Ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7

Công Cha như núi Thái sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
Một lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 
1. Yêu cầu: Viết đúng phương pháp văn biểu cảm ,giàu cảm xúc. 
2. Hình thức : bố cục rõ ràng,rành mạch diễn đạt hay trình bày đẹp không sai ngữ pháp 
3. Nội dung : 
a. Mở bài : Giới thiệu bài ca dao . 
b. Thân bài : 
- Cảm nghĩ phép so sánh ở hai câu đầu từ đó nói về công lao cha mẹ 
- Nhân xét chung về phép so sánh : Sự đúng đắn chính xác khi so sánh công cha với núi thái sơn , 
nghĩa mẹ với nước trong nguồn.  
- Nêu cảm nghĩ về hai câu ca dao cuối . 
- Liên hệ thực tế .
pdf 13 trang Sỹ Ðan 03/04/2023 4800
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfon_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_7.pdf

Nội dung text: Ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7

  1. tác nào là chính. Do đó, người ta quy ước thành một số kiểu bài nghị luận chính là: Lập luận chứng minh, lập luận giải thích, lập luận giải thích kết hợp với chứng minh Văn nghị luận chứng minh là dạng văn sử dụng hàng loạt dẫn chứng có định hướng để làm rõ vấn đề. “Văn chứng minh” là một cách gọi ước lệ chỉ bài văn, đoạn văn nghị luận sử dụng phương pháp chứng minh. Trong nhà trường, kiểu bài chứng minh có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh năng lực viết bài văn, đoạn văn chứng minh. Phương pháp làm bài văn nghị luận chứng minh Một bài làm văn nghị luận chứng minh phải đạt được các yêu cầu sau: - Thứ nhất: Phải xác định rõ xem mình phải chứng minh cái gì, cụ thể là mình chứng minh cho ý kiến gì, luận điểm gì. Phương pháp chứng minh là khẳng định ý kiến đó đúng hay sai, hay có mặt nào đúng, mặt nào sai. Nếu không xác định điều này cho rõ sẽ là bắn tên không có đích. - Thứ hai: Phải có lí lẽ dẫn chứng chính xác, đáng tin cậy, đầy đủ. phù hợp để tiến hành chứng minh. Các lí lẽ, dẫn chứng mà không thuyết phục thì bài chứng minh không đứng vững được. - Thứ ba: Khi có ý kiến (luận điểm) và các lí lẽ dẫn chứng (luận cứ) rồi, người làm bài chứng minh còn phải biết tổ chức, phân tích sao cho các lí lẽ, dẫn chứng phát huy sức mạnh chứng minh của nó thì mới có sức thuyết phục. - Thứ tư: Bài văn chứng minh phải có thứ tự, lớp lang, phân biệt cái gì là chính, cái gì là phụ. Cái chính phải được nói nhiều, nói rõ, cái phụ chỉ cần nhắc đến để bổ sung cho cái chính. - Thứ năm: Lời văn trong bài chứng minh phải chặt chẽ, dùng từ phải chính xác, xác đáng, có mức độ. Nếu dùng từ không chính xác, không rõ ràng thì hiệu quả chứng minh không có mà có cơ bị người khác phản bác lại. Cách làm bài văn nghị luận chứng minh: - Đọc kĩ đề bài để xác nhận rõ vấn để cần chứng minh là gì, diễn đạt điều ấy thành ý kiến, luận điểm. - Huy động các kiến thức, bao gồm các lí lẽ, các dẫn chứng cần thiết để chứng minh (chú ý huy động sao cho phù hợp). - Lập dàn bài để nhận rõ cái gì cần chứng minh trước, cái gì cần chứng minh sau, cái gì cần tô đậm, cái gì cần bổ sung. - Khi viết đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh, học sinh có thể trình bày luận điểm (ý kiến) trước, rồi nêu lí lẽ, dẫn chứng chứng minh sau, hay có thể nêu các dẫn chứng, lí lẽ rồi đưa ra luận điểm của mình. - Phải biết phân tích, khai thác dẫn chứng, lí lẽ, chứ không giản đơn là kể ra. - Bài văn nghị luận chứng minh cần biết mở bài, kết bài sao cho ấn tượng, gây được sự chú ý. Cuối cùng để làm tốt bài văn nghị luận chứng minh, các em hãy thường xuyên học tập, tích luỹ, tập làm những đề bài chứng minh thông dụng. A.Văn nghị luân chứng mình là gì? là dùng các lí lẽ, chứng cứ xác thực, đáng tin cậy, được mọi người thừa nhận để khẳng định một luận điểm (ý kiến, nhận định, đánh giá) là đúng hay sai, có lợi hay hại, đáng tin hay không đáng tin. Có thể chứng minh một vấn đề văn học như: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có (Hoài Thanh); vẻ đẹp của quê hương qua các bài thơ trung đại Việt Nam: Thiên Trường vãn vọng (Trần Nhân Tông, Côn Sơn Ca (Nguyễn Trãi, Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan,) hoặc cũng