bạn bất kì trong lớp (hoc sinh 2) đọc tiếp theo. + Nêu học sinh 2 được chỉ định nhưng không đọc được câu tiếp theo (sau khi cả lớp đếm 1, 2, 3) hoặc đọc không đúng câu tiếp theo (cả lớp hô “sai”), thì phải đứng tại chỗ; học sinh 1 có quyền “truyền điện” lần 2 (mời bạn khác đọc tiếp). Nếu học sinh 2 đọc đúng (từ 1 đến 4 câu) thì dừng lại “truyền điện” 1 bạn khác (học sinh 3) . Cứ như vậy cho đến hết bài. + Trường hợp học sinh đọc hết bài, nếu chưa có lệnh của trọng tài thì vẫn được “truyền điện” bạn khác đọc lại từ đầu cho đến khi trọng tài yêu cầu dừng lại là kết thúc trò chơi. Chú ý: 22
  10. gian, nhóm chưa thực hiện xong là thua cuộc. Nhóm còn lại hoặc khi cả 2 nhóm cùng xong thì đối chiếu kết quả. Nhóm nào đúng và nhanh là thắng. Ví dụ: Khi cho học sinh kể lại truyện sau khi tập đọc bài “Hai Bà Trưng” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4), giáo viên đưa ra các chi tiết để sắp xếp như sau: + Giặc ngoại xâm chém giết dân lành, bóc lột sức dân. Nhân dân oán hận. + Trưng Trắc và Trưng Nhị, giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. Thi Sách bị tướng giặc Tô Định giết chết. + Hai Bà Trưng kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù, Hai Bà Trưng ngồi lên bành voi, đoàn quân rùng rùng lên đường. + Thành trì của giặc bị sụp đổ, Tô Định ôm đầu chạy về nước. + Đất nước sạch bóng quân thù. Nhân dân ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng. Khi tiến hành dạy Kể chuyện, sau khi hướng dẫn cho học sinh nhớ lại nội dung câu chuyện, GV có thể tổ chức cho học sinh thi với nhau. * Trò chơi: Thi kể chuyện theo lời nhân vật: “Tôi kể bạn nghe” - Mục đích: Rèn kĩ năng kể chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện; luyện trí nhớ và khả năng dùng từ ngữ chính xác. - Chuẩn bị: Dùng mảnh bìa cứng làm thành vòng mũ đội đầu, phía trước ghi tên hoặc hình của nhân vật. - Cách tiến hành: Từng học sinh xung phong tham gia khi kể chuyện theo lời nhân vật mà mình chọn (kể từng đoạn). Giáo viên và các bạn còn lại nhận xét cho điểm. Ví dụ: Khi kể lại truyện “Nhà ảo thuật” (Tiếng Việt 3, tập 2) theo lời của nhân vật Xô-phi hoặc Mác, có thể chọn nhân vật chú Lý, hoặc mẹ của 2 bạn nhỏ tạo tính sáng tạo cho học sinh. 24
  11. - Dựa vào điểm tựa là các tranh minh họa từng đoạn học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con; biết phối hợp lời kể với cử chỉ điệu bộ, biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung. - Học sinh nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung. II. CHUẨN BỊ -ThÇy: M¸y tÝnh. Bài giảng điện tử. -Trß:SGK, vë. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Thêi Néi dung kiÕn thøc c¬ b¶n Ph•¬ng ph¸p, h×nh thøc tæ chøc d¹y häc gian Ho¹t ®éng cña GV Ho¹t ®éng cña HS 40’ TẬP ĐỌC A.ÔĐTC B. KiÓm tra bµi cò - Nªu YC - 2 HS kÓ vµ TLCH 5’ - KÓ l¹i c©u chuyÖn “Qu¶ t¸o “ NhËn xÐt. - NhËn xÐt. vµ TLCH. C. Bµi míi 1. Giíi thiÖu bµi: - Nªu M§ - YC cña tiÕt häc. - Ghi vë 2’ Giíi thiÖu chñ ®iÓm vµ truyÖn Ghi b¶ng. ®äc 2. LuyÖn ®äc MT:HS biÕt ng¾t nghØ h¬i ®óng 17’ sau c¸c dÊu c©u, gi÷a c¸c côm tõ. - §äc mÉu toµn bµi - Nghe+ Theo dâi a. §äc mÉu SGK §1: Giäng s«i næi , hµo høng §2: Ngùa cha: ©u yÕm, ©n cÇn Ngùa con: tù tin, ngóng nguÈy §3: Giäng chËm, gän, râ §4: Giäng nhanh, håi hép b. HD luyÖn ®äc + gi¶i nghÜa tõ * §äc nèi tiÕp c©u - Nªu YC. - §äc tiÕp nèi c©u (2 l•ît) §äc ®óng: mu«ng thó, ngóng - ViÕt tõ khã vµ söa lçi ph¸t - 3 HS ®äc; CL ®äc nguÈy, l•ít qua. ©m. ®ång thanh * §äc nèi tiÕp ®o¹n: - Chia ®o¹n HD HS nghØ h¬i ®óng, ®äc c¸c - §•a c©u dµi. -§¸nh dÊu trong SGK c©u v¨n v¬Ý giäng thÝch hîp: - §äc mÉu. HD c¸ch ng¾t - 2 HS ®äc. (SGV h•íng dÉn) nghØ; giäng ®äc Gi¶i nghÜa c¸c tõ: nguyÖt quÕ, 2 HS ®äc chó gi¶i. ®èi thñ, vËn ®éng viªn,th¶ng thèt. - Giao nhiÖm vô. - LuyÖn ®äc nhãm 4. * §äc tõng ®o¹n trong nhãm - 2 nhãm ®äc 26
  12. 2. Kể chuyện a. Nêu nhiệm vụ - Gọi 1 HS nêu yêu cầu. - Dựa vào 4 tranh 22’ minh họa 4 đoạn câu chuyện, kể lại toàn chuyện bằng lời của Ngựa Con. b. Hướng dẫn HS kể chuyện - Yêu cầu đọc đoạn kể mẫu. - 1 HS đọc, lớp đọc - Con hiểu kể lại câu chuyện thầm. bằng lời của Ngựa Con là - HS trả lời. như thế nào? (Nhập vai mình là Ngựa Con, kể lại câu chuyện, xưng là “tôi” hoặc “mình”, “tớ”.) - Kể lại từng đoạn chuyện. - Nói nhanh nội dung từng - Tranh 1: Ngựa Con tranh. mải mê soi bóng mính dưới nước. - Tranh 2: Ngựa cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn. - Tranh 3: Cuộc thi, các đối thủ đang ngắm nhau. - Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng móng. - Để kể tốt câu chuyện con - HS nêu tiêu chí cần làm gì? đánh giá. ( Nắm rõ nội dung, biết chọn giọng kể, sử dụng điệu bộ, cử chỉ.) - 4 HS nối tiếp nhau - Yêu cầu HS quan sát để kể lại từng đoạn của nhận xét bạn. Nêu tiêu chí câu chuyện theo lời đánh giá. của Ngựa Con. - 1 HS kể lại toàn bộ -GV nhận xét câu chuyện. 28