Nội dung ôn tập Công nghệ Lớp 9 - Tuần 20+21
Kiến thức cần nhớ
- Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn
dây dẫn. Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận chuyển động quay gọi là rôto.
- Nguyên tắc: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Hoạt động: Khi rôto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên
stato biến thiên (tăng, giảm và đổi chiều liên tục). Giữa hai đầu cuộn dây xuất
hiện một hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín,
thì trong mạch có dòng điện xoay chiều.
- Máy phát điện trong kĩ thuật có các cuộn dây là stato còn rôto là các nam châm
điện mạnh.
- Để làm cho rôto của máy phát điện quay người ta có thể dùng máy nổ, tua bin
nước, cánh quạt gió... để biến đổi các dạng năng lượng khác thành điện năng.
- Các máy phát điện đều chuyển đổi cơ năng thành điện năng.
- Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn
dây dẫn. Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận chuyển động quay gọi là rôto.
- Nguyên tắc: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Hoạt động: Khi rôto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên
stato biến thiên (tăng, giảm và đổi chiều liên tục). Giữa hai đầu cuộn dây xuất
hiện một hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín,
thì trong mạch có dòng điện xoay chiều.
- Máy phát điện trong kĩ thuật có các cuộn dây là stato còn rôto là các nam châm
điện mạnh.
- Để làm cho rôto của máy phát điện quay người ta có thể dùng máy nổ, tua bin
nước, cánh quạt gió... để biến đổi các dạng năng lượng khác thành điện năng.
- Các máy phát điện đều chuyển đổi cơ năng thành điện năng.
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Công nghệ Lớp 9 - Tuần 20+21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_cong_nghe_lop_9_tuan_2021.pdf