có thể chứng minh một vấn đề của đời sống xã hội như: “Uống nước nhớ nguồn là đạo lí của dân tộc ta”; “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” Trong lập luận chứng minh, dẫn chứng giữ vai trò chính. Dẫn chứng lấy từ thực tế (sự việc, số liệu, con người ) hoặc văn học (danh ngôn, tác phẩm, nhân vật ). Dẫn chứng có giá trị khi xuất xứ rõ ràng, được thừa nhận. Như vậy, dẫn chứng dùng cho bài chứng minh cần được lựa chọn, thẩm tra cẩn thận. Dẫn chứng cần đạt các yêu cầu: phù hợp vấn đề, chính xác, tiêu biểu, toàn diện. Dẫn chứng được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống nhất định tuỳ theo dụng ý của người viết. Mặc dù không giữ vai trò chính trong bài chứng minh nhưng lí lẽ cũng quan trọng bởi dẫn chứng chỉ được làm rõ ý nghĩa nhờ những lí lẽ phân tích sắc sảo. Lí lẽ trong bài chứng minh chủ yếu là lời lẽ phân tích dẫn chứng. 6
  2. Trong bài văn giải thích, có khi cần lấy một vài dẫn chứng để chứng minh, dẫn giải cho lập luận. Nhưng không dẫn chứng tràn lan, biến giải thích thành chứng minh. Lí lẽ là yếu tố chính của bài giải thích, giúp người đọc (nghe) hiểu bản chất vấn đề. Vì vậy, lí lẽ phải chặt chẽ, có cơ sở thuyết phục và đề cập được mọi mặt của vấn đề. Bài văn giải thích không chỉ giúp người đọc (nghe) hiểu bản chất vấn đề mà còn giúp họ có tình cảm, suy nghĩ và hành động đúng đắn. Vì vậy, khi giải thích cần đi từ nội dung vấn đề đến việc vận dụng vấn đề vào đời sống như thế nào cho đúng. Làm bài giải thích cũng cần tuân thủ quy trình bốn bước như bài chứng minh. Để hiểu hơn về lập luận giải thích, các em hãy xem lại bài Lòng khiêm tốn (Lâm Ngữ Đường - Tinh hoa xử thế; Ngữ văn 7, tập hai) C. So sánh cách giải qu t bài lập luận chứng minh với lập luận giải thích. * Lập luận chứng minh : Đề Bài : Hãy chứng minh: lời khuyên của nhân dân ta trong câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách đã được thể hiện tự nhiên trong cuộc sống. Câu hỏi tìm ý : 1. Câu tục ngữ khuyên điều gì? 2. Lờí khuyên ấy được nhân dân ta the hiện như thế nào trong cuộc sống từ xưa đến nay? 3. Những việc làm của ai, làm gì chứng tỏ đạo lí trong lời khuyên đã được thực hiện? 4. Suy nghĩ về đạo lí đó trong tương lai?. – Dàn ý : I. Mở bài: II. Thân bài: 1. Câu tục ngữ, qua những hình ảnh ẩn dụ đã khuyên: Phải biết giúp đỡ những người khó khăn. 2. Chứng minh đạo lí đó đã được thể hiện trong đời sống và đã phát huy tác dụng tốt đẹp: a. Từ xưa: + Những lời khuyên: Một miếng khi đói bằng một gói khi no; thương người như thể thương thân . + Những việc làm cụ thể: b. Ngày nay: + Đạo lí đó được nhân dân thể hiện tự nhiên, rộng khắp, thành những phong trào. + Tình yêu thương giúp đỡ giữa các vùng miền trong cả nước: Giúp đỡ bà con vùng lũ lụt, các trường hợp lũ quét, tai nạn giao thông thảm khốc Giúp đỡ bà con mất mùa hoặc khó khăn vì “được mùa mất giá” Giúp đỡ trẻ em vùng khó khăn, những hộ nghèo Gây quỹ từ thiện “Trái tim cho em”, “Tấm lòng vàng”, “Nối vòng tay lớn” + Tình yêu thương giúp đỡ đã vượt biên giới, giúp nhân dân các nước bị thiên tai 3. Suy nghĩ về việc thực hiện và phát huy hiệu quả của đạo lí đó. III. t bài Bài văn nghị luận giải thích là gì? Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận giải thích Mở bài văn nghị luận: - Dẫn dắt vào vấn đề. - Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, người viết cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích. Ví dụ: Với đề bài Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết cần xác định trọng tâm của đề đề cập đến “tình yêu thương, đùm bọc, sẻ chia giữa người với người”. -Trích dẫn câu nói, tư tưởng hoặc đạo lí cần giải thích. Sau khi nêu ra vấn đề trọng tâm, người viết cần trích dẫn vấn đề cần giải thích vào bài làm. Đồng thời kết hợp với việc khái quát nội dung của câu nói. Ví dụ: Mở bài cho đề văn Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”: Lá lành đùm lá rách là một chủ đề hay có trong đề thi dạng bài văn nghị luận: “Tình yêu thương là một trong những truyền thống quý báu thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa người 8
