Nội dung chuyên sâu Lịch sử Lớp 6 (Lịch sử Việt từ nguồn gốc đến thế kỉ X)

Người tinh khôn phát triển hơn người tối cổ ở những điểm nào? 
     *  Đời sống vật chất:  
   - Người tinh khôn thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ. 
+ Thời Sơn Vi: ghè đẽo các hòn cuội thành rìu. 
+Thời Hòa Bình-Bắc Sơn: họ đã biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các loại 
công cụ như rìu, bôn, chày…. 
   - Họ biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và biết làm đồ gốm, biết trồng trọt, và chăn 
nuôi … 
       * Tổ chức xã hội: 
- Sống thành từng nhóm ở trong hang động, những vùng thuận tiện, thường định cư lâu 
dài ở một số nơi. 
- Do công cụ sản xuất tiến bộ, sản xuất phát triển nên đời sống không ngừng được nâng 
cao, dân số ngày càng tăng, dần dần hình thành mối quan hệ xã hội. 
      * Đời sống tinh thần: 
+ Biết chế tác và sử dụng đồ trang sức, biết vẽ những hình mô tả cuộc sống tinh thần 
của mình. 
+ Hình thành một số phong tục tập quán: thể hiện trong mộ tang có chôn theo lưỡi cuốc 
đá. 
+ Biết làm đẹp bản thân và bày tỏ tình cảm đối với người chết.
pdf 9 trang Sỹ Ðan 03/04/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung chuyên sâu Lịch sử Lớp 6 (Lịch sử Việt từ nguồn gốc đến thế kỉ X)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfnoi_dung_chuyen_sau_lich_su_lop_6_lich_su_viet_tu_nguon_goc.pdf

Nội dung text: Nội dung chuyên sâu Lịch sử Lớp 6 (Lịch sử Việt từ nguồn gốc đến thế kỉ X)

  1. Long Biên buôn bán với Trung Quốc, Ấn Độ Những biến chuyển về xã hội nƣớc ta từ thế kỉ I-VI? Trƣớc khi bị đô hộ: Xã hội thời Văn Lang Âu Lạc gồm có 3 tầng lớp cơ bản: quý tộc, nông dân công xã và nô tì. (trong đó vua và quý tộc giữ địa vị thống trị bóc lột đông đảo các thành viên công xã.) Từ khi bị đô hộ: - Xã hội phân hóa thành : tầng lớp thống trị có địa vị và quyền lực cao nhất là bọn quan lại, địa chủ ngƣời Hán. - Tầng lớp quý tộc ngƣời Việt bị mất quyền lực, các Lạc tƣớng, Bồ chính bị bãi bỏ. - Các tầng lớp mới đƣợc hình thành là: + Địa chủ Hán ( chiếm đoạt đất đai của ND ta, lập các trang trại, dinh thự, cƣớp bóc,,=> giàu có). + Hào trƣởng Việt ( giàu có, có thế lực nhƣng bị quan lại và địa chủ Hán chèn ép, nhƣng có vai trò quan trọng ở địa phƣơng, có uy tín với ND, lãnh đạo ND đấu tranh ) + Nông dân lệ thuộc: (là nông dân nông xã bị mất đất rơi vào cảnh nợ nần, túng thiếu,.nên lệ thuộc vào địa chủ Hán) Trình bày tình hình văn hóa nƣớc ta từ thế kỉ I-VI? Bọn đô hộ mở một số trƣờng dạy học chữ Hán, du nhập các đạo Nho, Phật, Lão. Luật lệ, phong tục tập quán của ngƣời hán vào nƣớc ta. Nhân dân ta tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa, giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán của tổ tiên :ăn trầu. nhuộm rang, xăm mình dung tiếng mẹ đẻ Dân ta tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nƣớc ngoài để làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc mình,. =>Ta vẫn giữ đƣợc phong tục tập quán, tiếng nói của tổ tiên và tiếp tục xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Sau hơn 1000 năm bị đô hộ nhân dân ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gí? Ý nghĩa của điều này? Tổ tiên ta vẫn giữ được: tiếng nói và phong tục, nếp sống với những đặc trƣng riêng: xăm mình, nhuộm rang, ăn trầu, làm bánh Chƣng- bánh Giầy . Ý nghĩa: chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta, thể hiện ý thức vƣơn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc của nhân dân takhông có gí có thể tiêu diệt đƣợc, trở thành nền tảng cho cuộc đấu tranh giành độc lập. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta những gì? - Lòng yêu nƣớc - Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nƣớc - Ý thức vƣơn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Lập bảng thống kê các cuộc KN lớn trong thời Bắc thuộc của nhân dân ta theo mẫu: Thời gian Tên cuộc KN Tên người lãnh dạo Kết quả Ý nghiã - Năm 40 - KN Hai Bà Trƣng - Trƣng Trắc - Trƣng - Khởi nghĩa giành - Thể Nhị thắng lợi hiện 6
  2. hộ phủ Ái, Diễn, Hoan, Phúc Lộc, Lục, Thang, Chi, Vũ Nga, Vũ An (châu) Chương IV: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X Họ Khúc dựng nền tự chủ trong hoàn cảnh nào? - Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đƣờng suy yếu bởi các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào). - Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức, lợi dụng cơ hội đó, đƣợc sự ủng hộ của nhân dân, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm Tống Bình rồi tự xƣng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ. + Đầu năm 906, vua Đƣờng buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ. Trình bày những chính sách của họ Khúc và ý nghĩa của những chính sách đó: * Chính sách của họ Khúc: Họ Khúc đã xây dựng đất nƣớc tự chủ: đặt lại các khu vực hành chính, cử ngƣời trông coi mọi việc đến tận xã ; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu *Ý nghĩa: chứng tỏ ngƣời Việt tự cai quản và tự quyết định tƣơng lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Trình bày diễn biến, kết quả chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938. *Diễn biến: - Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lƣu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nƣớc ta. Lúc này, nƣớc triều đang dâng cao, quân ta ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết. - Khi nƣớc triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lƣợng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn Hoằng Tháo bị giết tại trận. *Kết quả: Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi. * Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phƣơng Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc. Cách đánh giặc chủ động và độc đáo của Ngô Quyền thể hiện ở điểm nào? Tại sao nói chiến thắng Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? Công lao của Ngô Quyền. Cách đánh: + Chủ động bố trí trận địa cọc ngầm, mai phục trên song Bạch Đằng để đón đánh quân xâm lƣợc. + Độc đáo: biết lợi dụng địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc. (lợi dụng thủy triều để đánh giặc, hai bên sông là rừng rậm thuận lợi cho ta ẩn nấp, mai phục, đảm bảo bí mật, bất ngờ khi tập kích đánh địch)=>tạo điều kiện cho ta tiêu diệt địch. Là chiến thắng vĩ đại của dân tộc: vì chiến thắng này đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của phong kiến phƣơng Bắc, mở ra một kỉ nguyên độc lập lâu dải của dân tộc ta. Công lao của Ngô Quyền trong trận Bạch Đằng: - Huy động đƣợc sức mạnh toàn dân đứng lên chống giặc. - Tận dụng đƣợc vị trí, địa thế củ sông BĐ để đƣa ra cách đáng giác chủ động, độc đáo. - Làm nên thắng lợi vĩ đại, mở ra kỉ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc ta. 8