  3. nghe những người xung quanh. Còn bài học hành động sẽ là tích cực tham gia các phong trào, quyên góp, ủng hộ như “Tết ấm tình thương”, “Mua tăm ủng hộ quỹ vì người nghèo”, + Liên hệ bản thân bằng việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong học tập, cuộc sống. K t bài Khẳng định lại một lần nữa giá trị của vấn đề tư tưởng, đạo lí cần giải thích. Chẳng hạn khi kết lại bài văn nghị luận giải thích “Lá lành đùm lá rách”, người viết có thể khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trên: “Như vậy, câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách đã thể hiện một bài học giáo dục vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, sự đùm bọc giữa người với người. Là những con người Việt Nam cùng chảy trong tim dòng máu Lạc Hồng. Chúng ta cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phát huy truyền thống và giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc ta”. * Lập luận giải thích : Đề Bài : Em hiểu như thế nào vê lời khuyên của nhân dân ta trong câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”? Câu hỏi tìm ý : 1. Hiểu thế nào về nghĩa gốc, nghĩa chuyển của câu tục ngữ? câu tục ngữ khuyên điều gì? 2. Tại sao con người sống phải yêu thương giúp đỡ người khó khăn? 3. Lời khuyên ấy đã được thực hiện như thế nào trong đời sống? 4. Làm thế nào để lời khuyên đó được thực hiện lâu dài, rộng lớn hơn? Dàn ý : 1. Hiểu thế nào về nghĩa gốc, nghĩa chuyển của câu tục ngữ? câu tục ngữ khuyên điều gì? 2. Tại sao con người sống phải yêu thương giúp đỡ người khó khăn? 3. Lời khuyên ấy đã được thực hiện như thế nào trong đời sống? Khi bạn hoàn chỉnh bài viết theo dàn ý, chúng ta cần chú ý làm rõ nổi rõ đặc trưng của dạng bài nhờ việc lướt những ý phụ, nhấn những ý chính trong bài . *Pheùp laäp luaän giải thích : * Giaûi thích trong vaên nghò luaän laø laøm cho ngöôøi ñoïc,người nghe hiểu rõ các tư tưởng đạo lí, phẩm chất quan hệ cần được giải thích để nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người . * Boá cuïc cuûa baøi vaên giaûi thích : + Môû baøi: Giôùi thieäu ñieàu caàn giaûi thích caàn giaûi thích. + Thaân baøi: Laàn löôït trình baøy caùc noäi dung caàn giaûi thích , caàn söû duïng caùch laäp luaän giaûi thích phuø hôïp. + Keát baøi: Neâu yù nghóa cuûa vaán ñeà giaûi thíchvôùi moïi ngöôøi . Dàn ý một số đề Tập làm văn. * Văn g ả t íc : Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” . Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó. Đề 3: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.” Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. Đề 4: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” Đề 5: Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” Đề 6: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”. * Văn g ả t íc : Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đ một ngày àng, ọc một sàng k ôn .Hã giải thích nội dung câu tục ngữ đó. a) Mở bài: 10
  4. - Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán - Để cùng chống giặc ngoại xâm - Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư ( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự) * Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện * Liên hệ bản thân: - Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp ) c. Kết bài: - Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. Đề 4: Giải thích lời khu ên của Lê-nin: Học, ọc nữa, ọc mã a. Mở bài: - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào? - Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. b. Thân bài: * Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. + Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. * Tại sao phải Học, học nữa, học mãi. - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. * Học ở đâu và học như thế nào? - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc - Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi * Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ ) c. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta. - “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình. Đề 5: Giải thích câu tục ngữ “Lá làn ùm lá rác 12